Chủ động ứng phó trước mùa mưa lũ
Tháng 5 là thời điểm Hà Nội cũng như nhiều tỉnh, TP trên cả nước bước vào mùa mưa lũ.
Dù những năm qua, TP thường xuyên bố trí ngân sách để đầu tư nâng cấp hạ tầng nhằm chủ động phòng chống, tuy nhiên, vẫn không thể chủ quan trước diễn biến thiên tai ngày một bất thường hiện nay.
Đê điều cơ bản bảo đảm an toàn
Theo thống kê, Hà Nội hiện có gần 627km đê được phân cấp. Trong đó, có hơn 37,7km đê hữu Hồng là đê cấp đặc biệt; gần 250km đê cấp I, còn lại là đê cấp II, III, IV, V. Ngoài ra, TP còn có 41 tuyến đê bao, đê bối và đê chuyên dùng với tổng chiều dài gần 133km (chưa được phân cấp).
Những năm qua, công tác bảo đảm an toàn cho các tuyến đê được Hà Nội đặc biệt quan tâm. Dọc các tuyến đê hiện đã được đầu tư 162 kè lát mái hộ bờ và kè mỏ hàn; 364 điếm canh đê; 279 giếng giảm áp; 74 điểm kho bãi vật tư dự trữ phòng, chống lụt bão cũng đã được xây dựng để chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai có thể xảy ra… Bên cạnh đó, gần 89km tre chắn sóng cũng đã được trồng ven đê, phát huy tác dụng khi mực nước sông lên cao, chắn sóng tốt khi có lũ lớn. Một số công trình hạ tầng phòng, chống thiên tai cũng đang được tích cực triển khai thi công như: Kè Sơn Đà, Minh Quang – Khánh Thượng, Chu Minh (huyện Ba Vì); kè Đông Ngàn đê tả Đuống (huyện Đông Anh)…
Đê sông Nhuệ đoạn qua huyện Thanh Oai được đầu tư xây dựng kiên cố. Ảnh: Tùng Nguyễn
Phó Chi cục trưởng Chi cục Phòng, chống thiên tai Hà Nội Trần Thanh Mẫn cho biết, kết quả khảo sát mới nhất cho thấy các tuyến đê qua địa bàn TP cơ bản bảo đảm mặt cắt ngang thiết kế. Các kè bảo vệ hiện ổn định. Hạ tầng nhìn chung bảo đảm khả năng chống lũ năm 2021.
Video đang HOT
Đỉnh lũ xuất hiện vào tháng 7
Cùng với nguồn vốn được Hà Nội bố trí, tính riêng trong hai năm 2019 – 2020, Bộ NN&PTNT cũng đã quan tâm, hỗ trợ TP đầu tư 38 dự án nâng cấp hạ tầng phòng, chống thiên tai. Tổng ngân sách đã phân bổ cho Hà Nội của Bộ NN&PTNT là 52,1 tỷ đồng. Hiện, các công trình do Bộ NN&PTNT hỗ trợ đã cơ bản hoàn thành, phát huy hiệu quả trong phòng, chống thiên tai. Tuy nhiên, nỗi lo về an toàn cho hệ thống đê điều tại Hà Nội vẫn chưa hết, do thiên tai năm 2021 được nhận định sẽ diễn biến phức tạp.
Phó Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng Bắc Bộ Nguyễn Văn Bảy thông tin, đỉnh lũ năm 2021 trên các sông trong khu vực dự kiến cao hơn đỉnh lũ năm 2020. Vào tháng 5 – 6, trên hệ thống các sông Bắc Bộ có khả năng xuất hiện lũ tiểu mãn, với biên độ lũ lên từ 1,5 – 2,5m. Tháng 7 – 8 là thời gian chính vụ của mùa lũ năm 2021. Nhiều khả năng trên hệ thống sông Bắc Bộ sẽ xuất hiện nhiều trận lũ, với biên độ lũ có thể lên tới 4m. Thời gian xuất hiện đỉnh lũ trên hạ lưu sông Hồng, sông Đuống, sông Đà được cơ quan khí tượng thủy văn dự báo xuất hiện vào cuối tháng 7 và tháng 8. Trên sông Đáy và các sông nội tỉnh (sông Tích, sông Bùi, sông Nhuệ, sông Cà Lồ), đỉnh lũ có khả năng xuất hiện từ tháng 7 – 9/2021.
Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, để chủ động ứng phó với thiên tai năm 2021, TP đã giao đơn vị chủ trì, phối hợp với các sở ngành, địa phương lập phương án bảo vệ các trọng điểm đê điều, vị trí xung yếu. Huy động mọi nguồn lực để chủ động xử lý các sự cố phát sinh trước, trong và sau mùa mưa lũ. Hiện, Sở NN&PTNT Hà Nội và các đơn vị liên quan đang hoàn thiện và từng bước triển khai trên thực tế phương án hộ đê trên từng tuyến đê. Đồng thời, chuẩn bị nhân lực, vật tư, trang thiết bị theo phương châm “4 tại chỗ” để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra.
Khơi thông hệ thống tiêu thoát, giải pháp giảm ngập lụt ở TP Hà Tĩnh
TP Hà Tĩnh sẽ tiến hành nạo vét một số tuyến mương, cống thoát nước để khơi thông dòng chảy sẵn sàng ứng phó với tình trạng ngập úng trong mùa mưa lũ năm 2021.
Ngập úng là bài toán nan giải của TP Hà Tĩnh trong nhiều năm nay. Ảnh tư liệu
Những năm gần đây, TP Hà Tĩnh thường xuyên phải đối mặt với tình trạng ngập úng cục bộ vào mùa mưa. Một phần nguyên nhân do cường độ mưa lớn trong thời gian ngắn, cộng với vị trí nằm gần các con sông nên TP Hà Tĩnh chịu ảnh hưởng trực tiếp của hiện tượng thủy triều khiến cho việc tiêu thoát nước trở nên khó khăn hơn.
Song, nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là do hệ quả của hạ tầng hệ thống thoát nước của thành phố xuống cấp, thiếu đồng bộ. Trong khi, suốt 5 năm qua, công tác nạo vét, khơi thông mương, cống trên địa bàn không được thực hiện do thiếu vị trí đổ thải.
Đường Nguyễn Du trong trận lụt tháng 10/2020
Đỉnh điểm là trận ngập lụt lịch sử hổi tháng 10/2020, chỉ trong 1 tuần, liên tiếp 2 đợt lụt xảy ra, 15/15 phường đều bị chia cắt, ngập úng. Mưa lụt trong nhiều ngày đã khiến thành phố thiệt hại lên đến hơn 1.100 tỷ đồng.
Điều quan trọng, trận ngập lụt lớn đang khiến cho nhiều hệ thống mương, cống, hố ga bị bồi lấp, hư hỏng. Đây sẽ là những tiềm ẩn về tình trạng ngập lụt tái diễn một cách nặng nề mà TP Hà Tĩnh phải đối mặt trong mùa mưa lũ sắp tới của năm nay.
Ông Lê Quang Đức, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Tĩnh cho biết: "Hiện nay, thành phố đang triển khai dự án bãi xử lý bùn đất nạo vét từ hệ thống thoát nước và đất, cát, phế thải vô cơ, cành lá cây phát sinh trong quá trình vệ sinh môi trường tại phường Đại Nài. Tuy nhiên, dự án này chưa thể hoàn thành trước mùa mưa lụt tới. Trong khi, các tuyến mương, cống, hố ga đang bị tắc nghẽn bởi lượng bùn lớn, gây ách dòng chảy, cần thiết phải được nạo vét, khơi thông để giảm tình trạng ngập úng xảy ra".
TP Hà Tĩnh buộc phải tạm thời xây dựng điểm tập kết bùn sau nạo vét từ hệ thống mương, cống tại khu vực đối diện bãi rác Cồn Ô qua đê Trung Linh (TDP Hợp Tiến, phường Thạch Linh)
Trước yêu cầu bức bách, UBND TP Hà Tĩnh bắt buộc phải tiến hành khảo sát, lựa chọn điểm tập kết bùn tạm thời để sớm tiến hành nạo vét hệ thống mương cống, hố ga thoát nước trên các tuyến đường chính.
Theo đó, UBND TP đã lựa chọn khu vực đối diện bãi rác Cồn Ô qua đê Trung Linh (TDP Hợp Tiến, phường Thạch Linh) là nơi phù hợp, đủ điều kiện cả về môi trường lẫn tác động đến đời sống dân cư. Vị trí này sẽ được sử dụng tập kết tạm thời bùn sau nạo vét từ hệ thống mương, cống thoát nước trên địa bàn trong lúc chờ dự án "Bãi xử lý bùn đất nạo vét từ hệ thống thoát nước và đất, cát, phế thải vô cơ, cành lá cây phát sinh trong quá trình vệ sinh môi trường" hoàn thành.
Diện tích của vị trí khảo sát rộng 1.500 m 2 , là khu vực đất cao ngoài đê, được một số người dân địa phương đào hồ, đắp bờ bao quai sanh, trồng cây xung quanh để tận dụng nuôi cá tự phát. Vì thế, vị trí này không ảnh hưởng đến việc tiêu thoát lũ.
Vị trí dự kiến tập kết tạm thời bùn sau nạo vét từ hệ thống mương, cống thoát nước trên địa bàn
"UBND thành phố đã giao Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị thực hiện các quy trình về khảo sát, đánh giá tác động môi trường, lấy mẫu bùn ở các tuyến mương để phân tích theo hướng dẫn của Viện Công nghệ Môi trường, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng dân cư và hạ tầng chung của khu vực" - ông Lê Quang Đức cho biết thêm.
Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Hà Tĩnh đã tiến hành lấy 12 mẫu bùn (trầm tích) và phân tích các chỉ số quan trọng như: pH, asen, cadimi, chì, kẽm, đồng và tổng các bon hữu cơ.
Ông Nguyễn Công Hoài, Phó Trưởng phòng Kế hoạch - Kỹ thuật, Công ty Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Hà Tĩnh cho biết: "Các điểm lấy mẫu được lựa chọn là những vị trí có tiềm ẩn nguy cơ có nhiều chất độc hại như: đường Hải Thượng Lãn Ông đoạn qua BVĐK tỉnh; đường Đặng Dung đoạn qua chợ TP Hà Tĩnh; đường Hà Huy Tập đoạn qua khách sạn White Place... Kết quả cho thấy, các thông số quan trắc phân tích đều có hàm lượng thấp hơn giá trị giới hạn QCVN 43:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích, tất cả các chỉ tiêu thấp hơn ngưỡng chất thải nguy hại tại QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại".
Tiếp đó, Công ty phối hợp với UBND phường Thạch Linh thông báo rộng rãi về việc triển khai dự án tập kết tạm thời này và tiến hành hỗ trợ một phần kinh phí đào bờ, trồng cây trước đây cho người dân để tiến hành các bước nạo vét hệ thống tiêu thoát nước kịp tiến độ đề ra.
Được biết, trước đây UBND TP Hà Tĩnh cũng đã từng có bãi tập kết bùn sau nạo vét ở mương, công thoát nước tại Công viên trung tâm TP Hà Tĩnh. Hiện nay, khu vực này đã tạm dừng sử dụng và được cải tạo trồng cây hiệu quả.
Trạm trộn bê-tông nhựa không phép, gây ô nhiễm môi trường Thời gian gần đây người dân xã Song Mai, thành phố Bắc Giang liên tục phản ánh đến các cấp chính quyền về tình trạng ô nhiễm khói bụi do trạm trộn bê-tông nhựa nằm dưới chân cầu Bến Hướng gây ra. Khói bụi từ hoạt động của trạm trộn bốc cao trên bầu trời. Các ngành chức năng tỉnh Bắc Giang cũng...