Chủ động phương châm “3 sẵn sàng, 4 tại chỗ và 5 không” trong phòng, chống thiên tai
Thực hiện chỉ đạo của các cấp Trung ương, UBND TP. Hà Nội, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai (PCTT) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) Hà Nội, trong nhiều năm qua, UBND huyện Đan Phượng đã thực hiện nhiều biện pháp, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, bám sát phương châm “3 sẵn sàng, 4 tại chỗ và 5 không” trong phòng chống thiên tai và đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Nhiều năm qua, UBND huyện, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện Đan Phượng luôn coi nhiệm vụ Phòng, chống thiên tai là nhiệm vụ trọng tâm. Chủ động, sáng tạo trong chỉ huy, điều hành, nắm chắc địa bàn, phát hiện kịp thời các nguy cơ tiềm ẩn, sẵn sàng nhân lực, vật tư, phương tiện triển khai, ứng phó với các tình huống sự cố, thiên tai. Tổ chức bộ máy Ban Chỉ huy và cơ quan thường trực được kiện toàn, phân công nhiệm vụ gắn với chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước.
Diễn tập phòng, chống thiên tai trên địa bàn huyện Đan phượng (ảnh mh)
Hàng năm đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống thiên tai huyện, xã đều được tập huấn kỹ năng nghiệp vụ; rà soát điều chỉnh Kế hoạch phòng chống thiên tai, phương án ứng phó các cấp độ rủi ro của thiên tai; phương án phòng, chống úng ngập; phương án ứng phó bão mạnh, siêu bão. Tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng lực lượng ứng phó nhanh lấy lực lượng xung kích làm nòng cốt, kiện toàn Ban Chỉ huy, ban hành quy chế hoạt động, phân công cụ thể thành viên Ban Chỉ huy cấp xã.
Phối hợp với Thành phố tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai và TKCN, lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào các chương trình hoạt động của các cấp, đoàn thể.
Chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, tập huấn, diễn tập PCTT và TKCN; Phối hợp Sở NN&PTNT Hà Nội thực hiện Đề án 1002 (2009) của Chính phủ về “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” giai đoạn 2016 – 2020 cho cán bộ, lãnh đạo các xã, thị trấn có đê. Tiếp nhận trang thiết bị phòng chống thiên tai do Sở NN& PTNT Hà Nội trang bị.
Video đang HOT
Thực hiện tốt phương châm “3 sẵn sàng, 4 tại chỗ và 5 không” trong PCTT, trong đó: công tác 3 sẵn sàng đã thực hiện tốt năm 2017 – 2018 trong 2 đợt ứng phó bão số 2, số 3, áp thấp nhiệt đới kết hợp xả lũ hồ thủy điện Hòa Bình, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện, xã đã chủ động phòng chống, ứng phó, khi mưa bão, úng ngập xảy ra luôn bám sát hiện trường, chỉ đạo, khắc phục các sự cố: vỡ sập cầu cống, sạt lở bờ sông, tràn đập Phương Tiến; sau khi bão tan, đã kịp thời hướng dẫn các xã kê khai, hỗ trợ thiệt hại cho nhân dân, kịp thời phục hồi ổn định sản xuất.
Cán bộ, nhân dân xã Trung Châu, huyện Đan Phượng tham gia tập huấn Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng
Trong công tác 4 tại chỗ, huyện Đan Phượng đã làm tốt công tác chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả các sự cố, thiên tai trên địa bàn.
Phương châm 5 không: Không để dân đuối nước, dân bị đói, dân bị khát, dân bị thương vong do điện giật và dịch bệnh được quán triệt cụ thể đến các cấp, các thành viên Ban Chỉ huy, do đó trong nhiều năm công tác phòng chống thiên tai và TKCN của huyện luôn được chủ động ứng phó, giảm nhẹ đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
UBND các xã, thị trấn đã chủ động xây dựng kế hoạch, phương án PCTT và TKCN, phương án nhân lực, vật lực sẵn sàng triển khai ứng phó. Tích cực chỉ đạo xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, công trình thủy lợi; tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi kết hợp ứng dụng khoa học-công nghệ trong sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu.
Chế độ thông tin, báo cáo, chế độ trực ban được duy trì nghiêm túc; công tác kiểm tra, phát hiện sự cố, tham mưu biện pháp, giải pháp đối phó với mưa, lũ, bão, úng ngập được triển khai đồng bộ. Công trình phòng chống thiên tai được ưu tiên tu bổ xong trước mùa mưa bão, công tác xử lý sự cố công trình đảm bảo nhanh hiệu quả.
Thường xuyên kiểm tra hiện trường, các điểm xung yếu, trọng yếu, đầu mối tiêu thoát nước, chỉ đạo trực tiếp công tác phòng, chống, ứng phó với mưa bão. Theo dõi, cập nhật, cung cấp thông tin diễn biến của thời tiết đến các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn. Phân công cán bộ Ban Chỉ huy kiểm tra, đánh giá chất lượng các công trình đê điều, thủy lợi, xử lý giải tỏa các điểm gây ách tắc dòng chảy, kiểm tra các công trình tiêu úng đầu mối; công tác trực tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều của lực lượng điếm canh đê. Duy trì lực lượng thường trực 24/24 giờ tại Văn phòng Ban Chỉ huy, thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin liên lạc, chế độ báo cáo theo quy định.
Chủ động thực hiện và phê duyệt quy hoạch chi tiết tiêu thoát nước huyện Đan Phượng đến năm 2020 định hướng năm 2030, gắn quy hoạch phòng, chống thiên tai với quy hoạch xây dựng chung của huyện, quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện tốt Luật phòng chống thiên tai, Luật Đê điều, Luật thủy lợi và các văn bản thực hiện Luật, tăng cường công tác trực ban, thông tin, cảnh báo, liên lạc nhằm đảm bảo chủ động phòng, ngừa sự cố thiên tai kịp thời, chính xác. Do đó, trong nhiều năm trên địa bàn huyện không để xảy ra thiệt hại về người, thiệt hại về tài sản được hạn chế đến mức thấp nhất; các điểm ngập úng cản trở giao thông được giải tỏa thông thoáng. Toàn bộ hệ thống công trình phục vụ công tác phòng, chống thiên tai ổn định.
Chủ động phương an phòng, chống thiên tai phục vụ kỳ thi THPT, tuyển sinh đại học
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 97/BCH về rà soát, cập nhật phương án PCTT phục vụ tổ chức kỳ thi THPT, tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2020.
Để chủ động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả các tình huống bất thường về thời tiết, thiên tai, bảo đảm an toàn trong thời gian diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2020, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thành phố yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình thiên tai; rà soát, cập nhật, chuẩn bị các điều kiện bảo đảm sẵn sàng triển khai phương án ứng phó khi có thiên tai xảy ra...
Chủ động giúp đỡ học sinh, phụ huynh, cán bộ tham gia kỳ thi an toàn khi thiên tai xảy ra, đặc biệt quan tâm tới một số khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ rừng ngang tại các huyện: Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất, Mỹ Đức, Ba Vì, Sóc Sơn; tăng cường tuyên truyền, cảnh báo thiên tai; bảo đảm thông tin chỉ đạo của các cấp chính quyền đến từng thôn, xóm để học sinh và người dân sẵn sàng ứng phó trước các tình huống thiên tai bất thường, cực đoan...
Các sở, ngành, cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác PCTT&TKCN khắc phục hậu quả của thiên tai trong phạm vi quản lý. Trong đó, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng và triển khai phương án bảo đảm an toàn cho học sinh khi có thiên tai xảy ra.
Sở NN&PTNT rà soát các phương án phòng, chống úng ngập ngoại thành và bảo đảm an toàn hồ đập, chú ý phương án chống úng ngập cho các khu vực trũng, thấp thường xuyên úng ngập ảnh hưởng an toàn giao thông đi lại khu vực ngoại thành; Sở Xây dựng triển khai phương án phòng, chống úng ngập nội thành, đảm bảo vệ sinh môi trường; phòng, chống cây, cột điện đổ; bảo đảm an toàn điện chiếu sáng công cộng, không để xảy ra tình trạng mất điện, nước; triển khai việc phòng, chống đổ, sập nhà, công trình, trường học, địa điểm thi;
Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Công an thành phố xây dựng phương án, tổ chức phân luồng giao thông cho từng địa bàn cụ thể; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, bố trí vật tư ở những khu vực trọng yếu để bảo đảm giao thông thông suốt trên các tuyến giao thông chính trong những ngày thi.
Bộ Tư lệnh Thủ đô phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức hiệp đồng, huy động, bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng cứu và xử lý kịp thời các tình huống khẩn cấp và khắc phục hậu quả thiên tai; Công an thành phố tổ chức thực hiện phương án bảo đảm an ninh chính trị, trật tự cho kỳ thi; bố trí lực lượng tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông tại các khu vực bị ảnh hưởng của thiên tai, kiểm soát phương tiện giao thông qua các đoạn đường bị ngập sâu trong thời gian diễn ra kỳ thi.
Sở Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã kịp thời triển khai công tác cứu trợ học sinh, phụ huynh, cán bộ, giáo viên tham gia kỳ thi trong các tình huống thiên tai; Sở Công Thương phối hợp với các sở, ngành liên quan chỉ đạo, tổ chức dự trữ lương thực, thuốc men, hàng hóa, vật tư thiết yếu, sẵn sàng chi viện, cún trợ khi thiên tai xảy ra; Sở Y tế chuẩn bị lực lượng cán bộ y tế, cơ số thuốc, phương tiện, vật tư, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu cấp cứu, khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh tại các điểm thi bảo đảm sức khỏe cho học sinh tham gia kỳ thi.
Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình của thành phố phối hợp với Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thành phố và các cơ quan thông tin đại chúng của Trung ương thông báo thường xuyên về tình hình thiên tai; tăng thời lượng tin bài, bổ sung đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp PCTT để học sinh và người dân chủ động phòng, tránh và khắc phục hậu quả khi thiên tai xảy ra...
Sạt lở thì rất nhiều, nhưng ở Đất Mũi là nghiêm trọng nhất Sạt lở thì rất nhiều, nhưng ở Đất Mũi là nghiêm trọng nhất. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp trong chuyến khảo sát tại xã Đất Mũi. Ngày 16/1, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cùng đoàn công tác đã làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau, kiểm tra thực tế về công tác khắc phục...