Chủ động phòng chống dịch bệnh mùa Đông Xuân

Theo dõi VGT trên

Mùa Đông – Xuân là thời điểm thuận lợi cho nhiều dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh, phát triển. Nếu không triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống, dịch bệnh dễ dàng bùng phát và lây lan rộng.

Đây là những thông tin được đại diện Bộ Y tế cho biết tại hội nghị “Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh mùa Đông- Xuân và triển khai các nhiệm vụ y tế trọng tâm cuối năm 2019″ do Bộ Y tế tổ chức chiều 18/11.

Theo Tiến sĩ Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, các bệnh truyền nhiễm hay gặp trong mùa Đông- Xuân là: Cúm, sởi, ho gà, liên cầu lợn, tiêu chảy cấp, cúm gia cầm, sốt xuất huyết, tay chân miệng, bạch hầu, rubella… Đặc biệt, về bệnh sốt xuất huyết, tính đến thời điểm này cả nước đã có hơn 250.000 trường hợp mắc, trong đó 49 trường hợp tử vong.

Chủ động phòng chống dịch bệnh mùa Đông Xuân - Hình 1

Học sinh rửa tay bằng xà phòng trước bữa ăn giúp phòng chống dịch bệnh hiệu quả. (Ảnh: Dương Hải).

Sở dĩ các bệnh truyền nhiễm gia tăng trong mùa Đông- Xuân bởi thời điểm trên là mùa lễ hội, thường tập trung đông người và gia tăng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm từ gia cầm; thời tiết ẩm ướt kéo dài; gia tăng đi lại nên có nguy cơ xâm nhập các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; tỷ lệ tiêm chủng thấp khiến nguy cơ bùng phát dịch bệnh tại các vùng sâu, vùng xa.

“Vì vậy, nếu không triển khai quyết liệt các biện pháp, dịch bệnh dễ dàng bùng phát và lây lan rộng”, Tiến sĩ Đặng Quang Tấn nhấn mạnh. Mục tiêu của ngành Y tế là chủ động kiểm soát tốt dịch bệnh, không để bùng phát dịch bệnh trong mùa Đông- Xuân và mùa lễ hội.

Vì vậy, để chủ động phòng chống dịch bệnh mùa Đông – Xuân, Bộ Y tế khuyến cáo mọi người dân cần quan tâm, chủ động thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe, phòng chống dịch bệnh như sau: Tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch (đối với các bệnh có vắc xin phòng bệnh như: sởi, rubella, ho gà, thủy đậu …).

Video đang HOT

Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh; ủ ấm cho trẻ em khi đi xe máy, khi ra ngoài trời; khi làm việc ngoài trời, ra ngoài trời vào ban đêm, sáng sớm phải mặc đủ ấm, lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu. Tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp như cúm, sởi, rubella, thủy đậu… Hạn chế đến những chỗ đông người.

Đồng thời, ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh.

Bên cạnh đó, người dân cần đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày. Đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh gia đình. Khi có các dấu hiệu nghi bị bệnh truyền nhiễm cần thông báo ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn, khám và xử trí kịp thời.

Minh Khuê

Theo laodongthudo

Dịch bệnh đông - xuân gia tăng trong mùa hè: Vì sao có sự bất thường?

Theo quy luật, những dịch bệnh như sởi, ho gà, thủy đậu, quai bị... thường xảy ra vào mùa đông - xuân, do thời tiết thời điểm này là môi trường thuận lợi cho vi rút gây dịch bệnh phát triển.

Thế nhưng, theo ghi nhận của phóng viên Báo Hà Nội Mới tại một số bệnh viện trên địa bàn Thủ đô, mùa hè năm nay, các dịch bệnh mùa đông - xuân vẫn tiếp tục gia tăng. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi bất thường của dịch bệnh?

Dịch bệnh đông - xuân gia tăng trong mùa hè: Vì sao có sự bất thường? - Hình 1

Tiêm chủng đầy đủ là một trong những biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Trong ảnh: Tiêm chủng cho trẻ em tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, 70 Nguyễn Chí Thanh. Ảnh: Xuân Lộc

Tỷ lệ tiêm phòng thấp, dịch bệnh tấn công


Ho gà là bệnh đã được khống chế tại nước ta, song gần đây, bệnh này đã xuất hiện trở lại với sự thay đổi một cách bất thường. Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến ngày 16-6, toàn thành phố đã ghi nhận 77 trường hợp mắc ho gà, tương đương số mắc của cả năm 2018. Dù đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp xảy ra vào mùa đông - xuân, nhưng trong tháng 5 và đầu tháng 6-2019, Hà Nội vẫn ghi nhận 2-4 trường hợp mắc ho gà/tuần (tương đương số mắc trong tháng 1 và tháng 3-2019).


Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng tránh và khống chế bệnh ho gà. Trong chương trình Tiêm chủng mở rộng, vắc xin "5 trong 1" được tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi phòng các bệnh: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm màng não mủ (hay viêm phổi do vi khuẩn HiB) và viêm gan B; trong đó, quan trọng nhất là phòng bệnh ho gà.


Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, mỗi tháng phải có 8% trẻ được tiêm vắc xin "5 trong 1", thì sau một năm mới đạt độ bao phủ cần thiết là 95%. Thế nhưng, từ cuối năm 2018, khi vắc xin ComBE Five được đưa vào thay thế vắc xin "5 trong 1" Quinvaxem, số trẻ được tiêm chủng vắc xin này mới đạt 4-7%/tháng (tùy từng địa phương). Nếu tiến độ tiêm như hiện nay, thì tỷ lệ tiêm vắc xin trong cả năm 2019 chỉ đạt 80% và như vậy, một số dịch bệnh như: Ho gà, bạch hầu... có nguy cơ gia tăng.


Còn Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương nhận định: Do lo ngại phản ứng sau tiêm, tỷ lệ tiêm vắc xin "5 trong 1" đạt thấp. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến số ca mắc ho gà tăng trong thời gian gần đây, trong đó có nhiều ca bệnh nặng. Trung bình mỗi năm, bệnh viện tiếp nhận 200-250 trường hợp mắc ho gà và hiện tại, bệnh viện đang điều trị cho 14 trường hợp mắc ho gà. Vi khuẩn ho gà rất nguy hiểm, khiến trẻ ho từng cơn không thể kiềm chế, thậm chí có thể ngừng thở, tử vong trong cơn ho.


Tương tự ho gà, dịch bệnh sởi năm nay cũng diễn biến khá bất thường, dù thời tiết đã vào giữa hè. Trong 3 tuần đầu tháng 6-2019, trên địa bàn Hà Nội ghi nhận trung bình 30-40 trường hợp mắc sởi/tuần. Và từ đầu năm đến nay, thành phố đã có 1.481 trường hợp mắc sởi, trong khi đó cả năm 2018 chỉ có 511 trường hợp mắc.


Tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, vào những ngày nắng nóng đỉnh điểm vẫn có 3-5 trẻ bị sởi nhập viện/ngày. Còn ở Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) đã tiếp nhận điều trị cho nhiều người lớn mắc sởi. Chị Phạm Thị H. (25 tuổi, quê ở Ninh Bình) có thai 5 tháng, bị mắc sởi, đã nhập viện điều trị được gần một tuần, chia sẻ: "Do chủ quan nghĩ rằng, bệnh sởi chỉ xuất hiện ở trẻ em, nên trước khi có thai, tôi đã không tiêm phòng. Cách đây hơn một tuần, tôi bị sốt nhẹ, sau đó phát ban và được phát hiện mắc bệnh sởi".


Bác sĩ Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới cho biết, thông thường, dịch bệnh sởi bùng phát mạnh vào mùa đông - xuân, sang hè thì số ca mắc sẽ giảm mạnh và hết. Thế nhưng, từ đầu tháng 6 đến nay, số ca mắc sởi chưa có xu hướng giảm, đặc biệt là ở người lớn (từ 25 đến 35 tuổi) và phụ nữ có thai mắc sởi cao hơn hẳn so với mọi năm. Những đối tượng này hầu hết không tiêm phòng hoặc không nhớ tiền sử tiêm phòng. Thậm chí, thời điểm này, bệnh viện còn tiếp nhận nhiều trường hợp bị thủy đậu, quai bị - dù đây là những bệnh đặc trưng của mùa đông - xuân.


"Thời tiết thay đổi bất thường, vi rút, vi khuẩn - tác nhân gây bệnh dễ thích nghi, biến đổi, do đó, hiện nay, dịch bệnh có xu hướng xảy ra quanh năm, chứ không vào mùa nhất định", bác sĩ Đỗ Duy Cường lý giải.


Phòng dịch chủ động bằng tiêm vắc xin

Dịch bệnh đông - xuân gia tăng trong mùa hè: Vì sao có sự bất thường? - Hình 2

Bệnh truyền nhiễm đang gia tăng và có biểu hiện bất thường. Ảnh: Dương Ngọc

Để bảo đảm trẻ được bảo vệ trước các dịch bệnh nguy hiểm, dự kiến trong năm 2020, với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ngành Y tế sẽ phối hợp với ngành Giáo dục triển khai thí điểm quy định: Khi trẻ nhập học mẫu giáo phải có chứng nhận tiêm chủng đầy đủ. Trước mắt, quy định này dự kiến được thí điểm tại Hà Nội vào cuối năm 2019. Ngoài ra, ngành Y tế còn tổ chức tiêm bổ sung cho những trẻ chưa tiêm chủng đầy đủ.


Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, Trung tâm tiếp tục nghiên cứu sự thay đổi của dịch bệnh; đồng thời, củng cố và nâng cao khả năng giám sát, phản ứng nhanh của các đội chống dịch cơ động và chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn chuyên môn cho đội phòng, chống dịch cơ động của trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã. "Với các bệnh đã có vắc xin tiêm phòng như: Sởi, ho gà, bạch hầu, thủy đậu..., người dân phải đưa trẻ đi tiêm vắc xin. Ngay cả người lớn chưa có miễn dịch với dịch bệnh sởi, không nhớ tiền sử tiêm chủng cũng nên đi tiêm phòng", Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Nhật Cảm khuyến cáo.


WHO cho biết, trong những tháng đầu năm nay, số trường hợp mắc sởi trên toàn cầu đã tăng 300% do tỷ lệ tiêm chủng giảm. Do đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã yêu cầu toàn ngành triển khai hiệu quả phòng dịch chủ động bằng tiêm vắc xin và triển khai chiến dịch tiêm vắc xin nhắc lại ở các vùng nguy cơ cao. Đặc biệt, chú trọng đến vấn đề an toàn tiêm chủng, trong đó cần quan tâm khám sàng lọc trước tiêm để giảm các phản ứng sau tiêm và các chống chỉ định.


Để khám sàng lọc hiệu quả, ngành Y sẽ lựa chọn các bác sĩ đủ năng lực chuyên môn, được tập huấn đầy đủ. Mặt khác, trong công tác điều trị, các bệnh viện phải sàng lọc, phân loại bệnh chính xác, không để người bệnh nặng nằm chung với người bệnh nhẹ để tránh chẩn đoán nhầm, bỏ sót bệnh hoặc lây nhiễm chéo...

Theo hanoimoi

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Người đàn ông nhập viện sau bữa cơm với loài hoa kịch độc
05:39:56 16/11/2024
Cứu sống bệnh nhi người Lào bị viêm phổi nặng
07:52:14 15/11/2024
Ăn quá nhiều đồ ăn vặt kém dinh dưỡng, cậu bé 12 tuổi bị mất thị lực vĩnh viễn
15:38:55 16/11/2024
Những người nên hạn chế ăn trứng, biết mà tránh kẻo 'rước họa'
18:58:14 15/11/2024
Loại quả Việt xuất khẩu sang Mỹ là "kẻ thù" của ung thư
06:41:43 15/11/2024
Nhiều người dân Hà Nội 'dính độc' kiến ba khoang
07:56:54 15/11/2024
Những tai biến trong và sau nâng ngực chị em cần biết
07:59:14 15/11/2024
Cách làm dịu cơn đau bụng do hội chứng ruột kích thích
08:01:35 15/11/2024

Tin đang nóng

Huỳnh Hiểu Minh cúi đầu xin lỗi
20:59:48 16/11/2024
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: "Em gái quốc dân" lộ mặt sưng phù gây sốc, Triệu Lệ Dĩnh "chặt đẹp" dàn mỹ nhân trong bài test cam thường
22:06:03 16/11/2024
Tin không vui cho Kỳ Duyên trước thềm Chung kết Miss Universe 2024
23:46:08 16/11/2024
1 Hoa hậu lên tiếng về nghi vấn livestream nói xấu Kỳ Duyên
23:51:06 16/11/2024
Phi Thanh Vân thân mật bên bạn trai hơn 10 tuổi, NSƯT Đức Hải sống kín tiếng
23:48:37 16/11/2024
Đàm Vĩnh Hưng nộp đơn kiện đòi bồi thường vụ tai nạn tại Mỹ
23:27:56 16/11/2024
Bố dượng bán nhà cửa, kỷ vật, trả nợ thay con gái riêng của vợ
20:52:29 16/11/2024
Em gái Cẩm Ly lên tiếng thông tin ly hôn chồng tỷ phú đô la
23:42:24 16/11/2024

Tin mới nhất

Ghi nhận thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm ở tỉnh Bình Định

05:47:04 16/11/2024
Theo người nhà, lúc phát bệnh, ông T.V.T sốt cao, đau đầu, nhức mỏi toàn thân, ho nhiều, khò khè, người nhà tự mua thuốc điều trị (không rõ loại thuốc) nhưng không đỡ, sau đó mới đưa bệnh nhân nhập viện điều trị./.

Hội chứng mẫn cảm ở phụ nữ mang thai

05:45:07 16/11/2024
Khi mẹ bầu cảm thấy vui lúc chồng đi làm về, hoặc khi con nghe thấy tiếng của bố, chúng ta có để ý rằng con cũng sẽ phản ứng lại bằng những cử động trong tử cung.

Dấu hiệu chứng tỏ bạn nhiễm giun đường ruột

05:35:02 16/11/2024
Bạn có thể gặp các triệu chứng tiêu hóa như khó chịu ở dạ dày và tiêu chảy nếu bạn bị ký sinh trùng đường ruột. Hầu hết trường hợp nhiễm giun đường ruột chỉ lây nhiễm nhẹ và dễ dàng chữa khỏi bằng thuốc.

Số ca chết não hiến mô, tạng đạt mức kỷ lục

05:30:44 16/11/2024
Đến nay, đã có 4 ca chết não là người Quảng Ninh hiến tạng. Một người chết não hiến tạng, có thể lấy được 20 mô, tạng cứu nhiều người bệnh hiểm nghèo.

Đau lưng kéo dài cảnh giác với viêm cột sống dính khớp

05:25:24 16/11/2024
Bên cạnh điều trị thuốc, các biện pháp điều trị không dùng thuốc góp phần quan trọng và không thể thiếu trong bệnh lý viêm cột sống dính khớp.

8 loại thực phẩm hàng đầu giúp tăng khả năng miễn dịch

05:21:55 16/11/2024
Thành phần hoạt chất trong tỏi, allicin sativum, được cho là có tác dụng kháng virus và kháng khuẩn đối với cảm lạnh thông thường. Khi ăn sống, tỏi giải phóng allicin, được cơ thể hấp thụ và tăng cường chức năng miễn dịch.

Biểu hiện của thiếu vitamin C

11:46:31 15/11/2024
Vitamin C còn được gọi là acid ascorbic là một vitamin tan trong nước, cần cho các hoạt động hàng ngày của cơ thể. Tình trạng thiếu hụt vi chất này thường bắt nguồn từ việc ăn uống không hợp lý.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

08:41:52 15/11/2024
Xuất hiện tình trạng tay yếu và vụng về, đau cơ, chuột rút, gây khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật, cài nút quần áo, sử dụng điện thoại, lái xe hoặc đọc sách.

Thuốc điều trị hội chứng đau nhức vùng sọ mặt

08:32:13 15/11/2024
Thuốc chống co giật có ít tác dụng phụ khi so sánh với các loại thuốc giảm đau dài hạn khác. Các tác dụng phụ thường gặp như: Buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, táo bón, khó tập trung, mất thăng bằng hoặc khó phối hợp...

Những người nên hạn chế ăn thịt vịt, biết mà tránh kẻo hại vô cùng

08:29:44 15/11/2024
Cổ vịt được nhiều người yêu thích nhưng bộ phận này cũng là nơi chứa rất nhiều mô bạch huyết, nếu không loại bỏ sạch, có rất nhiều virus gây hại sức khỏe trú ngụ tại đó. Nhiệt độ nấu nướng không thể tiêu diệt chúng, dẫn tới nguy hại cho...

Hội chứng buồn sau sinh có phải là dấu hiệu trầm cảm?

08:28:34 15/11/2024
Đặc biệt, nếu sản phụ là người có tiền sử trầm cảm hoặc đang dùng thuốc chống trầm cảm, cần thông báo với bác sĩ sản phụ khoa ngay từ đầu khi chăm sóc trước khi sinh. Bác sĩ sẽ tư vấn các biện pháp điều trị để ngăn ngừa trầm cảm sau sin...

Nên uống bao nhiêu nước và khi nào để giảm cân?

08:20:15 15/11/2024
Cynthia Sass cho biết thêm, nghiên cứu cho thấy nước có khả năng giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất và mặc dù tác động có thể nhẹ nhưng nó có thể tạo ra tác động lớn hơn theo thời gian.

Có thể bạn quan tâm

Thả lưới bắt cá, ngư dân vô tình 'tóm' được tàu ngầm hạt nhân Mỹ

Thế giới

06:39:40 17/11/2024
Theo trang Business Insider ngày 15.11, nhân vật được nêu trên là ông Harald Engen, người đang giao cá đến ngôi làng Malangen ở phía tây Na Uy thì nhận được tin báo về mẻ lưới đặc biệt.

10 cách mặc chân váy đẹp đi dự đám cưới

Thời trang

06:34:01 17/11/2024
Ưu điểm của chân váy là sự nữ tính, chỉn chu, phù hợp với những dịp trang trọng. Ngoài ra, các set chân váy còn có độ trang nhã, không sợ lấn át cô dâu.

Cặp đôi ngôn tình gây sốt MXH vì ngọt từ phim đến đời, chemistry bùng nổ khiến khán giả mong yêu thật

Phim châu á

06:08:27 17/11/2024
Dù lần đầu tiên song kiếm hợp bích cùng nhau, nhưng Woo Do Hwan lẫn Lee Yoo Mi khiến khán giả mê mẩn bởi những phân cảnh tung hứng duyên dáng và phản ứng hoá học ngọt ngào, bùng nổ.

Trường Huy lấy nước mắt Phương Dung, Ngọc Sơn khi hát về mẹ

Tv show

06:06:40 17/11/2024
Thể hiện ca khúc dành tặng đấng sinh thành, thí sinh Trường Huy khiến các giám khảo như Ngọc Sơn, Phương Dung nghẹn ngào trên ghế nóng.

'Chiến tranh giữa các vì sao' bị hủy lịch chiếu năm 2026

Hậu trường phim

06:04:46 17/11/2024
Ông lớn Disney vừa thông báo hủy lịch chiếu của phần phim mới nhất thuộc thương hiệu Chiến tranh giữa các vì sao (Star Wars) trong năm 2026.

Trổ tài làm cơm rang dứa giăm bông ngon 'bá cháy'

Ẩm thực

06:03:35 17/11/2024
Cơm rang dứa giăm bông không chỉ dễ làm, còn rất hấp dẫn, phù hợp cho bữa sáng, bữa trưa hay một bữa tối nhẹ nhàng.

Azerbaijan giúp Slovakia thoát khỏi sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga

Uncat

04:50:37 17/11/2024
Trong bối cảnh rủi ro chính trị và khả năng chấm dứt quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine, Slovakia đang tìm kiếm các nguồn cung thay thế và mở rộng dự trữ năng lượng để đảm bảo an ninh năng lượng trong tương lai.

Chung kết Miss Universe 2024: Kỳ Duyên thế nào sau khi bị "chê tơi tả"?

Sao việt

23:37:32 16/11/2024
Sau đêm thi bán kết không mấy thành công, Kỳ Duyên đang chuẩn bị bước vào đêm thi quan trọng nhất - chung kết Miss Universe 2024.

Sao nam bị vợ tố nghiện mua dâm lộ mức đền bù gây phẫn nộ

Sao châu á

22:18:28 16/11/2024
Yulhee tiết lộ Minhwan đã đề nghị đưa cho cô 50 triệu won (909 triệu đồng) bồi thường ly hôn và 2 triệu won (36 triệu đồng) tiền cấp dưỡng nuôi con.