Chủ động phòng bệnh bằng vắc-xin
Một bé gái 5 tuổi ở Tây Ninh được xác định sốc nhiễm trùng, nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu, tính mạng bị đe dọa.
Đây là căn bệnh nguy hiểm, nhưng đã có vắc-xin phòng bệnh. Tuy nhiên, vì chủ quan, nhiều phụ huynh không cho con tiêm đủ vắc-xin.
Trẻ em cần được tiêm vắc-xin đầy đủ, đúng lịch để phòng, trách dịch bệnh, ngăn ngừa các biến chứng nặng.
Thờ ơ, không tiêm vắc-xin, hậu quả khôn lường
Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), cơ sở tiếp nhận bệnh nhân 5 tuổi ở Tây Ninh với biểu hiện sốt cao, đau nhức khắp người, đau bụng, nổi ban rải rác toàn thân. Bác sĩ xác định, bé bị sốc nhiễm trùng, nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu, phải cách ly điều trị tích cực bằng thở máy, chống sốc, phối hợp nhiều kháng sinh…
Kết quả xét nghiệm PCR cho thấy, bệnh nhân dương tính với vi khuẩn não mô cầu nhóm B và chưa từng tiêm vắc-xin.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP.HCM cho biết, vi khuẩn não mô cầu nhóm B là tác nhân gây bệnh phổ biến nhất tại Việt Nam trong 15 năm qua, gây ra các bệnh như viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi và để lại nhiều di chứng nặng nề như liệt, điếc, thiểu năng trí tuệ, phải cắt cụt chi…
Video đang HOT
Hệ thống giám sát trọng điểm viêm màng não do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương điều hành thu thập dữ liệu từ Bệnh viện Nhi đồng 1, 2 (TP.HCM) và Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) từ năm 2012 cho thấy, hầu hết trường hợp viêm màng não mô cầu xâm lấn đều do não mô cầu nhóm B gây ra. Báo cáo 15 trường hợp có biến chứng nặng tại Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2016 – 2020 đều do nhóm huyết thanh B.
Đáng chú ý, tỷ lệ người khỏe mạnh mang vi khuẩn não mô cầu nhóm B, nhất là nhóm thanh thiếu niên, chiếm đa số.
Theo dữ liệu của Bộ Y tế Vương quốc Anh, khoảng 9/10 trẻ em và thanh thiếu niên tử vong do bệnh viêm màng não mô cầu xâm lấn không qua khỏi trong khung 24 giờ, kể từ khi được chẩn đoán.
Chi phí điều trị một ca bệnh do não mô cầu rất tốn kém, có khi lên đến hàng trăm triệu đồng, phải huy động nhiều thiết bị, nhân lực, chưa kể gánh nặng chăm sóc người tàn tật về sau.
Ngoài não mô cầu, Bộ Y tế cho biết, một số dịch bệnh truyền nhiễm như cúm, sởi, thủy đậu… cũng đang có chiều hướng gia tăng. Các cơ sở y tế ghi nhận nhiều người mắc cúm A, trong đó có những trường hợp biểu hiện nặng, có biến chứng, được chỉ định nhập viện. Trẻ em mắc cúm A dễ bị biến chứng viêm phổi, phải thở ô xy, hoặc bị viêm tai giữa, thậm chí viêm màng não, viêm cơ tim.
Khác với giai đoạn trước, gần đây, bệnh nhân mắc cúm A có thể xuất hiện những triệu chứng về thần kinh nguy hiểm. Để phòng, chống dịch cúm A bùng phát và lây lan, theo các chuyên gia, tiêm vắc-xin là biện pháp quan trọng hàng đầu.
Số ca mắc sởi cũng đang tăng cao trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam, khiến Tổ chức Y tế thế giới phải đưa ra cảnh báo. Theo chuyên gia, trong bối cảnh tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin nói chung và vắc-xin sởi nói riêng đang giảm, dịch sởi có nguy cơ bùng phát mạnh.
Tiêm phòng đầy đủ là giải pháp hàng đầu
Thời gian qua, ngành y tế đã có nhiều nỗ lực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, nhưng tình hình dịch bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến khó lường, khó dự báo. Theo GS-TS. Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cần triển khai quyết liệt phòng, chống dịch truyền nhiễm, tăng cường tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ.
Đại diện Bộ Y tế cho hay, nhu cầu giao thương, du lịch ngày càng tăng cao, thời tiết thay đổi bất thường là những điều kiện thuận lợi làm tăng nguy cơ lây lan và bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra, sau đại dịch Covid-19, nhiều trẻ không được tiêm chủng đúng lịch, chưa tiêm chủng đủ mũi vắc-xin, dẫn đến nguy cơ gia tăng các dịch bệnh có thể dự phòng bằng vắc-xin.
Đặc biệt, bệnh sởi, ho gà thường tăng ca mắc theo chu kỳ 3 – 5 năm. Do vậy, nếu không có những biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt, thì số ca mắc các căn bệnh này có thể bùng phát trong thời gian tới.
Về giải pháp phòng bệnh, theo GS-TS. Phan Trọng Lân, tiêm phòng đầy đủ vắc-xin cho trẻ luôn là giải pháp ưu việt hàng đầu. Nếu tỷ lệ tiêm chủng chưa đạt như mong muốn, thì nguy cơ bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm rất cao.
Bộ Y tế đề nghị các địa phương rà soát và yêu cầu trẻ chưa tiêm đủ mũi vắc-xin phải tiêm ngay. Đồng thời, Bộ cũng đã có chỉ đạo đối với việc tiêm vắc-xin ho gà (có trong thành phần vắc-xin 5 trong 1) trong tháng 4/2024 và hướng dẫn các tỉnh, thành phố rà soát đối tượng, lên kế hoạch để tiêm ngay khi vắc-xin được phân bổ về địa phương.
Trẻ em và người lớn cần chủ động tiêm vắc-xin sởi đầy đủ, đúng lịch để giúp cơ thể sản sinh kháng thể đặc hiệu với virus sởi, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh sởi và các biến chứng nặng.
“Thực tế, nơi nào tỷ lệ tiêm chủng thấp, thì nơi đó khả năng rất cao sẽ bùng phát dịch. Như vậy, việc rà soát tiêm chủng phải được thực hiện từ cấp huyện, xã; cần rà soát đầy đủ về tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ, để tiêm bù, tiêm vét. Nếu làm được điều đó, thì dịch sởi sẽ khó bùng phát, hoặc trong trường hợp bị mắc bệnh, thì bệnh nhân cũng sẽ giảm nhẹ được các biến chứng”, GS-TS. Phan Trọng Lân nói.
Lạng Sơn: Cứu sống bệnh nhân nguy kịch do viêm màng não mô cầu
Sáng 15/12, đại diện Bệnh viện đa khoa Lạng Sơn cho biết, vừa cấp cứu, điều trị thành công cho một bệnh nhân 16 tuổi nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm do mắc viêm não mô cầu.
Bệnh viêm màng não do não mô cầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan qua đường hô hấp, dễ bùng phát thành dịch và có thể gây tử vong cho người bệnh trong vòng 24 giờ nếu không được xử lý kịp thời.
Bác sĩ Bệnh viện đa khoa Lạng Sơn theo dõi, điều trị bệnh nhân viêm màng não do não mô cầu.
Trước đó, ngày 7/12, Bệnh viện đa khoa Lạng Sơn tiếp nhận một bệnh nhân 16 tuổi là học sinh của Trường phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở và Trung học phổ thông huyện Văn Quan (Lạng Sơn) trú tại thôn Nặm Rạt, xã Tân Đoàn (Văn Quan) nhập viện với các triệu chứng điển hình của viêm màng não do não mô cầu như: sốt cao liên tục xen lẫn ngủ gà, đau đầu, nôn, xuất hiện ban xuất huyết ở trên người, tập trung nhiều từng mảng ở đùi, bụng; ban xuất huyết có màu đen, biểu hiện của hoại tử, nhiễm khuẩn huyết do nhiễm não mô cầu.
Theo thông tin từ người nhà, ban đầu, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng sốt, đau đầu, ho, chảy nước mũi và được nhân viên y tế nhà trường cho uống thuốc điều trị nhưng không đỡ.
Gia đình và nhà trường đã đưa bệnh nhân đến Trung tâm Y tế Văn Quan. Trung tâm Y tế huyện Văn Quan khám và điều trị bệnh không tiến triển, có dấu hiệu nặng hơn, chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết/theo dõi viêm màng não do não mô cầu và chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện đa khoa Lạng Sơn cách ly, điều trị.
Sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với não mô cầu, các bác sĩ đã cho bệnh nhân dùng kháng sinh, chống phù não, thực hiện chọc dò tủy sống. Đến nay, sau 8 ngày điều trị, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, sức khỏe ổn định và tiếp tục được theo dõi, điều trị tại Khoa truyền nhiễm, Bệnh viện đa khoa Lạng Sơn.
Ngay khi nhận được thông tin về ca bệnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (Sở Y tế Lạng Sơn) đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tiến hành điều tra và giám sát xử lý nguồn bệnh, khử khuẩn lớp học, phòng ngủ, lập danh sách những người tiếp xúc gần 1 mét trong vòng 1 tuần và cho uống kháng sinh dự phòng.
Đến nay, địa phương chưa phát hiện thêm ca bệnh mới, các cơ quan chức năng của tỉnh đang tiếp tục theo dõi ổ dịch, chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật tư y tế để xử lý kịp thời các tình huống dịch theo quy định.
Phòng 'bệnh tử 24 giờ' não mô cầu nhóm B bằng vắc xin từ 2 tháng tuổi Bé gái 6 tuổi ở Tây Ninh được xác định sốc nhiễm trùng, nhiễm khuẩn huyết do nhóm huyết thanh não mô cầu B. Đây là nhóm não mô cầu nguy hiểm và phổ biến hàng đầu tại Việt Nam; đã có vắc xin phòng sớm cho trẻ từ 2 tháng tuổi. Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho...