Chủ động ứng phó với bão số 4, Hà Tĩnh sẵn sàng phương án “4 tại chỗ”
Trước diễn biến nhanh của cơn bão số 4, sáng nay (29/8), UBND tỉnh tổ chức cuộc họp đột xuất, triển khai công tác ứng phó với mưa bão.
Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Hưng và các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy cùng dự.
Tâm bão số 4 hướng vào Hà Tĩnh
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 07 giờ ngày 29/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,4 độ Vĩ Bắc; 111,6 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc quần đảo Hoàng Sa, cách đất liền các tỉnh Nghệ An-Quảng Bình khoảng 550km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90 km/giờ), giật cấp 12.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn thông tin về bão số 4
Theo dự báo, trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây và có khả năng mạnh thêm. Nhận định, bão số 4 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình, trong đó Hà Tĩnh là tỉnh nằm ở trung tâm bão.
Tính đến 7h sáng ngày 28/8/2019, dung tích các hồ chứa ở Hà Tĩnh đạt phổ biến từ 9,6%-72% thiết kế (hồ Kẻ Gỗ có mực nước 9,6% thiết kế; hồ Sông 19,9% thiết kế, hồ Kim Sơn 72,5% thiết kế, hồ Thượng Sông Trí đạt 21,2% thiết kế; hồ Ngàn trươi mức nước 33,5m/52m, dung tích 210/704 triệu m3.
Sơ đồ đường đi của bão số 4
Video đang HOT
Về thu hoạch lúa hè thu, đến chiều qua (28/8), cả tỉnh mới thu hoạch được 23.690/43.522 ha, đạt 54,4% diện tích. Nhiều địa phương tiến độ thu hoạch đạt thấp như: Vũ Quang 13,3%; Lộc Hà 23,1%; Can Lộc 29,5%; Nghi Xuân 31,3%; Hương Sơn 31,9%; TP Hà Tĩnh 35,8%.
Hiện nay, toàn tỉnh cũng đang có 1.200 ha bưởi bắt đầu bước vào thu hoạch, các địa phương chỉ mới thu hoạch được 30%.
Thông tin đến 5h sáng nay, toàn tỉnh có 3.597 tàu, thuyền đã vào nơi neo đậu an toàn. Hiện còn 175 tàu/903 lao động đang hoạt động trên các vùng biển, cụ thể: Tại Hà Tĩnh có 117 tàu/599 lao động; tại Hải Phòng có 3 tàu/14 lao động; tại Quảng Ninh có 52 tàu/262 lao động; tại Bình Thuận có 3 tàu/28 lao động. Toàn bộ các tàu thuyền đã nhận được thông tin về diễn biến của bão số 4.
Hoãn tất cả cuộc họp, tập trung triển khai phương án “4 tại chỗ”
Nhận định tình hình, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn khẳng định: Bão số 4 là cơn bão bất thường, di chuyển nhanh, cường độ mạnh dần và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu: Tinh thần ứng phó với cơn bão số 4 không được chủ quan, bị động. Các địa phương, các ngành cần bám sát công điện chỉ đạo của BCĐ TƯ về phòng chống thiên tai trong việc triển khai các phương án ứng phó với bão số 4; sẵn sàng thực hiện phương án “4 tại chỗ”.
Bí thư Tỉnh ủy đề nghị Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Tiểu ban An toàn nghề cá và UBND các huyện ven biển thông báo cho số tàu thuyền đang hoạt động trên biển vào nơi tránh trú an toàn; tổ chức kiểm đếm, quản lý tàu, thuyền. Từ 13h ngày 29/8, nghiêm cấm tất cả các loại tàu, thuyền kể cả tàu vận tải và tàu du lịch ra khơi.
Thông báo đến tận người dân về diễn biến của cơn bão; sẵn sàng phương án sơ tán dân những vùng nguy cơ lũ quét, lũ ống và sạt lở đất. Kiểm tra vận hành các công trình thủy lợi, nhất là các hồ đập nhỏ, chủ động phương án tiêu thoát lũ an toàn; tiếp tục đốc thúc, giúp đỡ bà con nông dân thu hoạch lúa hè thu trước bão.
Bí thư Tỉnh ủy đề nghị các địa phương, đơn vị hoãn tất cả các cuộc họp, tập trung cho công tác phòng, chống bão số 4; đồng thời yêu cầu các trưởng đoàn công tác trực tiếp về các địa phương, chỉ đạo công tác phòng chống bão số 4 nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại do bão gây ra.
Theo Baohatinh
Nông dân Nghệ An khẩn trương thu hoạch lúa hè thu chạy bão số 4
Mặc dù điều kiện thời tiết xập xìu nhưng bà con nông dân các huyện Đô Lương, Thanh Chương, Nam Đàn... vẫn đang hối hả thu hoạch lúa hè thu vì theo dự báo bão số 4 có thể ảnh hưởng từ Thanh Hóa đến Quảng Bình.
Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn Bắc Trung bộ, cơn bão số 4 có tên Podul đang hoạt động trên Biển Đông khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình. Đề phòng bão vào kéo theo mưa lớn, ngày hôm nay (28/8), bà con nông dân các huyện trong tỉnh đang tích cực thu hoạch hết những trà lúa đã chín vàng.
Trưa 28/8, trên các cánh đồng thuộc các xã Nam Lộc, Vân Diên (Nam Đàn), có nhiều máy gặt đang hoạt động. Giá gặt lúa giao động trên dưới 140.000 đồng/sào. Bà con nông dân sợ lúa gặp mưa, nên ai cũng muốn được gặt trước. Xung quanh những chiếc máy gặt có nhiều nông dân đang chờ đợi.
Với quan niệm "xanh nhà hơn già đồng", những nơi máy gặt không vào được, bà con nông dân đang tích cực dùng máy gặt cá nhân hoặc dùng liềm cắt lúa thủ công.
Những trận mưa chiều trong những ngày qua đã làm một số thửa ruộng sâu có nước, bùn, nên việc thu hoạch lúa khá vất vả. Chị Võ Thị Lý (42 tuổi) ở xã Võ Liệt (Thanh Chương) cho biết, nhà chị có hơn 3 sào lúa khang dân, tuy chưa chín lắm nhưng hôm nay cũng gặt cả, sợ bão đến không thu hoạch được.
Rút kinh nghiệm từ nhiều năm trước, khi bão đến thường gây mưa to, kéo dài nhiều ngày, có khi ngập úng, do đó những ngày này, bà con nông dân đều tranh thủ gặt hết lúa chín trong điều kiện có thể, nhất là những thửa ruộng sâu, đọng nước, thu hoạch vận chuyển khó khăn. Trong ảnh: Một phụ nữ ở xã Thanh Yên (Thanh Chương) đang vận chuyển lúa giữa ruộng sâu.
Hiện các huyện như Đô Lương, Thanh Chương, Nam Đàn... có nhiều diện tích lúa chín đang được bà con thu hoạch chạy bão và nhiều diện tích rơm trên đồng chưa kịp thu lấy do gặp những trận mưa chiều.
Do bão số 4, thời tiết đã thay đổi, nên mưa, nắng thất thường, ảnh hưởng xấu đến việc thu hoạch vụ hè thu. Quan điểm của bà con là máy gặt đến đâu thì thu dọn rơm đến đó, không phơi trên ruộng tránh gặp mưa lớn.
Người dân xã Nhân Sơn (Đô Lương) tích cực vận chuyển rơm về nhà bằng xe bò kéo.
Theo bà con nông dân, vụ hè thu này, do thời tiết khắc nghiệt nên mất mùa, trừ chi phí không được là bao, có nơi chỉ gặt mà không phải tuốt. Mùa đã mất, nếu gặp bão không thu hoạch kịp thì càng thất bát hơn.
Các loại xe máy, xe đạp điện và xe cơ giới đều được huy động vào việc vận chuyển rơm rạ, thóc lúa về nhà. Hy vọng với sự tích cực của bà con nông dân khi bão số 4 vào đất liền, phần lớn diện tích lúa hè thu của các huyện đã thu hoạch xong.
Theo Baonghean
Hồ Rào Quán xuống mực nước chết, Công ty Thủy điện Quảng Trị ngừng phát điện Hạn hán nghiêm trọng đã làm cho mực nước tại công trình thủy lợi, thủy điện Quảng Trị xuống thấp hơn mực nước chết cả mét, buộc Công ty Thủy điện Quảng Trị phải ngừng cấp điện... Hồ thủy điện Rào Quán xuống mực nước chết hơn 1 m Ngày 19.8, Công ty Thủy điện Quảng Trị cho hay từ 0 giờ ngày...