Chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên
Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố, các Bộ chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên
Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, vào hồi 7 ngày 14/7, áp thấp nhiệt đới gần biển Đông (ATNĐ) hoạt động ở phía Đông đảo Luzon (Philippines) có tọa độ 17,6 độ Vĩ Bắc, 122,5 độ Kinh Đông; sức gió cấp 6, giật cấp 8. Dự báo trong 24 giờ tới, ATNĐ đi vào biển Đông và có khả năng mạnh thêm.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Để chủ động ứng phó với diễn biến của ATNĐ, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai – Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đề nghị Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố, các Bộ thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến của ATNĐ; quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; tổ chức kiểm đếm, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của ATNĐ để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm. Vùng nguy hiểm trong 24h tới: từ vĩ tuyến 17,5 đến 21,5 độ Vĩ Bắc, phía Đông kinh tuyến 118,0; trong 48h tới: phía Bắc vĩ tuyến 18,0, phía Đông kinh tuyến 114,0 (vùng nguy hiểm được điều chỉnh trong các bản tin dự báo).
Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu; Rà soát các hoạt động trên biển, nuôi trồng thủy hải sản để có phương án sẵn sàng ứng phó với ảnh hưởng của ATNĐ.
Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, hệ thống Đài thông tin duyên hải và các cơ quan thông tin đại chúng từ Trung ương đến địa phương tăng cường các biện pháp thông tin về diễn biến của ATNĐ đến các cấp chính quyền, chủ các phương tiện hoạt động trên biển và người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó.
Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
Hai cơn bão trên Biển Đông có thể xuất hiện trong 10 ngày tới
Đây là kết quả từ mô hình dự báo của Nhật Bản và Mỹ. Khả năng cao từ này mai 14.7, áp thấp phía đông Philippines sẽ mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, di chuyển vào Biển Đông và mạnh lên thành bão. Cơn bão số 1 vào ngày 15.7.
Chiều ngày 13.7, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, phát bản tin cảnh báo: Hiện nay, rãnh áp thấp có trục ở khoảng 14 - 17 độ vĩ bắc nối với vùng áp thấp trên khu vực phía đông Philippines, lúc 13 giờ có vị trí ở vào khoảng 15.5 - 16.5 độ vĩ bắc, 122.5 - 123.5 độ kinh đông. Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp nối với vùng áp thấp phân tích trên kết hợp với hoạt động của gió mùa Tây Nam nên đêm 13 ngày 14.7, ở khu vực nam Biển Đông (bao gồm vùng biển huyện đảo Trường Sa) và vùng biển phía đông của khu vực bắc và giữa Biển Đông có mưa rào và giông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 6 - 7.
Khả năng Biển Đông đón 2 cơn bão trong khoảng 10 ngày tới. Ảnh NGUỒN: Th.S Lê Thị Xuân Lan
Th.S Lê Thị Xuân Lan, chuyên gia khí tượng thủy văn, dẫn các dự báo của Nhật Bản và Mỹ nói: Áp thấp trên sẽ mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới vào ngày mai 14.7, di chuyển chậm theo hướng tây tây bắc. Sáng 15.7 sẽ vượt qua quần đảo Luzon của Philippines vào Biển Đông và mạnh lên thành bão. Đây là cơn bão số 1. Vị trí tâm bão nằm ở phía đông bắc của quần đảo Hoàng Sa. Bão tiếp tục duy chuyển chậm theo hướng tây tây bắc. Đến ngày 17.7 bão ở phía đông bắc Hoàng Sa. Đến ngày 19.7 sẽ vào vịnh Bắc bộ, có khả năng ảnh hưởng đến các tỉnh phía đông bắc của miền Bắc. Sau đó di chuyển theo hướng bắc và tan vào khoảng ngày 20.7.
Cũng trong khoảng thời gian cuối ngày 19 đầu ngày 20.7, một áp thấp nhiệt đới khác cũng hình thành ở phía đông Philippines và mạnh lên thành bão đi vào Biển Đông. Đến 7 giờ sáng ngày 20.7, bão đã vào Biển Đông, phía đông của quần đảo Hoàng Sa.
Đến 7 giờ sáng ngày 21.7, bão sẽ đi ngang quần đảo Hoàng Sa, tiến về hướng các tỉnh miền Trung. Đến sáng 22.7, bão sẽ ở ngoài khơi các tỉnh khu vực từ Thanh Hóa đến Đà Nẵng. Đến ngày 23.7, bão sẽ áp sát các tỉnh Bắc Trung bộ từ Thanh Hóa đến Quảng Bình.
Từ ngày 14.7, do ảnh hưởng của bão nên dãy hội tụ nhiệt đới mạnh lên và khiến gió mùa tây nam mạnh lên gây mưa lớn diện rộng, đặc biệt ở miền Nam. Biển động mạnh, sóng biển cao đến 5m. Như vậy, trong hơn 10 ngày tới, đặc biệt từ ngày 20.7, khi bão số 2 xuất hiện, các tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng trực tiếp thì các tỉnh Nam bộ sẽ xuất hiện mưa lớn diện rộng.
El Nino năm 2023: Nắng nóng còn kéo dài đến tháng 9, bão lũ dị thường hơn Hiện tượng El Nino được dự báo sẽ gây ra những hiện tượng thời tiết cực đoan, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân trong năm 2023. Nắng nóng khả năng kéo dài đến tháng 9 Theo ông Hoàng Phúc Lâm - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện tượng El Nino (từ được...