Chủ động phát hiện ca bệnh lao trong cộng đồng
Từ tháng 12.2022 – 1.2023, Bệnh viện Phổi Hà Nội phối hợp Trung tâm y tế TX.Sơn Tây và H.Phúc Thọ tổ chức khám, phát hiện chủ động ca bệnh lao cho người dân trên địa bàn.
Hoạt động này nhằm phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh lao, lao tiềm ẩn, lao kháng thuốc cho người tiếp xúc với bệnh nhân lao và nhóm nguy cơ cao; theo dõi các trường hợp có tổn thương bất thường trên phim X-quang phổi để tiếp tục cho xét nghiệm Xpert chẩn đoán lao, lao tiềm ẩn và lao kháng thuốc.
Được khám sàng lọc là những người có nguy cơ như: người tiếp xúc với bệnh nhân lao, người có ho khạc kéo dài trên 2 tuần, người già, trẻ em từ 0 – 14 tuổi sống cùng nhà với bệnh nhân lao phổi, người già cô đơn, người tàn tật, người nhiễm HIV, lao đa kháng thuốc… Số người dự kiến khám khoảng 4.200 người tại 14 xã thuộc TX.Sơn Tây và H.Phúc Thọ.
Video đang HOT
Trước đó, trong tháng 11, Trung tâm y tế H.Ba Vì phối hợp Bệnh viện Phổi Hà Nội khám sàng lọc các bệnh về phổi tại cộng đồng trên địa bàn huyện. Qua đó, chương trình đã khám sàng lọc lao, COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính), hen phế quản cho 2.783 người; đã khám sàng lọc hen phế quản cho 3.137 học sinh từ 12 – 15 tuổi. Qua đó, cấp phát thuốc bổ, thuốc hỗ trợ cho 100% người đến khám.
Tại các trường học, chương trình đã phát hiện 92 trường hợp mắc COPD, 9 trường hợp mắc hen, 363 trường hợp theo dõi hen và COPD. Các trường hợp nghi mắc lao sẽ được xét nghiệm chẩn đoán. Các ca bệnh xác định sẽ được lập hồ sơ bệnh án, điều trị quản lý theo quy định của Chương trình chống lao quốc gia. Các trường hợp được chẩn đoán mắc COPD và hen phế quản được cấp 1 tháng thuốc miễn phí, sau đó tiếp tục khám, điều trị theo tuyến bảo hiểm y tế.
Lao tiếp tục là căn bệnh truyền nhiễm gây tử vong hàng đầu trên thế giới
Chủ tịch Liên minh toàn cầu phát triển thuốc chữa trị bệnh Lao (TB Alliance) Mel Spigelman mới đây cảnh báo sau những nỗ lực lớn chống đại dịch COVID-19 trên toàn cầu, bệnh lao đã trở lại là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất trên thế giới, do thiếu sự tập trung vào công tác đẩy lùi căn bệnh hiểm nghèo này.
Bệnh lao đã trở lại là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất trên thế giới. Ảnh minh hoạ: AFP
TB Alliance là tổ chức phi lợi nhuận với mục đích phát triển các loại thuốc chữa trị bệnh lao hiệu quả nhanh chóng, giá thành phải chăng, đặc biệt là tại những nước nghèo.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, ông Spigelman đã hoan nghênh tiến bộ nhanh chóng và vượt bậc trong công tác kiểm soát đại dịch COVID-19 với hàng loạt vaccine, phương pháp xét nghiệm và biện pháp điều trị an toàn, hiệu quả được phát triển trong 2 năm qua. Tuy nhiên, chuyên gia này cho biết trong khi số ca tử vong do COVID-19 đang giảm ở mức ổn định, bệnh lao lại phát triển mạnh hơn.
Trước khi COVID-19 xuất hiện, lao là căn bệnh truyền nhiễm khiến nhiều người tử vong nhất thế giới, mỗi năm cướp đi sinh mạng của 1,5 triệu người, theo đó mỗi ngày có 4.109 người tử vong do bệnh lao. Trong khi đó, theo tính toán của Đại học Johns Hopkins, trong 28 ngày qua có tổng cộng 40.578 người tử vong do COVID-19, như vậy trung bình mỗi ngày có 1.449 người tử vong do bệnh này.
Tuy nhiên, không giống như đối với COVID-19, hiện thế giới có rất ít cảnh báo về bệnh lao. Trên thực tế, đại dịch COVID-19 đã tác động nghiêm trọng tới các nỗ lực chống bệnh lao, khi các bệnh viện điều trị lao phải chuyển sang chữa trị cho các bệnh nhân COVID-19, trong khi các biện pháp phong tỏa cản trở bệnh nhân lao đến thăm khám và điều trị. Điều này khiến số ca tử vong do lao trong năm 2020 tăng mạnh lần đầu tiên trong một thập kỷ. Chuyên gia Spigelman nhận định đây là bước thụt lùi đáng kể.
Trong khi hàng tỷ USD được chi cho chiến dịch chống COVID-19, tình trạng kinh tế toàn cầu suy giảm và căng thẳng địa chính trị khiến các nhà tài trợ hàng đầu cho cuộc chiến chống lao thắt chặt "hầu bao". Phần lớn các nhà tài trợ cho TB Alliance đã bất ngờ không cam kết quyên góp hơn 1 năm và giảm bớt số tiền chi, trong khi Anh - nhà tài trợ truyền thống hàng đầu - chưa có tài trợ nào trong năm nay. Chuyên gia Spigelman lo ngại rằng tiến bộ đạt được trong cuộc chiến chống lao, vốn đã chịu ảnh hưởng tiêu cực do COVID-19, sẽ ngày càng suy yếu.
Những khó khăn này xuất hiện vào thời điểm thế giới đang chứng kiến sự đột phá trong điều trị bệnh lao. Thống kê cho thấy khoảng 5% trong số 9,5 triệu người mắc lao mỗi năm đang kháng thuốc kháng sinh thông thường, mỗi ngày bệnh nhân phải uống 5-8 viên thuốc và thường phải tiêm thuốc hằng ngày trong khoảng 2 năm, với nhiều tác dụng phụ và tỷ lệ chữa khỏi chỉ khoảng 20-30%. Tuy nhiên, với loại thuốc mới BPaL do Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt năm 2019, người bệnh chỉ cần uống thuốc 3 viên/ngày trong 6 tháng. Thuốc này ít tác dụng phụ và tỷ lệ chữa khỏi lên tới 90%.
Chuyên gia Spigelman nêu bật tầm quan trọng của việc tăng nguồn lực để giúp bệnh nhân có thể tiếp cận loại thuốc mới này. Mặc dù nguồn lực chống lao luôn hạn chế, song việc thế giới thiếu khẩn trương trong nỗ lực xóa bỏ căn bệnh này đang khiến lao trở thành căn bệnh phổ biến ở người nghèo. Trong bối cảnh đó, các vaccine tiềm năng chống lao ngày càng giảm, khi có rất ít ngân sách để phát triển và ít nỗ lực triển khai thử nghiệm như các vaccine ngừa COVID-19. Ông Spigelman khẳng định rằng nếu có nhiều nguồn lực như chiến dịch chống COVID-19, thế giới hoàn toàn có thể xóa bỏ bệnh lao.
WHO cảnh báo ca mắc lao gia tăng toàn cầu sau gần 20 năm Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo số người mắc bệnh lao phổi (TB) trên toàn cầu đã tăng lần đầu tiên sau gần hai thập kỷ. Virus lao Mycobacterium gây bệnh lao, chủ yếu ảnh hưởng đến phổi của người. Ảnh: Getty Images Theo một báo cáo được công bố ngày 27/10, WHO ghi nhận mức tăng trong các ca...