Chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai trong mùa mưa bão
Ngày 21/6, tin từ Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ngãi, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh đã ký Chỉ thị số 07/CT-UBND về việc chủ động ứng phó các tình huống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2022 trên địa bàn tỉnh.
Mưa lũ gây ngập đường vô khu dân cư thôn Long Yên (xã Bình Long, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) hồi tháng 10/2021 (ảnh tư liệu).
Theo nhận định của Đài Khí tượng Thủy văn Quảng Ngãi, năm 2022 có khoảng 10 đến 12 cơn bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông, trong đó có 2 đến 4 cơn có khả năng ảnh hưởng gián tiếp hoặc trực tiếp đến Quảng Ngãi; có khoảng 4 đến 6 đợt lũ, tập trung vào tháng 10, 11 và có thể lấn sang đầu tháng 12.
Để chủ động ứng phó hiệu quả các tình huống thiên tai, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị tiếp tục bố trí nguồn lực tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch, quyết định của UBND tỉnh và xác định phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên liên tục và cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Quảng Ngãi kiện toàn phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ đạo Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp gắn với trách nhiệm người đứng đầu; thực hiện phương châm “4 tại chỗ”, đặc biệt lưu ý với các tình huống bão mạnh, siêu bão, lũ lớn, lũ quét, sạt lở đất ở vùng ven biển, ven sông, suối, vùng trũng thấp và khu vực miền núi. Các phương án ứng phó phải được triển khai đến từng khu dân cư bị ảnh hưởng, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là; tổ chức tập huấn huấn luyện diễn tập theo phương án đã được phê duyệt.
Tỉnh tập trung nâng cao năng lực chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai; đầu tư hiện đại hóa công nghệ quan trắc, dự báo khí tượng thủy văn theo hướng tích hợp, đồng bộ, tự động hóa; nâng cao năng lực chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; chú trọng công tác phối hợp, hiệp đồng giữa các đơn vị để nâng cao chất lượng. Quảng Ngãi xác định lực lượng vũ trang làm nòng cốt, công tác cứu hộ cứu nạn là hoạt động quan trọng là “nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình” của lực lượng vũ trang.
Các địa phương ưu tiên nguồn lực đầu tư cho công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư.
Video đang HOT
Trong đó, chú trọng đến nguồn lực để khắc phục hậu quả thiên tai, xử lý dứt điểm trọng điểm đê điều, hồ chứa nước xung yếu; đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về kỹ năng ứng phó thiên tai, khắc phục sự cố cho người dân, người trong vùng dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai…
Chủ tịch UBND tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị cụ thể và yêu cầu các cơ quan, đơn vị nghiêm túc thực hiện chế độ trực ban 24/24 giờ và chế độ thông tin báo cáo trong mùa mưa, bão năm 2022, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là trong công tác trực ban khi có thiên tai xảy ra.
Quảng Ngãi là một trong các địa phương miền Trung thường xuyên bị các cơn bão, lũ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sản xuất của người dân. Riêng trong năm 2021, trên địa bàn tỉnh đã chịu ảnh hưởng trực tiếp của 4 cơn bão và 9 đợt mưa lũ. Các cơn bão ảnh hưởng trực tiếp tuy không mạnh và gây thiệt hại quá lớn như năm 2020 nhưng cũng dồn dập và ảnh hưởng nặng nề đến đời sống, sản xuất của người dân.
Hoãn các cuộc họp không cần thiết để di dời dân, ứng phó nguy cơ lũ quét
Dự báo Bình Định tiếp tục có mưa to, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ông Nguyễn Phi Long - Chủ tịch UBND tỉnh - yêu cầu hoãn tất cả các cuộc họp không cần thiết để lo đảm bảo an toàn tính mạng người dân.
Chiều 25/10, UBND tỉnh Bình Định tổ chức họp trực tuyến với 11 huyện, thị xã, thành phố về công tác phòng chống lũ lụt và đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Phi Long.
Thông tin tại cuộc họp cho biết, lượng mưa từ 19h ngày 23/10 đến 13h ngày 25/10, bình quân toàn tỉnh 207 mm, phổ biến từ 150 mm, có nơi lên đến hơn 400 mm. Dự báo, chiều tối nay (25/10), ở khu vực tỉnh Bình Định có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Lượng mưa phổ biến từ 30-50 mm, có nơi trên 70 mm.
Đặc biệt, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng thấp, ven sông.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Phi Long yêu cầu hoãn tất cả các cuộc họp không cần thiết để tập trung vào công tác phòng, chống lụt bão và công tác đảm bảo an toàn tính mạng người dân. Đồng thời, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt.
Cuộc họp trực tuyến với 11 huyện, thị xã, thành phố về công tác phòng chống lũ lụt và đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Tại cuộc họp, Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định Trần Văn Phúc cho hay, toàn tỉnh Bình Định có 163 hồ có dung tích từ 50.000 m3 trở lên. Hiện có 50 hồ chứa qua tràn và 21 hồ chứa đầy nước (lớn hơn 80% dung tích).
Đặc biệt hồ Định Bình - hồ chứa nước lớn nhất tỉnh Bình Định - bắt đầu vận hành hạ mực nước đón lũ theo quy trình vận hành liên hồ chứa sông Kôn - Hà Thanh lúc 20h ngày 22/10 (tại mực nước cao trình 75,13m), điều tiết lớn hơn 200 m3/s, sau tăng dần lưu lượng điều tiết và lớn nhất đạt 420 m3/s lúc 7h ngày 25/10.
Ông Phúc cho biết thêm, hiện tỉnh có 116 tàu cá ngư dân đang nằm trong vùng biển nguy hiểm, trong đó có 2 tàu cá đang nằm trong đường đi của bão. Hiện các tàu cá đã nhận được thông tin áp thấp nhiệt đới và đang di chuyển ra khỏi vùng nguy hiểm...
UBND huyện Phù Cát cũng được đề nghị di dời khẩn cấp 36 hộ dân sinh sống ở núi Gành (xã Cát Minh, huyện Phù Cát).
Sạt lở đất tại khu vực 3, phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn (Ảnh: T.Tin).
Theo UBND tỉnh Bình Định, mưa lớn những ngày qua trên địa bàn tỉnh Bình Định. Tại huyện miền núi An Lão, mưa lũ khiến một nhà dân thôn 5 (xã An Vinh) bị ảnh hưởng do sạt lở đất, rất may không gây thiệt hại về tài sản.
Ngoài ra, có 3 khu dân cư ở các xã An Toàn, An Vinh đã xuất hiện sạt lở; tuyến đường đi xã An Vinh bị sạt lở 3 vị trí, khối lượng sạt lở khoảng 1.500 m3, hiện địa phương đã khắc phục và thông tuyến. Thiệt hại ước tính 150 triệu đồng.
Tại huyện Vân Canh, sáng 24/10, mưa lũ làm sập mố cầu Ngô La quốc lộ 19C, ở xã Canh Vinh. Ngay sau sự cố, Sở Giao thông vận tải đã tiến hành khắc phục xong và thông tuyến.
Tại TP Quy Nhơn, lúc 7h30 sáng nay 25/10, một phần taluy vách núi đá sạt lở gây bị thương 3 người đang lưu thông trên đường tại phường Lê Hồng Phong (đầu đường Nguyễn Tất Thành nối dài tiếp giáp đoạn rào chắn đường sắt), đã được đưa đến bệnh viện. Cũng trong hôm nay, tại khu vực 3, phường Ghềnh Ráng, mưa lớn làm sạt lở đất đá ách tắc 30m đường giao thông, địa phương đang khắc phục.
Nhiều cầu treo tại miền núi Thanh Hóa bị xuống cấp, hư hỏng Tại khu vực 11 huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa hiện có 48 cây cầu treo dân sinh bắc qua nhiều con sông, suối. Do sử dụng đã lâu, trải qua các đợt mưa lũ nên nhiều cây cầu đã bị hư hỏng, xuống cấp, gây nguy hiểm cho người dân khi đi qua cầu. Hiện, chính quyền địa phương vẫn chưa...