Chủ động nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi
Trước tình hình giá các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (TACN) đang có xu hướng tăng và dự báo, trong quý II/2021 chưa có chiều hướng giảm ngay, do vậy, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh TACN cần chủ động tìm kiếm và tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu trong nước có thể thay thế được nguồn nhập khẩu để chế biến thức ăn chăn nuôi.
Hiện nay, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đang có xu hướng tăng (Ảnh minh họa: BT)
Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đang có xu hướng tăng
Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), giai đoạn từ năm 2015 đến quý III/2020, nhìn chung giá TACN ổn định, thậm chí có thời điểm giảm dần. Tuy nhiên, từ tháng 10/2020, giá các loại nguyên liệu chính của TACN bắt đầu tăng và tăng cao đến thời điểm hiện nay với mức tăng trung bình từ 30-35%.
Riêng trong quý I/2021, giá nguyên liệu TACN ghi nhận mức tăng đáng kể. Cụ thể, ngô hạt 7.371 đ/kg, tăng 20,3%; khô dầu đậu tương 13.533 đ/kg, tăng 12,9%; DDGS (bã rượu khô) 8.700 đ/kg, tăng 21,9% so với giá bình quân quý IV/2020.
Và sau khi đạt mức cao nhất vào giai đoạn cuối tháng 2 và đầu tháng 3 năm nay, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đã giảm nhẹ vào cuối tháng 3 và duy trì đến đầu tháng 4. Tuy nhiên, trong những ngày gần đây (20-23/4), giá một số nguyên liệu như: ngô, DDGS, lúa mì có xu hướng tăng nhanh.
Video đang HOT
Cùng với giá nguyên liệu chính TACN, giá TACN thành phẩm trong quý I/2021 ghi nhận tăng so với quý IV/2020. Cụ thể, thức ăn hỗn hợp (TAHH) cho lợn thịt từ 60kg trở lên tăng 10,4%; TAHH cho gà thịt lông màu tăng 11%, TAHH cho gà thịt lông trắng tăng 7,5%. Trong tháng 4/2021, giá TACN thành phẩm tiếp tục tăng 2,7-3,3% so với Quý I/2021.
Tính từ lần tăng giá đầu tiên tại thời điểm cuối năm 2020 đến nay, giá TACN thành phẩm trong nước đã tăng trung bình 5-6 đợt, với tổng mức tăng chung từ 10-15%.
Lý giải về nguyên nhân dẫn đến giá TACN tăng, theo Cục Chăn nuôi, do giá các loại ngũ cốc trên thị trường thế giới đều tăng cao và thiết lập ở mặt bằng giá mới như hiện nay. Trong đó, giá ngô hạt, đậu tương chào hàng ngày 23/4/2021 tại CBOT ( Sàn giao dịch Chicago) tương ứng lần lượt là 249-258 USD/tấn, 557-565,5 USD/tấn. Lý do của các mức giá này do chi phí sản xuất cao, biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến mùa màng, các quỹ đầu tư lớn chuyển hướng sang đầu cơ nông sản và Trung Quốc tăng mua ngũ cốc phục vụ sản xuất, chăn nuôi trong nước.
Đồng thời, ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 dẫn đến chi phí vận chuyển tăng do thiếu tàu biển và container vận chuyển hàng hóa nói chung, trong đó có mặt hàng TACN.
Đáng chú ý là việc Argentina là nước cung cấp số lượng lớn ngô, đậu tương, khô dầu đậu tương cho thị trường thế giới đã có đình công tại các cảng biển vào tháng 1-2/2021 làm cản trở việc xuất khẩu các lô hàng đã được ký kết với khách hàng, trong đó có nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Mặt khác, để đảm bảo an toàn nguồn cung trong nước, Chính phủ Argentina đã quyết định tạm dừng xuất khẩu hạt ngô đến ngày 28/2/2021. Trong khi đó, tình hình hạn hán từ tháng 3/2021 trở lại đây tại một số tỉnh của Braxin làm ảnh hưởng đến sản lượng của vụ ngô chính vụ của nước này.
Cần tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu trong nước
Nhận định của Cục Chăn nuôi cho biết, giá các loại nguyên liệu TACN chính chưa có chiều hướng giảm ngay trong quý II/2021, tuy nhiên, dự kiến sẽ giảm dần và ổn định từ tháng 7/2021.
Cùng với xu hướng trên, giá TACN thành phẩm sẽ còn tăng, tối thiểu từ 5-10% tùy loại để đạt mức tăng chung là 20% thì mới có thể dừng lại, khi đó thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn thịt và gà thịt ở giai đoạn vỗ béo có thể lên mức trên 11.000-11.300 đ/kg và đây là mức giá đã được thiết lập vào năm 2014.
Trước nhận định này, theo Cục Chăn nuôi, để kiểm soát giá và thị trường TACN, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh TACN cần chủ động tìm kiếm và tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước có thể thay thế được nguồn nhập khẩu để chế biến thức ăn chăn nuôi. Quản trị tốt nguồn nguyên liệu và giảm tối đa các chi phí sản xuất để hạ giá thành TACN thành phẩm.
Với các cơ sở chăn nuôi, cần áp dụng tối đa các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ cao trong chăn nuôi về chuồng trại, thiết bị, con giống, quản trị trại thật tốt để tăng tối đa hiệu quả sử dụng thức ăn chăn nuôi.
Ngoài ra, theo Cục Chăn nuôi, để chủ động được nguồn nguyên liệu và giảm chi phí nhập khẩu các loại nguyên liệu TACN, cần có các chính sách thương mại và nâng cao năng lực hệ thống logistic trong hoạt động xuất, nhập khẩu, kinh doanh nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
Đồng thời, cần tăng diện tích đất trồng thâm canh các loại cỏ, ngô sinh khối làm thức ăn cho đại gia súc. Đi cùng với đó, cần áp dụng có hiệu quả các giải pháp kỹ thuật, chính sách hỗ trợ hoạt động thu gom, chế biến, nâng cao giá trị và bảo quản nguồn phụ phẩm trong sản xuất nông, công nghiệp làm nguyên liệu TACN như: rơm, cỏ xanh, thân cây ngô, bã dứa, bã sắn, vỏ quả điều,…
Thức ăn chăn nuôi nhập khẩu ghi nhãn phụ thế nào?
Đối với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc: Phải ghi tên các loại nguyên liệu chính sử dụng để phối chế sản phẩm, không bắt buộc ghi định lượng của từng nguyên liệu.
Ông Ma Xuân Nghị (TPHCM) hỏi, nhãn phụ của thức ăn chăn nuôi chỉ ghi thành phần chính hoặc nguyên liệu chính và kèm định lượng của từng nguyên liệu/thành phần có coi là đã tuân thủ quy định của Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT và Nghị định số 43/2017/NĐ-CP hay chưa, hay phải liệt kê tất cả nguyên liệu được sử dụng?
Theo ông Nghị tìm hiểu thì chưa có văn bản nào định nghĩa "nguyên liệu chính" là gì. Ông Nghị hỏi, nguyên liệu và thành phần chính cần phải được ghi cụ thể đến mức độ nào là đủ để tuân thủ với quy định hiện hành?
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời vấn đề này như sau:
Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa có quy định: "Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu".
Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP quy định: "Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc".
Theo Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi, việc ghi thành phần nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trên nhãn được quy định tại Phụ lục II, cụ thể như sau:
Đối với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc: Phải ghi tên các loại nguyên liệu chính sử dụng để phối chế sản phẩm, không bắt buộc ghi định lượng của từng nguyên liệu.
Đối với thức ăn bổ sung, thức ăn truyền thống: Phải ghi tên các nguyên liệu sử dụng để phối chế sản phẩm, không bắt buộc ghi định lượng của từng nguyên liệu.
Như vậy, nhãn phụ của thức ăn chăn nuôi nhập khẩu phải ghi thành phần nguyên liệu theo quy định tại Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT nêu trên./.
Chuyên nghiệp hóa ngành chăn nuôi Thời gian qua, lĩnh vực chăn nuôi tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, xu hướng thị trường và bối cảnh thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp hiện nay đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi cần có những giải pháp căn cơ. Nhiều thách thức Thông tin tại hội nghị phát triển chăn nuôi trong tình hình...