Chủ động phòng chống đói rét cho gia súc, gia cầm
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến lưu ý, từ nay đến Tết Nguyên đán Tân Sửu sẽ còn tiếp tục có những đợt rét mới, vì vậy, bà con cần chủ động theo dõi thông tin về các đợt rét, từ đó, chủ động che chắn chuồng trại, dự trữ thức ăn cho đàn gia súc.
Gia súc được chống rét tại Hà Giang – Ảnh: VGP/Nguyễn Dũng
Ngày 20/1, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT đã có chuyến công tác tại tỉnh Hà Giang để thị sát tình hình sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là việc phòng chống đói rét cho đàn gia súc tại địa phương này.
Mặc dù là địa phương có tổng đàn trâu, bò lớn, nhưng trong những đợt rét vừa qua, Hà Giang đã nhanh chóng triển khai các văn bản đôn đốc, hướng dẫn bà con thực hiện các biện pháp phòng, chống đói rét cho đàn gia súc, nhờ vậy thiệt hại được giảm tới mức thấp nhất.
Ông Hoàng Hải Lý, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hà Giang cho biết, tỉnh đã cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp xuống các xã, thôn bản kiểm tra, rà soát, nắm bắt tình hình và hướng dẫn bà con áp dụng các biện pháp phòng, chống đói rét cho đàn gia súc.
Kết quả, qua rà soát, chuồng kiên cố là 90.000 hộ, chuồng tạm 20.000 hộ. Dự trữ thức ăn được 527.000 tấn (thức ăn tinh 21.700 tấn, thức ăn thô xanh 505.000 tấn). Tổng số hộ ký cam kết thực hiện các biện pháp phòng, chống đói rét cho trâu, bò là trên 108.000 hộ, chiếm 97,8% tổng số hộ chăn nuôi trâu bò.
Video đang HOT
Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, trong thời gian tới thời tiết sẽ tiếp tục có những đợt rét đậm, rét hại mới, bởi vậy bà con phải luôn luôn chủ động, không lơ là trong việc phòng, chống đói rét cho gia súc. Các cơ quan chuyên môn cần tuyên truyền, thông báo kịp thời để bà con chủ động dự trữ thức ăn, che chắn chuồng trại.
“Nhiệt độ dưới 12 độ C tuyên truyền cho bà con không đưa trâu bò chăn thả. Sau một vài đợt rét, sức khỏe trâu, bò sẽ suy giảm, bởi vậy, bà con cần chủ động về nguồn thức ăn thô, tinh. Về mặt kỹ thuật, đối với trâu vào buổi trưa khi nhiệt độ ấm hơn, bà con nên đưa trâu ra ngoài đi quanh chuồng để phòng chống cước chân cho trâu”, ông Chinh lưu ý.
Nghị định 02/2017/NĐ-CP của Chính phủ có quy định mức hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do bão, lũ. Trong đó, đối với hỗ trợ gia súc, gia cầm:
Gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ 10.000-20.000 đồng/con; trên 28 ngày tuổi, hỗ trợ 21.000-35.000 đồng/con.
Lợn đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ 300.000-400.000 đồng/con; trên 28 ngày tuổi, hỗ trợ 450.000 đồng đến 1 triệu đồng/con; lợn nái và lợn đực đang khai thác, hỗ trợ 2 triệu đồng/con.
Bê cái hướng sữa đến 6 tháng tuổi, hỗ trợ 1-3 triệu đồng/con; bò sữa trên 6 tháng tuổi, hỗ trợ 3,1-10 triệu đồng/con;
Trâu, bò thịt, ngựa đến 6 tháng tuổi, hỗ trợ 500.000 – 2 triệu đồng/con; trên 6 tháng tuổi, hỗ trợ 2,1-6 triệu đồng/con;
Hươu, nai, cừu, dê: Hỗ trợ 1-2,5 triệu đồng/con.
Rét đậm, rét hại tiếp tục ảnh hưởng đến Bắc Bộ, Trung Bộ
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh cho nên các tỉnh Trung Trung Bộ có mưa rải rác.
Người dân xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) che chắn chuồng trại, chống rét cho đàn gia súc. Ảnh: TRẦN HẢI
Ở các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời rét đậm, rét hại (trọng tâm rét hại tập trung ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái), nhiệt độ thấp nhất đêm nay phổ biến trong khoảng từ 7C đến 10C, vùng núi từ 3C đến 6C, vùng núi cao dưới 0C và có khả năng cao xảy ra băng giá và sương muối. Hôm nay 2-1, Bắc Bộ trời nắng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 16C đến 19C; ở các tỉnh Trung Trung Bộ trời rét với nhiệt độ thấp nhất đêm nay phổ biến từ 14C đến 17C; các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên trời lạnh; ở Nam Bộ trời lạnh vào đêm và sáng sớm. Ở vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau và vùng biển phía tây khu vực nam Biển Đông có gió đông bắc mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9, biển động mạnh; sóng biển cao từ 3 đến 5 m. Khu vực Biển Đông có gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, biển động mạnh; sóng biển cao từ 4 m đến 6 m. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: cấp 2.
Ngày 31-12-2020, Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai (PCTT) có Công văn số 05 về tăng cường ứng phó với rét đậm, rét hại bảo đảm an toàn cho vật nuôi, thủy sản và cây trồng. Theo đó, yêu cầu các đơn vị liên quan, các địa phương thường xuyên theo dõi, cập nhật diễn biến thời tiết; tổ chức thành lập các đoàn công tác hướng dẫn phối hợp với các địa phương chủ động phòng, chống rét cho gia súc, gia cầm, thủy sản và cây trồng; chỉ đạo các lực lượng chức năng sẵn sàng ứng phó, khắc phục kịp thời hậu quả do thiên tai gây ra, bảo đảm cuộc sống, sinh hoạt cho nhân dân...
Tỉnh Cao Bằng hiện có tổng đàn trâu, bò hơn 211.000 con. Ngành nông nghiệp tỉnh Cao Bằng đang tích cực phòng, chống đói rét cho gia súc trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường, rét đậm, rét hại kéo dài. Đồng thời, tuyên truyền cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn xây dựng chuồng nuôi khô ráo, sạch sẽ, kiên cố, kín gió, đủ ấm cho đàn gia súc trong mùa đông; tích cực trồng cỏ, dự trữ rơm rạ, thức ăn tinh cho vật nuôi; không thả rông gia súc khi nhiệt độ xuống thấp để bảo đảm sức khỏe cho đàn trâu, bò.
Ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường mạnh, nhiều khu vực trong tỉnh Thái Nguyên đã xuất hiện rét đậm, rét hại với nhiệt độ có nơi xuống từ 4C đến 5C vào ban đêm, nhất là các huyện miền núi. Ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên đã chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống đói, rét và dịch bệnh cho đàn vật nuôi.
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh, nhiệt độ tại Tuyên Quang xuống thấp, vùng núi có nơi nhiệt độ giảm xuống từ 8C đến 10C, ảnh hưởng xấu đến đàn vật nuôi. Ngành nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang đã đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn, vận động người chăn nuôi chủ động phòng, chống dịch bệnh, đói rét cho gia súc, gia cầm nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho người chăn nuôi khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi. Tổng đàn trâu, bò của tỉnh Tuyên Quang hiện có gần 130.000 con.
Tỉnh Quảng Ninh đã cử đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc việc phòng, chống rét cho người, vật nuôi trên địa bàn TP Cẩm Phả. Hiện địa phương này có hơn 150 ha cây lâu năm, hơn 67.000 vật nuôi các loại với 758 cơ sở chăn nuôi; 517 ha diện tích nuôi trồng thủy sản với 108 hộ nuôi, tập trung chủ yếu ở xã Cộng Hòa. Đoàn công tác đề nghị thành phố tiếp tục chú trọng thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh và phòng, chống rét cho đàn vật nuôi.
Ngày 1-1, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đã chỉ đạo Sở Công thương tỉnh khẩn cấp kiểm tra và có báo cáo cụ thể về sự cố xì đường ống áp lực dẫn nước vào Nhà máy thủy điện A Lưới (huyện A Lưới). Vị trí xảy ra sự cố nằm cuối đường ống dẫn này khiến nước ngầm tràn ra khu vực ta-luy gần nhà máy thủy điện làm người dân xã Hồng Hạ, huyện A Lưới hoang mang, gây nguy cơ mất an toàn nhà máy. Trước mắt, Nhà máy thủy điện A Lưới tạm dừng phát điện, đóng cửa đường hầm và đường ống áp lực dẫn nước từ đập chính hồ thủy điện trên dòng sông A Sáp.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hiện nay, cả nước có 310 xã thuộc 108 huyện của 29 tỉnh, thành phố có dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) chưa qua 21 ngày, với số lợn tiêu hủy lũy kế là 31.203 con. Cả nước có 96% số xã không có DTLCP, bảo đảm điều kiện cho việc tổ chức tái đàn, tăng đàn lợn.
Từ đầu năm đến tháng 12-2020, cả nước đã xảy ra 84 ổ dịch cúm gia cầm A/H5 tại 28 tỉnh, thành phố; 63 ổ dịch do vi-rút A/H5N6 tại 18 tỉnh, thành phố. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là hơn 223 nghìn con. Hiện nay, cả nước có hai ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 tại hai tỉnh Khánh Hòa và Nghệ An. Như vậy, đa số trong tổng đàn gia cầm 520 triệu con an toàn đối với bệnh cúm gia cầm.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Bình cho biết, DTLCP tiếp tục xuất hiện tại xã Lê Hóa (Tuyên Hóa), xã Quảng Phương (Quảng Trạch) và xã Quảng Lộc (thị xã Ba Đồn). Lực lượng chức năng và chính quyền địa phương đã tiêu hủy toàn bộ số lợn bị bệnh và phun tiêu độc khử trùng tại hộ chăn nuôi có dịch.
Nhiều giải pháp chống rét cho vật nuôi Các địa phương đã chủ động triển khai nhiều giải pháp phòng chống rét cho đàn vật nuôi trước tình hình thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài. Tại Hà Nội: Ông Nguyễn Ngọc Sơn - Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội cho biết, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã yêu...