Chủ động phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở điều trị Methadon
Cục Phòng, chống HIV/AIDS vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan đến phòng chống dịch COVID-19 tại các cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế…
Công văn nêu rõ, hiện trên toàn quốc hiện có gần 53.000 bệnh nhân đang tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadon hoặc Buprenorphin. Bệnh nhân tham gia điều trị hàng ngày đến cơ sở điều trị để uống thuốc, tập trung chủ yếu vào buổi sáng, với số lượng trung bình khoảng 250 bệnh nhân/cơ sở điều trị (có cơ sở lên đến hơn 500 bệnh nhân/cơ sở điều trị) và 50 bệnh nhân/cơ sở cấp phát thuốc.
Để chủ động phòng chống dịch COVID-19 tại các cơ sở điều trị cũng như đảm bảo an toàn cho cán bộ, nhân viên và bệnh nhân tại các cơ sở điều trị, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị có liên quan chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở điều trị:
- Thực hiện nguyên tắc phòng ngừa và các biện pháp kiểm soát lây truyền tại các cơ sở điều trị/cơ sở cấp phát thuốc đặc biệt là khu vực cấp phát thuốc theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.
Các cơ sở điều trị Methadon cần chủ động phòng, chống dịch COVID-19.
- Nhân viên công tác tại cơ sở điều trị:
Tuân thủ thực hành phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa dựa theo đường lây truyền, áp dụng các biện pháp dự phòng giọt bắn, dự phòng tiếp xúc, dự phòng lây truyền qua đường không khí (đeo khẩu trang, sử dụng găng tay y tế và các phương tiện hỗ trợ khác nếu cần) khi thực hiện các hoạt động chuyên môn tại cơ sở điều trị theo đúng quy định hiện hành của Bộ Y tế;
Hướng dẫn bệnh nhân phòng, chống COVID-19 và tự chăm sóc tại nhà để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình theo các hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Hướng dẫn bệnh nhân đến uống thuốc tại các cơ sở:
Video đang HOT
Thực hiện đeo khẩu trang khi đến uống thuốc hàng ngày;
Bệnh nhân uống thuốc và thực hiện các quy định khác theo đúng hướng dẫn của nhân viên tại cơ sở điều trị;
Không tụ tập và nói chuyện khi đến khám, tư vấn và uống thuốc tại cơ sở điều trị, đặc biệt tại khu vực cấp phát thuốc;
Không tụ tập, nói chuyện trước và sau khi uống thuốc tại các khu vực xung quanh cơ sở điều trị.
- Đối với công tác cung cấp dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện tại các địa điểm có dịch và trong thời gian xảy ra dịch COVID-19:
Tổ chức phân nhóm bệnh nhân đến uống thuốc tại các thời điểm khác nhau trong ngày, tránh tụ tập đông bệnh nhân;
Sắp xếp lại lịch khám bệnh nhân với tần suất tháng/lần;
Giảm thăm khám, tư vấn, trao đổi trực tiếp; tăng cường trao đổi thông tin với bệnh nhân qua điện thoại và các phương tiện liên lạc cá nhân khác;
Không tổ chức tư vấn, sinh hoạt nhóm cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân trong trong thời gian có dịch COVID-19.
Sinh viên Trường ĐH Y dược TP.HCM xếp hàng đo thân nhiệt mùa Covid-19
Sinh viên Trường ĐH Y dược TP.HCM hôm nay chính thức trở lại trường sau nhiều tuần nghỉ học phòng tránh dịch bệnh Covid-19.
Sinh viên xếp hàng đo thân nhiệt trước khi vào khu vực thực hành - Phạm Hữu
Sáng nay 9.3, sinh viên Trường ĐH Y dược TP.HCM chính thức trở lại trường sau 4 tuần nghỉ kéo dài tránh dịch bệnh Covid-19.
Từ 7 giờ sáng, sinh viên bắt đầu di chuyển vào trường bắt đầu buổi học đầu tiên. Với các lớp học lý thuyết, sinh viên đeo khẩu trang xếp hàng di chuyển lên lớp học không cần thực hiện kiểm tra thân nhiệt. Những sinh viên tham gia lớp thực hành tại trường xếp hàng kiểm tra tình trạng sức khỏe, đo thân nhiệt và sát khuẩn tay trước khi vào khu vực thực hành.
Sau khi đo thân nhiệt, sinh viên rửa tay sát khuẩn - Phạm Hữu
Xếp hàng chờ đo thân nhiệt, Thủy Tiên (sinh viên năm cuối ngành răng-hàm-mặt), cho biết Tiên mới từ nhà lên TP.HCM hôm qua. "Việc kiểm tra thân nhiệt, đeo khẩu trang, sát khuẩn tay và kiểm tra tình trạng sức khỏe từng người trước khi vào phòng thực hành là cần thiết. Bản thân em khi trở lại trường những ngày này cũng tự nhắc nhở bản thân thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa theo hướng dẫn của tổ chức y tế để bảo vệ bản thân và những người xung quanh", Thuỷ Tiên chia sẻ.
Trước khi vào học chính thức, sinh viên được hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa dịch bênh - Phạm Hữu
Theo PGS-TS Trần Diệp Tuấn, Hiệu trưởng trường này, tuần đầu tiên này trường sẽ tổ chức các buổi tập huấn cho sinh viên, học viên và giảng viên toàn trường về bệnh viêm đường hô hấp cấp do Sars-CoV2, nhằm bảo vệ bản thân và ngăn ngừa lây nhiễm ra cộng đồng... Trước khi sinh viên về trường, trường đã thực hiện các khảo sát về tình hình di chuyển của sinh viên thời gian qua và nắm bắt tình hình sức khỏe người học.
Thời điểm này sinh viên chỉ học lý thuyết và thực hành tại trường, không đến bệnh viện - Phạm Hữu
Về kế hoạch học tập, PGS-TS Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, cho biết trong tuần đầu tiên này trường chỉ tổ chức các lớp học lý thuyết và thực hành tại trường, chưa bố trí đi lâm sàng tại các bệnh viện.
Về biện pháp phòng ngừa, PGS-TS Tuấn cho biết tất cả phòng học, phòng thực tập, thư viện, căn tin... trong khuôn viên nhà trường, ký túc xá đều được vệ sinh khử khuẩn theo đúng quy định của Bộ Y tế. Nhà trường đã chuẩn bị đầy đủ dung dịch vệ sinh tay chứa cồn trong các phòng học và phòng thực tập, xà phòng khử khuẩn trong các nhà vệ sinh.
"Trường cũng chuẩn bị dự phòng khẩu trang y tế cho sinh viên và giảng viên trong các trường hợp cần sử dụng", ông Tuấn nói thêm.
Cũng theo PGS-TST Tuấn, trường đã thực hiện nhiều biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế cao nhất tình trạng lây bệnh cho thể xảy ra như phát cho sinh viên dung dịch sát khuẩn cá nhân để mang theo khi đến trường, hạn chế số người cùng di chuyển trong thang máy, khuyến khích sinh viên di chuyển bằng thang bộ, khử khuẩn micro ngay sau khi giảng viên sử dụng...
"Đặc biệt, tùy theo bộ môn chuyên môn, trường bố trí lớp học ít sinh viên, có sơ đồ vị trí ngồi của từng sinh viên và ghi hình trực tiếp lưu lại để dễ dàng xử trí trong tình huống xấu phát sinh", ông Tuấn nhấn mạnh.
Trước ngày sinh viên nhập học, trường đã tổ chức sàng lọc yếu tố dịch tễ của sinh viên, học viên, giảng viên và bất cứ ai vào khuôn viên của trường và ký túc xá để phòng tránh lây lan dịch bệnh Covid-19.
Theo Thanh niên
13/20 người ở TP.HCM bay cùng chuyến với bệnh nhân thứ 17 âm tính 13/20 hành khách bay cùng chuyến với bệnh nhân nhiễm Covid-19 thứ 17 có kết quả xét nghiệm âm tính. 10h sáng ngày 8/3, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM phát đi thông báo cho biết 13/20 trường hợp bay cùng chuyến với nữ bệnh nhân Covid-19 thứ 17 tại Việt Nam đã cho kết quả xét nghiệm âm tính. Trong đó,...