Chủ động xây dựng kế hoạch ứng phó tình hình Biển Đông
Chiều 12-6, chốt lại phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 7, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đăng đàn trả lời chất vấn các vị ĐBQH.
Báo cáo Quốc hội về tình hình Biển Đông và biện pháp ứng phó, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ cũng đang chỉ đạo các Bộ, cơ quan chức năng dự báo các khả năng có thể xảy ra, chủ động xây dựng kế hoạch ứng phó cả trước mắt và lâu dài; theo dõi sát diễn biến tình hình để áp dụng giải pháp phù hợp trong một số lĩnh vực có quan hệ lớn với Trung Quốc như xuất nhập khẩu, đầu tư trực tiếp, các dự án tổng thầu EPC gắn với vốn vay ưu đãi, du lịch…
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên chất vấn chiều 12/6
Cùng với đó, cần tập trung nguồn lực đầu tư phương tiện, trang thiết bị và có chế độ, chính sách phù hợp đối với các lực lượng thực thi pháp luật trên biển; nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo. Đồng thời, bảo đảm an ninh, an toàn, hỗ trợ kịp thời cho ngư dân và các hoạt động kinh tế trên biển. Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các lực lượng thực thi pháp luật và ngư dân trên biển trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Video đang HOT
Về quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch với Trung Quốc, đây là quan hệ bình đẳng, cùng có lợi, trong kinh tế thị trường. Việt Nam chủ trương nhất quán tăng cường hợp tác hiệu quả với Trung Quốc trong các lĩnh vực này, cả song phương và đa phương, nhất là trong khuôn khổ ASEAN và WTO vì lợi ích của mỗi nước.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, bối cảnh hiện nay đòi hỏi chúng ta càng phải quyết liệt đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với thực hiện hiệu quả các đột phá chiến lược, nâng cao sức cạnh tranh, đẩy mạnh hội nhập quốc tế đi liền với xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, mở rộng và tìm kiếm thị trường mới, đa dạng hóa thị trường, nguồn vốn đầu tư và đối tác, tránh phụ thuộc vào một thị trường, một đối tác; tạo nền tảng cho phát triển ổn định, bền vững.
Bước sang phần chất vấn trực tiếp, ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) hỏi: “Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc bên ngoài, giải pháp của Chính phủ xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ?”
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời: “Đến nay, chúng ta không phụ thuộc kinh tế vào bất cứ nước nào. Song tinh thần là phải xây dựng nền kinh tế độc lập hơn, đủ sức ứng phó với các tình huống. Do đó, cần tiếp tục tập trung tái cơ cấu, nâng cấp nền kinh tế hiệu quả, chất lượng hơn. Chúng ta phải thu hút đầu tư mạnh mẽ, có chọn lọc hơn. Thứ ba, việc hỗ trợ doanh nghiệp, người dân để đủ sức hấp thụ đầu tư nước ngoài và đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước đển âng cao năng lực nội tại. Về thị trường, ta đang thực hiện đa dạng hóa thị trường và mở rộng nguồn nguyên liệu trong nước, không phụ thuộc vào thị trường nước nào. Ta đã có 6 hiệp định thương mại với nhiều nước lớn. Sắp tới, ta còn ký kết thêm nhiều hiệp định nữa…”
ĐB Lê Như Tiến (Quảng Trị) hỏi: “Trật tự an toàn xã hội còn phức tạp, tham nhũng chưa được đẩy lùi, gây tâm trạng lo lắng trong nhân dân, Phó Thủ tướng cho biết về các giải pháp mạnh, đột phá để triệt phá tội phạm và đẩy lùi tham nhũng?”
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Chính phủ đã triển khai nhiều biện pháp và đã đạt được nhiều kết quả trong công tác phòng chống tội phạm. Song tình hình tội phạm còn diễn biến phức tạp. Vì thế, Chính phủ cần đề ra những giải pháp đồng bộ và mạnh mẽ hơn nữa để làm tốt công tác phòng chống tội phạm. Trước tiên, phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, củng cố bộ máy phòng chống, tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự. Dự báo tốt tình hình, đấu tranh ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh các vụ việc phát sinh và nhân lên các mô hình tốt về phòng chống tội phạm. Đánh mạnh, đánh trúng, đánh liên tục vào tội phạm, đảm bảo bình yên cho nhân dân”.
Về phòng chống tham nhũng, Phó Thủ tướng cho biết: “Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành những văn bản pháp luật quan trọng để làm cơ sở cho việc phòng chống và xử lý tham nhũng. Nhiều vụ việc nghiêm trọng đã được các cơ quan tố tụng xử lý nghiêm khắc. Tất nhiên, tình hình tham nhũng vẫn còn diễn biến phức tạp. Chúng ta phải có giải pháp đồng bộ, quyết liệt hơn để từng bước ngăn chặn tham nhũng”.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đáp: “Chính nghĩa của chúng ta đã được thế giới ủng hộ. Việt Nam sẽ làm hết sức mình để giữ hòa bình, cùng phát triển trong một thế giới hội nhập. Chúng ta chủ động xây dựng Tổ quốc. Vấn đề đại biểu nêu rất lớn. Chúng ta cần quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tiếp tục mở rộng thị trường, cả đầu vào và đầu ra; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và tiếp tục bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật…”.
Theo ANTD
Trung Quốc dùng nhiều tàu lớn tạo vòng vây khóa tàu Việt Nam ở giữa
Trước những hành vi hung hăng, mạnh động của tàu Trung Quốc, các tàu Kiểm ngư Việt Nam vẫn luôn bình tĩnh né tránh những hành động đâm va mà các tàu Trung Quốc cố tình tạo ra với tàu ngư dân và Kiểm ngư Việt Nam
Ngày 12-6, Cục kiểm ngư Việt Nam cho biết, tình hình các tàu Trung Quốc tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép vào sâu vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam như sau: Phía tàu Trung Quốc thực hiện nhiều thủ đoạn: vây ép, chặn đầu, huy động tàu khóa đuôi nhằm bao vây tàu của Kiểm ngư Việt Nam lọt giữa để thực hiện phá hủy. Hành động thô bạo này nhằm mưu đồ tạo hiện trường giả vu khống tàu Việt Nam gây hấn với họ.
Nhiều tàu của Trung Quốc vây ép, uy hiếp nhằm phá hủy tàu của Việt Nam tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam
Trong ngày 12-6, liên tiếp phía Trung Quốc thực hiện hành động như trên, tuy nhiên, biết được mưu đồ nham hiểm của họ các tàu Kiểm ngư Việt Nam đều rất bình tĩnh xử lý, điều động tàu của ta vòng tránh không để mắc mưu ý đồ và hành động sai trái của phía Trung Quốc đang cố tình tạo ra trên vùng biển chủ quyền Việt Nam.
Trong ngày hôm nay, phía Trung Quốc đã huy động và duy trì lượng lớn tàu hải cảnh, tàu vận tải, tàu kéo và tàu quân sự trên vùng biển chủ quyền Việt Nam. Cách khu vực giàn khoan từ 7-8 hải lý, các tàu của Trung Quốc tổ chức thành nhiều nhóm tạo vòng vây nhằm đe dọa, sẵn sàng va đâm, phun vòi rồng vào tàu của ngư dân và Kiểm ngư Việt Nam đang hoạt động tại vùng biển chủ quyền Việt Nam.
Theo ANTD
Trung Quốc "phớt lờ" yêu cầu của Hội Luật gia dân chủ quốc tế Ông Jitendra Sharma, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch danh dự, nguyên Chủ tịch của Hội luật gia dân chủ quốc tế (IADL) cho biết phía Trung Quốc đã không hề có sự hồi đáp lại IADL về yêu cầu Trung Quốc cần làm rõ những căng thẳng leo thang ở Biển Đông gần đây. Giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) Với...