Chủ động xã lũ tại các hồ đập xung yếu trước và sau bão
Mặc dù bão số 11 không trực tiếp đổ bộ vào tỉnh Nghệ An, tuy nhiên, theo dự báo, hoàn lưu của cơn bão sẽ gây mưa lớn trên địa bàn toàn tỉnh. Hiện tại, các hồ chứa nước lớn trên địa bàn đã được chủ động xã lũ để đảm bảo an toàn.
Theo dự báo của Trung tâm khí tượng Thủy văn Trung ương, do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 11, kết hợp với không khí lạnh, nên từ ngày 15/10, tại Nghệ An sẽ có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông. Lượng mưa có thể đạt đến mức 200 – 400mm.
Được biết, trên toàn tỉnh Nghệ An hiện có 625 hồ đập, trong đó Hồ có dung tích chứa trên 1 triệu khối nước là 55 hồ, Hồ có dung tích chứa trên 5 triệu khối nước là 11 hồ, còn lại là các hồ vừa và nhỏ. Do hoàn lưu cơn bão số 11 gây mưa to nên tất cả các hồ này đều đã đầy nước, hiện các cơ quan chức năng đã yêu cầu các công ty xí nghiệp và các địa phương tổ chức công tác tuần tra canh gác đảm bảo an toàn hồ đập trước, trong và sau bão.
Các hồ đập xung yếu trên địa bàn tỉnh đã chủ động xã lũ để đảm bảo an toàn.
Trước diễn biến xấu của thời tiết có thể gây mưa to, các hồ đập cũng đã được đồng loạt cho xả lũ, tránh tình trạng gây ngập lụt cho dân cư như trận lũ vừa rồi tại TX. Hoàng Mai (Nghệ An). Theo đó, ngày 14/10, Xí nghiệp Thủy lợi Quỳnh Lưu (Nghệ An) – đơn vị quản lý hồ Vực Mấu đã quyết định mở 2 cửa xã lũ số 3 và số 4 để giảm mực nước từ 20,96m xuống còn 20,5m để đảm bảo an toàn cho hồ đập.
Trao đổi với báo chí, ông Hoàng Nghĩa Hiếu – Chánh văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An cho biết, với lượng mưa như dự báo, theo ước tính sẽ có khoảng 40 triệu mét khối nước đổ về hồ Vực Mấu. Trong ngày đầu tiên mở cửa, hồ đã giảm được 10 triệu khối nước. Trong những ngày tới, nếu mưa lớn do hoàn lưu của bão số 11, nước đổ về vượt quá cao trình cho phép thì hồ sẽ tiếp tục xả lũ.
Ngoài ra, tại đập thủy điện Bản Vẽ, trưa 14/10, Công ty thủy điện Bản Vẽ cũng đã có thông báo kế hoạch xả lũ cho UBND huyện Tương Dương và Nhà máy thủy điện Khe Bố. Dự kiến hồ chứa thủy điện Bản Vẽ sẽ xả lũ vào ngày 16 tháng 10 năm 2013 với tổng lưu lượng từ 300 m3/s đến 1.000 m3/s.
Video đang HOT
Các tàu thuyền đã được cơ quan chức năng kêu gọi vào bờ tránh bão an toàn.
Được biết, bên cạnh việc chủ động xả lũ ở các hồ thủy lợi và đập thủy điện lớn, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh cũng đã yêu cầu các công ty, xí nghiệp quản lý khai thác hồ đập trên địa bàn chủ động hạ tràn mềm để đảm bảo an toàn trong và sau cơn bão số 11. Như tại các đập Đá Hàn ( thuộc xã Nam Thanh, Nam Đàn; hạ tràn thân đập xuống 1,5m, rộng 20m); Hồ thủy lợi Tây Nguyên (ở huyện Quỳnh Lưu; Hạ tràn thân đập xuống 0,6m).
Trước diễn biến của cơn bão số 11, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh đã ban hành lệnh cấm biển từ ngày 14/10. Theo đó, các phương tiện tàu thuyền sẽ được kêu gọi vào bờ để tránh bão an toàn. Ngoài ra, các phương tiện tàu thuyền sẽ không được ra khơi đánh bắt cá vào những ngày có mưa bão và ảnh hưởng hoàn lưu của cơn bão số 11 này.
Hiện nay, Nghệ An có 4.037 phương tiện tàu thuyền với 23.128 lao động trực tiếp đánh bắt hải sản trên biển. Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng đã chỉ đạo các đồn biên phòng kêu gọi được 3.341 phương tiện với 19.089 lao động vào bờ trú ẩn an toàn.
Hiện tại, vẫn đang có 641 phương tiện với 3.610 lao động đang hoạt động vùng ven biển Nghệ An. Có 55 phương tiện với 429 lao động đang hoạt động ngoại tỉnh. Tất cả các phương tiện đều đã nhận được thông báo về vị trí, hướng đi của cơn bão số 11 và đang trên đường đi trú, tránh bão.
Nguyễn Duy
Theo Dantri
Khổ vì thủy điện
Bão số 10 đã đi qua nhiều ngày nay nhưng các tỉnh miền Trung vẫn chìm ngập trong nước lũ vì hồ thủy điện, thủy lợi đua nhau xả nước. Là mảnh đất thường gặp thiên tai nhưng nhiều năm nay, bà con miền Trung còn thêm nỗi khổ mang tên "thủy điện".
Vừa thiên tai vừa thủy điện xả lũ, miền Trung ngập lụt kéo dài
6.000 hồ chứa, đập dâng
Cơn bão số 10 được nhận định là cơn bão mạnh nhất trong nhiều năm qua đổ bộ vào các tỉnh miền Trung. Thống kê chưa đầy đủ, chỉ tính riêng 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế, thiệt hại đã lên tới 5.000 tỷ đồng. Chưa dừng lại ở đó, bão đã đi qua 4 ngày nhưng nhiều nơi vẫn chìm trong nước vì sau mưa bão các nhà máy thủy điện trên địa bàn ồ ạt xả lũ.
Sau hồ Vực Mấu xả lũ với lưu lượng lớn khiến thị xã Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) chìm trong biển nước nhiều ngày liền thì từ trưa 2-10, thủy điện Hố Hô (Hà Tĩnh) bắt đầu xả lũ. Tất cả 3 cửa van cùng xả tràn với lưu lượng 1.400m3/s. huyện miền núi Hương Khê bị ngập lụt nghiêm trọng. Trạm y tế xã mực nước đến sáng 4-10 là 1,2m.
Thống kê từ Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam cho thấy, các tỉnh miền Trung có hơn 6.000 công trình hồ chứa, đập dâng lớn nhỏ, 22 nhà máy thuỷ điện có công suất từ 20 - 220MW, chủ yếu trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và sông Ba (riêng lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn có 10 thủy điện bậc thang). Thêm vào đó, địa hình miền Trung có độ dốc cao nên dễ xảy ra ngập lụt khi có mưa lớn. Những năm qua, thủy điện lại phát triển quá mạnh, nhất là thủy điện vừa và nhỏ phân cấp về địa phương cấp phép, quản lý nên đang bộc lộ nhiều bất cập.
Nhiều chuyên gia cho rằng, quy hoạch còn nhiều bất cập, địa phương không tính toán hết những tác động đối với đời sống của người dân vùng hạ du. Việc phát triển thủy điện tại đây đã gây nhiều bất cập trong chính sách và thực hiện tái định cư. Công tác vận hành hồ chứa cũng gây nhiều hậu quả đến môi trường sinh thái và đời sống của người dân, nhất là khi thông tin về xả lũ, điều tiết nước chưa kịp thời, chính xác đến người dân.
Còn mang tính hình thức
Ông Đặng Phong, Phó Giám đốc Sở Tài chính Quảng Nam (nguyên Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà Mi) nhận định: "Người dân đã hy sinh quá nhiều vì thủy điện nên đã đến lúc thủy điện phải chia sẻ lợi ích cho người dân nhưng không phải lấy từ thuế mà từ nguồn thu của thủy điện". Đại diện Sở NN&PTNT Quảng Nam, ông Nguyễn Minh Tuấn cho rằng, bên cạnh những mặt được của thủy điện thì những tác động tiêu cực cũng rất lớn. Hơn nữa, việc đánh giá tác động môi trường của thủy điện còn mang nặng tính hình thức, đặc biệt là các thủy điện vừa và nhỏ.
Ngoài ra, trên địa bàn miền Trung còn nhiều hồ, đập thủy lợi được xây dựng từ những năm 1975 đã xuống cấp nhưng chưa có kinh phí tu sửa. Bởi vậy trong cơn bão số 10 vừa qua, hàng loạt hồ đập đã bị vỡ.
Theo ông Đồng Văn Tự - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý công trình Thủy lợi (Tổng cục Thủy lợi), qua rà soát, khu vực miền Trung còn rất nhiều hồ chứa nhỏ nguy cơ mất an toàn. "Thiết kế của những hồ này chỉ cho phép chịu đựng xả lũ tối đa đối với lượng mưa khoảng 400mm trong vòng 3 ngày. Vì vậy đối với những đợt mưa cục bộ tới 500 - 600mm/ngày như vừa qua, nguy cơ mất khả năng xả lũ, gây tràn đập, vỡ đập là rất cao", ông Đồng Văn Tự nhận định.
Trong khi đó, Bộ NN&PTNT chỉ quản lý trực tiếp đối với hồ thủy lợi Dầu Tiếng, còn lại giao cho các địa phương quản lý. Các địa phương lại phân cấp cho các huyện, hợp tác xã hoặc Công ty quản lý khai thác thủy lợi. Cụ thể, đối với hồ Vực Mấu được giao cho Xí nghiệp Thủy lợi huyện Quỳnh Lưu, thuộc Công ty TNHH một thành viên Thủy lợi Bắc Nghệ An.
Theo lãnh đạo Vụ Quản lý công trình thủy lợi, trước khi xả lũ từ 4 - 6 giờ, đơn vị quản lý vận hành phải có thông báo đến các địa phương bị ảnh hưởng để có phương án chủ động phòng chống. Được giao toàn quyền lên phương án tích nước, xả lũ nhưng đến nay, đại diện Vụ Quản lý công trình thủy lợi cũng thừa nhận, chưa có quy định nào về việc các hồ thủy lợi xả lũ gây thiệt hại cho người dân sẽ phải đền bù.
Hải Dương
Theo ANTD
Đảo Cồn Cỏ lại bị vùi dập trong bão Nari Chưa kịp gượng dậy sau bão số 10, huyện đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị, lại tiếp tục bị bão số 11 vùi dập hoang tàn... Đảo Cồn Cỏ tan hoang sau cơn bão số 10, nay tiếp tục hứng chịu những khắc nghiệt của thời tiết Sáng 15-10, ông Lê Quang Lanh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện đảo Cồn Cỏ,...