Chủ động xây dựng các kịch bản bảo đảm an ninh trật tự cho bầu cử
Chiều 23/4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do ông Bùi Văn Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Ủy viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát, kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026 tại tỉnh Bình Thuận.
Đồng chí Bùi Văn Cường phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.
Theo Ủy ban Bầu cử tỉnh, tính đến ngày 23/4, công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Bình Thuận, nhiệm kỳ 2021- 2026, được thực hiện khẩn trương, nghiêm túc, đảm bảo đúng tiến độ và đúng theo quy định.
Tại hội nghị hiệp thương lần ba, các đại biểu đã biểu quyết thống nhất lập danh sách chính thức 10 người tại địa phương ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và 87 người ứng cử Hội đồng nhân dân tỉnh, nhiệm kỳ 2021 – 2026. Cấp huyện, cấp xã đã hoàn thành việc tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ ba để lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã. Theo đó, 561 người đủ tiêu chuẩn ứng cử Hội đồng nhân dân cấp huyện và 5.058 người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.
Theo thống kê, Bình Thuận có 978.269 cử tri sẽ tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp (chiếm 78,9% so với dân số toàn tỉnh), tăng 21.295 cử tri so với kỳ bầu cử năm 2016 – 2021. Toàn tỉnh có 820 Tổ bầu cử, trong đó có 810 Tổ bầu cử thành lập ở khu vực dân cư và 10 Tổ bầu cử thành lập ở khu vực bỏ phiếu riêng của các đơn vị lực lượng vũ trang. Hiện nay, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn đã hoàn thành việc lập, niêm yết danh sách cử tri cử đúng theo quy định.
Đoàn công tác làm việc với Ủy ban bầu cử tỉnh.
Video đang HOT
Ông Bùi Văn Cường ghi nhận và đánh giá cao công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 của Ủy ban Bầu cử tỉnh Bình Thuận.
Trong thời gian tới, để cuộc bầu cử được tổ chức thành công, ông Bùi Văn Cường đề nghị tỉnh Bình Thuận cần tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện các nội dung quan trọng của cuộc bầu cử theo đúng quy định như: rà soát, kiểm tra kỹ lưỡng từng điểm bầu cử; giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo đối với người ứng cử; tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri để các ứng cử viên vận động bầu cử phải đảm bảo công bằng, dân chủ… Từ nay đến ngày bầu cử, tỉnh Bình Thuận cần tập trung đẩy mạnh đợt cao điểm tuyên truyền đến người dân bằng nhiều hình thức tuyên truyền trực quan sinh động, trên các phương tiện thông tin đại chúng…
Ông Bùi Văn Cường lưu ý, tỉnh cần chủ động xây dựng các kịch bản, phương án để kịp thời ứng phó với những tình huống xảy ra, nhằm đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau ngày bầu cử. Bên cạnh đó, ngành y tế và các địa phương chú trọng công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong suốt quá trình diễn ra bầu cử.
Đồng chí Bùi Văn Cường và đoàn công tác kiểm tra tại phường Xuân An (thành phố Phan Thiết).
Trước đó, đoàn công tác đã đi kiểm tra, giám sát thực tế công tác chuẩn bị bầu cử tại phường Xuân An, thành phố Phan Thiết.
100% ứng cử viên đại biểu Quốc hội ở Trung ương được cử tri tín nhiệm
Ngày 16/4/2021 tại Hà Nội, Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ ba để lựa chọn, lập danh sách những người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.
Chủ trì Hội nghị có ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia; các Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam: Trương Thị Ngọc Ánh, Ngô Sách Thực, Nguyễn Hữu Dũng, Phùng Khánh Tài.
Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến và các vị trong Ban Thường trực chủ trì Hội nghị.
Tại Hội nghị, Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ đã nghe báo cáo về tình hình, kết quả tổ chức lấy ý kiến nhận xét và sự tín nhiệm của cử tri nơi công tác, nơi cư trú đối với những người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và tiến hành thảo luận, lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội.
Theo Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng sau Hội nghị hiệp thương lần thứ hai, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam đã gửi danh sách và tiểu sử tóm tắt của 205 người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV đến các địa phương để lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú.
Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng báo cáo kết quả tổ chức lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri đối với người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XV.
Trong các ngày từ 21/3 đến ngày 13/4/2021, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã đã phối hợp với UBND cùng cấp (102 xã, phường, thị trấn thuộc 21 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có người ứng cử nơi cư trú) triệu tập và chủ trì việc lấy ý kiến cử tri nơi cư trú cho 205 người được giới thiệu ứng cử.
Các Hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành công khai, nghiêm túc, dân chủ, đúng luật, đúng quy trình và thời gian theo quy định.
Kết quả tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với những người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV đạt 100%, không có vấn đề, vụ việc cử tri nơi cư trú nêu cần phải xác minh.
Trước đó, tại Hội nghị hiệp thương lần thứ hai của Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam để thỏa thuận lập danh sách sơ bộ người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, 100% đại biểu tham dự nhất trí lập danh sách sơ bộ gửi lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với 205/205 người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.
Trong số 205 người được giới thiệu ứng cử có cơ cấu: Nữ 46/205 người (tỉ lệ 22,43%); dân tộc thiểu số: 20/205 người (tỉ lệ 9,7%); ngoài Đảng: 4/205 người (tỉ lệ 1,9%); tái cử: 100/205 (tỉ lệ 48,78%); trẻ tuổi: 5/205 (tỉ lệ 2,43%); Giáo sư, Phó giáo sư: 16/205 người (tỉ lệ 7,8%); Tiến sĩ: 63/205 người (tỉ lệ 30,7%); Thạc sĩ: 94/205 người (tỉ lệ 45,85%); Đại học và tương đương: 32/205 người (tỉ lệ 15,6%).
Từ kết quả Hội nghị hiệp thương lần thứ hai của Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, ngày 28/3/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1244/NQ-UBTVQH14 điều chỉnh lần thứ hai cơ cấu, thành phần, số lượng người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.
Cụ thể: Số lượng đại biểu Quốc hội khóa XV ở Trung ương là 205 đại biểu; cơ cấu, thành phần, số lượng người được phân bổ ở từng cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương như sau: Các cơ quan Đảng là 11 đại biểu; Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước là 3 đại biểu; Các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội (đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở Trung ương): 130 đại biểu; Chính phủ, cơ quan thuộc Chính phủ (bao gồm cả Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ Công an) là 15 đại biểu; Lực lượng vũ trang là 14 đại biểu; Tòa án nhân dân tối cao là 1 đại biểu; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao là 1 đại biểu; Kiểm toán Nhà nước là 1 đại biểu; Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên là 29 đại biểu.
Phó chủ tịch thường trực QH kiểm tra bầu cử tại Tiền Giang Hơn 1,5 triệu cử tri tỉnh Tiền Giang sẽ bỏ phiếu bầu cử Đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ (2021-2026) tại 1.461 khu vực bỏ phiếu trên địa bàn tỉnh. Ngày 14- 4, Đoàn giám sát, kiểm tra của Ủy Ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử Quốc gia do ông Trần Thanh Mẫn - Phó Chủ...