Chủ động nắm bắt và giải quyết những vấn đề dân sinh bức xúc
Trong quý IV năm 2019, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội thành phố cần tiếp tục thực hiện giám sát, phản biện xã hội, tham mưu việc đối thoại của người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền với nhân dân.
Từ đó, kịp thời nắm bắt và giải thời những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, những vấn đề dân sinh bức xúc từ cơ sở.
Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến phát biểu tại hội nghị
Báo cáo về kết quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội thành phố tại Hội nghị giao ban quý III và triển khai nhiệm vụ công tác quý IV năm 2019, đồng chí Nguyễn Kim Hoàng – Phó Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội cho biết, trong quý III, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội đã bám sát nhiệm vụ chính trị của thành phố, tiếp tục thực hiện chủ đề công tác “Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị”; triển khai thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ, ngày kỷ niệm của Thủ đô, đất nước.
Tiếp tục tập trung thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; hướng dẫn, đôn đốc các địa phương tổ chức đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân, kết quả đã có 17/30 quận, huyện, thị xã đã tổ chức đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền với nhân dân; tổ chức tốt các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động vì cộng đồng, xã hội, nhân đạo từ thiện, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, thực hiện chính sách an sinh xã hội… góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn một số tồn tại hạn chế như: Công tác nắm bắt dư luận, tình hình, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân và phối hợp tham gia định hướng dư luận trong đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân ở một số địa phương chưa kịp thời, chưa phát huy tốt và trò của một số đoàn thể chính trị – xã hội ở cơ sở. Việc định hướng dư luận, nhất là trên mạng xã hội còn hạn chế. Ở một số cơ sở, việc thực hiện các phong trào thi đua còn dàn trải, thiếu chiều sâu…
Tại Hội nghị giao ban với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội thành phố quý III và triển khai nhiệm vụ công tác quý IV năm 2019 diễn ra ngày 8/10, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đề nghị, trong quý IV năm 2019, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội tiếp tục bám sát nhiệm vụ chính trị của thành phố, chỉ đạo của Thành ủy để cụ thể hóa nhiệm vụ chính trị của đơn vị mình; tiếp tục thực hiện giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, nhất là tham mưu việc đối thoại của người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền với nhân dân, qua đó giải quyết kịp thời những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, những vấn đề dân sinh bức xúc từ cơ sở; triển khai các hoạt động chăm lo Tết cho nhân dân…
Mai Quý
Theo LĐTĐ
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân: Ghi hình người xả rác để phạt đã làm được chưa?
Cuộc vận động người dân TPHCM không xả rác ra đường và kênh rạch đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhưng những mặt chưa được cũng còn rất nhiều.
Video đang HOT
Nhiều nguyên nhân đã được đồng chí Nguyễn Hữu Hiệp, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Dân vận Thành ủy TPHCM chỉ rõ, đặc biệt là các phong trào còn nặng hình thức, mang tính phô trương. Trên hết là do cấp ủy, chính quyền, nhất là người đứng đầu chưa thấy rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc vận động.
Chiều 11-5, Thành ủy TPHCM đã tổ chức sơ kết 6 tháng thực hiện Chỉ thị 19-CT/TU ngày 19-10-2018 của Ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện cuộc vận động "Người dân TPHCM không xả rác ra đường và kênh rạch, vì TP sạch và giảm ngập nước".
Tham dự hội nghị có các đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM; Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí Thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP; Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP; Võ Thị Dung, Phó Bí thư Thành ủy...
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: VIỆT DŨNG
Kết quả phải được người dân công nhận
Phát biểu mở đầu hội nghị, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ, việc giảm xả rác ra đường và kênh rạch là gắn với trách nhiệm của mỗi hộ gia đình, mỗi khu phố, mỗi đoàn thể. "Xác định, nghèo nhưng vẫn có thể sạch, chứ không phải nghèo là dơ, nên TP tập trung thực hiện cuộc vận động trong 2 năm", Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ.
Điều quan trọng hơn, cuộc vận động là dịp để TP đánh giá lại khả năng kết hợp của hệ thống chính trị, sự phối hợp giữa chính quyền và tổ chức quần chúng, xem có thể thay đổi hành vi xả rác - hành vi ai cũng thấy cần thay đổi, mà làm mãi chưa được.
Trong lúc TP có rất nhiều việc phải làm, từ những việc tốn hàng ngàn tỷ đồng, đến những việc ít tiền hơn thì TP cần làm những việc dứt điểm, mang lại lợi ích cho đồng bào. Đó là vận động người dân không xả rác.
Mục đích của cuộc vận động là TP phải sạch hơn; Kết quả phải được người dân công nhận và chính người dân tham gia để làm điều đó.
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân lưu ý, Thành ủy xác định 6 tổ chức, cơ quan tham gia với 16 đầu việc cụ thể nên cần đánh giá kết quả thực hiện của các tổ chức và cơ quan này.
Chỉ thị của Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu các địa phương phối hợp với MTTQ công nhận khu phố không xả rác, như là một trong các tiêu chí để công nhận khu phố văn hóa. Nhưng đến nay, Sở Văn hóa - Thể thao mới làm xong dự thảo về cách công nhận. Bí thư Thành ủy TPHCM cho rằng đây là sự yếu kém, bởi các địa phương đã vận động, đăng ký thực hiện rồi nhưng lại không công nhận được.
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân cùng tham gia dọn vệ sinh trên kênh rạch, tại quận Bình Thạnh
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân cũng gợi mở, việc chụp ảnh, ghi hình người xả rác để xử phạt đã làm được chưa? Sự giám sát của HĐND TP về bảo vệ môi trường và quản lý chất thải trên địa bàn dân cư thời gian qua đã giám sát tới đâu? Việc nhân rộng các điển hình, mô hình tốt được MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội làm tới đâu, có khó khăn gì?...
Trong 6 tháng các đơn vị, tổ chức đã xóa được 277 điểm trong tổng số 369 điểm đen về rác thải (chiếm 77%). Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đánh giá, đây là kết quả khá tốt, có thể đo đếm được. Tuy nhiên, sau khi xóa được điểm đen thì các địa phương, đơn vị có giữ được không.
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân xem triển lãm các mô hình bảo vệ môi trường. Ảnh: VIỆT DŨNG
Còn nặng hình thức : Đối với 92 điểm đen còn lại, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân cũng yêu cầu các địa phương xác định thời hạn để xóa bỏ. Đồng thời, chỉ ra tình trạng nhiều nơi đã có mô hình, đã có khu phố, kênh rạch sạch nhưng sau đó lại "thả nổi", chưa rõ cơ quan giám sát, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu, cùng với người dân tự quản, thì cần chỉ rõ cơ quan, tổ chức nào thực hiện việc giám sát, giữ gìn môi trường sạch đẹp.
Báo cáo tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Hữu Hiệp, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Dân vận Thành ủy nhận xét, Chỉ thị 19 tuy chỉ được thực hiện trong 6 tháng nhưng đã tạo được sự đồng thuận cao của người dân; thúc đẩy trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền và các cơ quan, đơn vị trong bảo vệ môi trường.
Kết quả, nhiều điểm "đen" về rác thải, ao tù nước đọng gây ô nhiễm môi trường, gây bức xúc trong nhân dân đã xử lý dứt điểm. Tính chung, toàn TP đã xử lý dứt điểm được 277/369 điểm đen về rác thải, biến bãi rác thành công viên, thành không gian xanh.
Nhiều quận huyện thực hiện tốt việc ký thỏa thuận thời gian thu gom rác, giữ gìn vệ sinh môi trường tuyến đường, khu dân cư; thực hiện phân loại rác tại nguồn tốt hơn, giảm đáng kể việc vứt rác ra đường phố, kênh rạch và nơi công cộng.
"Kết quả đạt được tích cực nhưng những mặt chưa làm được cũng rất nhiều, cần nêu ra để khắc phục", đồng chí Nguyễn Hữu Hiệp bày tỏ và cho biết tình trạng vứt rác bừa bãi, phát, rải tờ rơi quảng cáo vẫn diễn ra ở nhiều nơi.
Cùng đó, tình trạng ô nhiễm bụi, chất thải rơi vãi từ các phương tiên lưu thông trên đường vẫn tồn tại. Nhiều hộ dân vẫn để rác không đúng nơi quy định gây mất vệ sinh, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.
Người dân vẫn còn thói quen xả rác không đúng nơi quy định
Việc xử lý rác thải ra đường và kênh rạch, xử lý điểm đen về ô nhiễm chưa triệt để. Việc ra quân dọn dẹp vệ sinh môi trường (chủ yếu là đoàn viên, hội viên của các đoàn thể chính trị - xã hội, cán bộ, công chức, viên chức; học sinh, sinh viên) chưa thu hút được đông đảo nhân dân cùng tham gia...
Các hộ dân có nhà trên và ven kênh rạch vẫn còn thói quen xả rác thải trực tiếp xuống kênh rạch, làm gia tăng ô nhiễm trên các tuyến kênh, rạch. Trong khi đó, trách nhiệm, ý thức về bảo vệ môi trường trong cộng đồng chưa cao, chưa thành thói quen, tự giác thì việc kiểm tra, xử lý vi phạm chưa thường xuyên, lại thiếu kiên quyết.
Về nguyên nhân, đồng chí Nguyễn Hữu Hiệp thẳng thắn chỉ ra, chủ yếu là do nhận thức về trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện cuộc vận động của một số cấp ủy, chính quyền, nhất là của người đứng chưa đầy đủ, toàn diện, chưa thấy rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc vận động. Do đó, việc lãnh đạo, chỉ đạo chưa quyết liệt, đồng bộ; chưa đầu tư thỏa đáng về thời gian, công sức cho cuộc vận động.
"Công tác triển khai thực hiện tại một số địa phương, đơn vị chưa được thường xuyên liên tục hoặc có thực hiện nhưng mang nặng hình thức", đồng chí Nguyễn Hữu Hiệp nhận xét và cho rằng, phong trào phát động ra quân dọn dẹp vệ sinh môi trường ở một số nơi còn mang tính phô trương, hình thức, chưa thu hút được đông đảo nhân dân tham gia.
KIỀU PHONG - MẠNH HÒA
Theo SGGP
Nữ sinh 13 tuổi ở Thái Nguyên mất tích bí ẩn sau buổi học Sau buổi học sáng, nữ sinh lớp 8 ở Thái Nguyên không trở về nhà, gia đình mất liên lạc với em suốt một tuần qua. Sáng 30/9, một lãnh đạo Công an xã Đồng Liên (TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) cho biết, các đơn vị chức năng đang phối hợp tìm kiếm nữ sinh Nguyễn Thị Tuyền (13 tuổi, học sinh...