Chủ động quản lý chất lượng thú y thủy sản
Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 19.000 ha nuôi trồng thủy sản (NTTS) với nhiều hình thức nuôi đa dạng. Do đó, việc quản lý chất lượng thuốc thú y thủy sản là rất cần thiết nhằm giảm thiểu rủi ro cho người nuôi và bảo đảm sản phẩm nuôi an toàn.
Người nuôi trồng thủy sản ở xã Hoằng Ngọc (Hoằng Hóa) kiểm tra môi trường nước ao nuôi.
Để chủ động phòng, chống bệnh dịch trong NTTS, hàng năm, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã tổ chức tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý, sản xuất, phòng, chống dịch bệnh cho các tổ chức, cá nhân NTTS; nâng cao ý thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống, thuốc thú y và vật tư NTTS; trang bị, nâng cao nghiệp vụ thú y thủy sản cho cán bộ trung tâm dịch vụ nông nghiệp các địa phương nhằm triển khai tốt nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh thủy sản tại cơ sở.
Thực hiện kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh, vệ sinh thú y các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, thức ăn, hóa chất, chế phẩm, thuốc thú y thủy sản; thu mẫu tái kiểm định chất lượng, dư lượng chất cấm trong thức ăn, thuốc thú y, chế phẩm dùng trong NTTS tại các vùng nuôi trên địa bàn tỉnh… Ngoài ra, tổ chức thực hiện chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong NTTS tại 6 vùng NTTS trọng điểm của các huyện Hoằng Hóa, Nga Sơn, Hậu Lộc, Quảng Xương, Tĩnh Gia và Nông Cống.
Video đang HOT
Tổ chức thu và phân tích các chỉ tiêu cho các mẫu sản phẩm thủy sản nuôi để phát hiện mẫu nhiễm hóa chất, chất kháng sinh vượt giới hạn. Tuy nhiên, công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản hiện nay còn gặp không ít khó khăn, trong đó phải kể đến tình trạng NTTS tự phát, buông lỏng quản lý. Công tác quản lý sản xuất, kinh doanh giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản còn lỏng lẻo.
Sự phối hợp giữa các ngành có liên quan trong công tác kiểm soát vận chuyển thủy sản trên địa bàn tỉnh còn thiếu chặt chẽ. Hoạt động thanh tra, kiểm tra về các hành vi vi phạm chủ yếu về kinh doanh, buôn bán thuốc thú y có nhãn hàng hóa không đúng quy định; hành vi sản xuất thức ăn thủy sản không đúng hàm lượng, định lượng so với tiêu chuẩn đã công bố ghi trên nhãn… Ông Nguyễn Xuân Đồng, Phó Chi cục Trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản, cho biết: Để quản lý tốt chất lượng thú y thủy sản, chi cục đã chủ động phối hợp với các ngành liên quan của tỉnh tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên ngành theo kế hoạch hoặc đột xuất theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn cho các chủ cơ sở sản xuất NTTS tại các huyện Tĩnh Gia, Nga Sơn, Hoằng Hóa và Hậu Lộc về các quy định trong sử dụng thuốc thú y thủy sản và các chế phẩm sinh học.
Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, khắc phục tồn tại, khó khăn, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản đang tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 1795/KH-UBND của UBND tỉnh về phòng chống dịch bệnh thủy sản nuôi năm 2019. Trong đó, tập trung vào công tác kiểm dịch, kiểm soát lưu thông giống, sản phẩm thủy sản; xây dựng cơ sở sản xuất giống an toàn dịch bệnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc cấp chứng nhận kiểm dịch giống thủy sản trước khi thả nuôi. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm dịch đối với cơ sở sản xuất giống thủy sản trong tỉnh. Phối hợp với Chi cục Thủy sản, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện thanh tra, kiểm tra về hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu thông giống thủy sản. Phối hợp với UBND các huyện, thành phố có diện tích NTTS kiểm tra xác định mầm bệnh trên các đối tượng nuôi. Thiết lập kênh thông tin với các hộ, các tổ chức NTTS tại địa phương để thường xuyên nắm bắt thông tin về tình hình sản xuất.
Bài và ảnh: Hải Đăng
Theo Baothanhhoa
Nguyên nhân nghêu chết bất thường tại Bến Tre là do sốc nhiệt
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bến Tre cho biết đã xác định nguyên nhân gây nên tình trạng nghêu chết bất thường ở Hợp tác xã Thủy sản An Thủy, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre là do sốc nhiệt.
Kiểm tra mật độ nghêu tại bãi nuôi. Ảnh minh họa: Huỳnh Phúc Hậu/TTXVN
Theo Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bến Tre Phan Trung Nghĩa, kết quả xét nghiệm mẫu của Phân viện Nghiên cứu Thủy sản Nam Sông Hậu (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II) cho thấy, sự chênh lệch nhiệt độ có khả năng gây sốc nhiệt khiến nghêu chết bất thường.
Quan sát bên ngoài, nghêu ở Hợp tác xã Thủy sản An Thủy có cơ thịt trắng, không ngậm cát. Kết quả phân tích mô học cho thấy nghêu có biểu hiện sức khỏe bình thường, nhiều thức ăn trong ruột. Mẫu nghêu không có sự hiện diện của ký sinh trùng Perkinsus sp, mật độ vi khuẩn hiếu khí và Vibrio sp trong nước đều ở mức cho phép. Ngoài ra, các yếu tố chất lượng nước PH, độ mặn, hàm lượng khí độc nằm trong ngưỡng thích hợp cho nghêu phát triển; không có hiện tượng tảo nở hoa và không phát hiện tảo độc trong nước.
Sau khi xác định nguyên nhân nghêu chết, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bến Tre khuyến cáo các hợp tác xã nuôi nghêu trên địa bàn tỉnh tăng cường vệ sinh bãi nuôi, dọn vỏ, xác nghêu chết để giảm thiểu ô nhiễm môi trường vùng nuôi. Các hợp tác xã nuôi nghêu tiến hành khai thác, thu hoạch, san thưa để giảm mật độ nghêu ở bãi nuôi.
Cùng đó, các hợp tác xã cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra bãi nuôi, theo dõi chất lượng nước, đặc biệt là độ mặn và nhiệt độ. Ngoài ra, khi phát hiện nghêu nuôi có dấu hiệu bất thường hoặc chết, các hợp tác xã báo ngay về Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện hoặc Phòng Quản lý dịch bệnh Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bến Tre.
Trước đó, vào đầu tháng 3/2019, trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã ghi nhận tình trạng nghêu chết rãi rác bất thường tại Hợp tác xã Thủy sản An Thủy, với số lượng nghêu thiệt hại hơn 100 tấn, kích cỡ từ 50-80 con/kg.
Sau khi nhận được thông tin phản ánh về tình trạng nghêu chết, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bến Tre phối hợp với Chi cục Thủy sản tỉnh đã khảo sát và tiến hành thu mẫu (mẫu nghêu, mẫu nước, mẫu bùn) gửi Phân viện Nghiên cứu thủy sản Nam Sông Hậu xét nghiệm để tìm nguyên nhân nghêu chết bất thường.
Bến Tre là một trong những tỉnh có phong trào nuôi nghêu phát triển khá mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tập trung ở các huyện biển là Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú. Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Bến Tre, trên địa bàn tỉnh hiện có 9 hợp tác xã nuôi nghêu ở 3 huyện biển với tổng diện tích 7.414 ha; trong đó, có 3.762 ha diện tích có nghêu, gồm 345 ha nghêu giống và 3.417 ha nghêu thịt.
Công Trí (TTXVN)
Theo Tintuc
Lộ nguyên nhân khiến hơn 260 tấn nghêu chết Chi cục Thủy sản (thuộc Sở NN-PTNT tỉnh Hà Tĩnh), cho biết, nguyên nhân làm hơn 260 tấn nghêu nuôi ở địa bàn xã Mai Phụ, huyện Lộc chết do nước lũ đổ về khiến nước tại các bãi nuôi bị thay đổi độ mặn. Theo thống kê, tổng số diện tích nuôi có nghêu bị chết là 79,85ha, của 38 hộ dân,...