Chủ động ứng phó nếu Covid-19 quay trở lại
Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh Covid, có phương án sẵn sàng đảm bảo công tác y tế trong tình huống dịch Covid có biến chủng mới.
Chiều 15/12, tại buổi gặp mặt báo chí cung cấp thông tin y tế do Bộ Y tế tổ chức, đại diện Bộ Y tế đã lưu ý về tình hình dịch Covid-19 tăng trở lại tại một số nước. Đồng thời, nêu khuyến cáo phòng, chống dịch mùa Đông Xuân.
TS.Hoàng Minh Đức – Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, hiện nay, tại một số nước đã ghi nhận ca mắc Covid-19 tăng, như Malaysia và Singapore nhưng đều ở thể nhẹ.
TS.Hoàng Minh Đức – Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế).
Tại Việt Nam, số ca mắc Covid-19 chỉ rải rác ở một vài địa phương chứ không có ổ dịch lớn. Việt Nam cũng đã chuyển Covid-19 sang bệnh truyền nhiễm nhóm B là nhóm có tỉ lệ tử vong thấp.
Đồng thời, Việt Nam đã ban hành kế hoạch về phòng, chống Covid-19 trên cơ sở quản lý bền vững. Trong đó, theo khuyến cáo của WHO, sẽ chủ yếu theo dõi, quản lý và quan trọng nhất là theo dõi biến chủng mới nếu xuất hiện.
“Tại thời điểm này, trên thế giới và tại Việt Nam chưa xuất hiện biến chủng mới của virus SARS-CoV-2. Chúng ta đã coi Covid-19 là bệnh nhóm B và theo dõi như bệnh cúm mùa, cúm A H1N1″, ông Đức nói.
Cũng theo Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, do đang vào mùa Đông Xuân – điều kiện thời tiết thích hợp cho các bệnh liên quan đến đường hô hấp, trong đó, có Covid-19. Do vậy, Cục Y tế dự phòng đã có 5 khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là đeo khẩu trang ở nơi đông người.
Tại cuộc họp báo, TS. Hà Anh Đức, Chánh Văn phòng Bộ Y tế lưu ý về tình hình dịch bệnh mùa Đông Xuân. Theo đó, người dân đang ý thức được sự quay trở lại của những bệnh truyền nhiễm.
Theo TS.Hà Anh Đức, Covid-19 và các bệnh đường hô hấp nói chung đang tăng trở lại do yếu tố thay đổi khí hậu, chuyển mùa từ Hạ sang Đông và bước vào Xuân: “Thời gian qua, các bệnh đường hô hấp theo mùa đã gia tăng, với người mắc là trẻ em, người cao tuổi, người có nguy cơ cao. Đặc biệt, liên quan đến Covid-19, dịch đang có xu hướng quay trở lại. Tại Malaysia, số ca mắc Covid-19 tăng trở lại từ 50-100%; tại Singapore tăng 65%…”.
Đây cũng là thời điểm nhu cầu giao thương, du lịch cuối năm tăng cao, là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan, có thể làm gia tăng số mắc các bệnh truyền nhiễm, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Có phương án sẵn sàng đảm bảo công tác y tế trong tình huống dịch Covid-19 có biến chủng mới nguy hiểm hơn, bùng phát mạnh.
Để tiếp tục kiểm soát hiệu quả, bền vững với Covid-19 và chuẩn bị sẵn sàng, chủ động ứng phó trong trường hợp Covid-19 quay trở lại, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh Covid-19, giai đoạn 2023-2025 theo Quyết định số 3984 ngày 29/10/2023, trong đó có phương án sẵn sàng đảm bảo công tác y tế trong tình huống dịch Covid-19 có biến chủng mới nguy hiểm hơn, bùng phát mạnh trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống.
Đối với cúm gia cầm độc lực cao (A/H5N1), trong năm 2023, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp mắc ở người; tuy nhiên theo thông tin từ Cục Thú Y – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông, dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm vẫn xảy ra rải rác ở các địa phương.
Video đang HOT
Thời tiết chuyển mùa thay đổi bất thường hiện nay là điều kiện thuận lợi cho vi rút cúm gia cầm phát triển; đồng thời hiện cũng bắt đầu có xu hướng tăng nuôi gia cầm chuẩn bị dịp Tết Nguyên đán 2024 nên tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người.
Để chủ động ngăn chặn cúm gia cầm xâm nhập và lây nhiễm sang người, Bộ Y tế đã có văn bản số 7910 ngày 8/12/2023 đề nghị các địa phương tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người.
8 món ăn bài thuốc nên dùng khi bị cảm cúm
Cảm lạnh và cúm là những chứng bệnh khá phổ biến trong cộng đồng, nhất là khi thời tiết chuyển mùa.
Một số loại dược liệu như tía tô, sả, gừng, mật ong... có thể được sử dụng trong chế biến các món ăn giúp giải cảm cho cơ thể.
Đa số bệnh cảm lạnh và cúm có thể tự khỏi, tuy nhiên cảm cúm vẫn gây các biểu hiện khó chịu như mệt mỏi, sốt, đau họng, chảy nước mũi...
Theo y học cổ truyền, nhiễm cảm cúm có thể do chính khí (sức đề kháng) của cơ thể giảm sút, hoặc do tà khí (mầm bệnh) bên ngoài như phong, hàn, thấp, thử, nhiệt, xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.
Cháo hành tía tô giải cảm.
Cảm cúm chia thành cảm mạo do phong hàn (cảm lạnh) và cảm mạo do phong nhiệt (cúm):
- Cảm phong hàn: Người bệnh có thể có biểu hiện sợ gió, sợ lạnh, sốt, đau đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi trong và loãng, hắt hơi, ho, đau rát họng; rêu lưỡi trắng, mỏng, mạch phù.
Pháp điều trị: Tán phong hàn, phát hãn giải biểu (tức làm ra mồ hôi để hạ sốt). Sử dụng các loại dược liệu có vị cay, tính nóng (tân ôn) như gừng, tỏi, hành, quế, tía tô, kinh giới, bạch chỉ...
- Cảm phong nhiệt: Người bệnh sốt, đau nặng đầu, đau mỏi toàn thân, hắt hơi sổ mũi, dịch mũi đặc, miệng khô, có thể có ho, đờm vàng đặc, rêu lưỡi vàng.
Pháp điều trị: Sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế giải biểu (tức làm thông khí, hạ sốt). Sử dụng các loại dược liệu có vị cay, tính mát (tân lương) để giải biểu như bạc hà, hương nhu, hoắc hương, sài hồ, cúc hoa, sắn dây, cúc tần...
Trà gừng mật ong có tác dụng giải cảm.
1. Một số món ăn chữa cảm phong hàn
- Cháo hành tía tô
Theo y học cổ truyền, tía tô vị cay, tính ấm, lợi vào kinh Tỳ, Phế, có tác dụng phát tán phong hàn, hóa đàm, giải uất, giải độc, an thai, chữa hen suyễn, tê thấp, trị ho, thúc đẩy tiêu hóa và giảm đau.
Vì vậy, nếu bị cảm cúm, bạn có thể sử dụng tía tô để nấu cháo. Tía tô kết hợp với hành vừa kích thích tiết dịch vị, vừa tác dụng tiết mồ hôi giải cảm.
Ngoài ra, tía tô còn có thể kết hợp với nhiều loại lá khác để nấu nước ngâm xông giúp giải cảm.
- Cháo gừng
Từ ngàn xưa, gừng đã được ứng dụng nhiều trong gia vị nấu ăn cũng như là vị thuốc dân gian quen thuộc. Gừng được dùng làm vị thuốc giải cảm, chống bệnh cảm lạnh và cúm thông thường hiệu quả, hỗ trợ tiêu hóa, kích thích thèm ăn, ngăn ngừa tình trạng đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn...
Cách làm cháo gừng với gừng tươi khoảng 30g, gạo tẻ 60 - 80g. Gạo vo sạch nấu cháo, gừng thái lát cho vào khi cháo chín, thêm đường trắng, khuấy đều ăn nóng.
Cháo gừng thích hợp cho trẻ em viêm khí phế quản do cảm lạnh, nôn ói đau bụng hay những người bị cảm cúm.
Súp gà thích hợp cho người cảm phong hàn lẫn cảm phong nhiệt.
- Trà gừng mật ong
Khi bị cảm cúm, bạn cũng có thể sử dụng trà gừng mật ong để làm dịu cổ họng, giảm nghẹt mũi nhanh chóng. Đồng thời, trà gừng mật ong cũng có tác dụng giải cảm, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Cách làm vô cùng đơn giản: Chỉ cần sử dụng một củ gừng tươi, cạo sạch vỏ rồi thái lát mỏng, cho vào ly nước. Sau đó, đổ thêm nước sôi vào chờ khoảng 5 phút. Rồi cho thêm 1 thìa cà phê mật ong vào, khuấy đều và thưởng thức.
- Cháo kinh giới
Theo Đông y, kinh giới vị cay, tính ôn, vào kinh phế và can... có tác dụng tán hàn giải biểu, thúc nọc sởi, chống kinh giật, cầm máu; dùng cho các trường hợp cảm mạo phong nhiệt (sốt nóng) đau đầu, đau họng, chảy máu cam (nục huyết), đại tiện ra máu.
Bạn có thể nấu cháo kinh giới hoặc các món cháo kết hợp kinh giới cùng một số dược liệu khác như gừng, tỏi, phòng phong để làm món ăn giải cảm.
Nguyên liệu gồm kinh giới 10g, phòng phong 12g, bạc hà 6g, đạm đậu xị 8g, nấu lấy nước bỏ bã. Sau đó dùng nước để kết hợp với gạo tẻ nấu thành cháo. Cháo kinh giới dùng cho trường hợp ngoại cảm sợ lạnh, sợ gió, đau đầu.
2. Một số món ăn chữa cảm phong nhiệt (cảm cúm)
- Cháo bạc hà
Bạc hà là thuốc sơ tán phong nhiệt, thêm gạo tẻ, đường phèn nấu cháo vừa giúp vã mồ hôi, lại có tác dụng bảo vệ dạ dày. Món cháo bạc hà rất thích hợp cho người mới mắc bệnh cảm mạo phong nhiệt.
Sử dụng bạc hà 15g sắc lấy nước để nguội, gạo tẻ 60g, thêm nước nấu cháo, chờ khi cháo chín, thêm nước sắc bạc hà và đường phèn vừa đủ. Ăn cháo lúc hơi ấm, vã mồ hôi là tốt.
Cải cúc trừ phong nhiệt.
- Canh cải cúc nấu cá rô
Trong Đông y, cải cúc vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, vị tê, không độc, dùng làm bài thuốc tỳ vị, an tâm khí, lợi tiểu, tiêu đờm, trừ phong nhiệt...
Cách làm: Cải cúc 500g, cá rô 300g làm sạch vảy và ruột, cặp vào vỉ nướng trên lửa than cho chín vàng. Sau đó đun sôi nước, cho cá vào đun sôi một lúc, vớt ra gỡ lấy thịt, ướp với nước mắm, tiêu, hành, gừng giã nhỏ. Xương và đầu cá cho vào nồi nước, đun lại cho kỹ, lọc lấy nước trong. Đun nước sôi, cho cá đã ướp vào, nêm gia vị vừa ăn. Cho cải cúc vào đảo đều rồi tắt bếp ngay là có món canh cải cúc nấu cá rô thơm ngon, bổ dưỡng lại có hiệu quả giải cảm.
- Bối mẫu - sa sâm hấp lê
Lê 1 quả gọt vỏ, bối mẫu 6g, sa sâm 10g, bạc hà 4g và đường phèn vừa đủ, cùng cho vào trong bát thêm nước để hấp. Chia ăn sáng và chiều, dùng liền vài ngày. Món ăn có tác dụng nhuận táo trị ho, hóa đàm tuyên phế, thích hợp cho người cao tuổi hoặc trẻ em sau khi mắc bệnh cảm sốt mà gây ra các triệu chứng như: Ho khan đau họng, đờm vàng đặc, miệng khát, đại tiện táo kết...
- Súp gà
Súp gà là món ăn nên được dùng khi bị ốm. Mặc dù thiếu các bằng chứng khoa học chứng minh súp gà có tác dụng giải cảm, nhưng nó có thể mang tới nhiều lợi ích dinh dưỡng. Nước dùng cung cấp chất lỏng và chất điện giải, ngăn ngừa tình trạng mất nước. Thịt gà cung cấp protein và kẽm.
Ngoài ra, các thực phẩm chế biến kèm theo cũng cung cấp nhiều dinh dưỡng như cà rốt cung cấp vitamin A, cần tây và hành tây cung cấp vitamin C... Món ăn có thể dùng cho cả người cảm phong hàn lẫn phong nhiệt.
Biện pháp tại nhà cải thiện ngạt mũi do viêm xoang Thời tiết chuyển mùa, không khí khô hanh là điều kiện cho bệnh viêm xoang khởi phát. Ngạt mũi là một trong những biểu hiện thường gặp nhưng gây khó chịu cho người bệnh. Viêm xoang xảy ra khi có sự xâm nhập của các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus, khiến các lớp niêm mạc hô hấp lót trong các...