Chủ động kết nối tiêu thụ trái cây
Thời gian tới, nhiều địa phương sẽ bước vào chính vụ nhiều loại trái cây với sản lượng lớn như: vải, nhãn, thanh long, chuối, xoài… Đây đều là những sản phẩm mang tính mùa vụ cao nên nhiều địa phương đã chủ động việc kết nối tiêu thụ sản phẩm ngay từ đầu vụ.
Phân loại sản phẩm quả vải thiều tươi tại nhà máy của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thực phẩm Toàn Cầu (xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang). Ảnh tư liệu: Vũ Sinh/TTXVN
Điển hình như quả vải, bên cạnh những chuỗi sản xuất đã được hình thành từ những vụ vải trước, từ rất sớm, Bắc Giang, Hải Dương đã mời gọi các doanh nghiệp xuất khẩu, chuỗi cửa hàng, siêu thị, doanh nghiệp thu mua, chế biến… đến thăm vùng sản xuất, bàn biện pháp hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ vải.
Ông Bùi Văn Thăng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương cho biết, địa phương đã mở rộng thêm 5 vùng sản xuất VietGAP, 6 vùng sản xuất GlobalGAP, đưa tổng số vùng sản xuất vải đạt tiêu chuẩn VietGAP lên 41 vùng với tổng diện tích là 500 ha; GlobalGAP lên 11 vùng với tổng diện tích 110 ha. Ngoài ra, tỉnh còn có gần 6.000 ha vải áp dụng sản xuất theo quy trình VietGAP và GAP cơ bản.
Các vùng sản xuất thường xuyên được lấy mẫu để phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong quả vải nhằm kiểm tra, đánh giá chất lượng…
Năm 2022, diện tích vải toàn tỉnh Hải Dương giữ ổn định gần 9.000 ha, tổng sản lượng vải dự kiến khoảng 60.000 tấn.
Trong số đó, trà vải chính vụ và muộn trên 6.200 ha, thu hoạch khoảng 10/6, thu rộ từ 15/6, dự kiến sản lượng khoảng 25.000 tấn.
Cùng với Hải Dương, “thủ phủ” vải thiều Bắc Giang năm nay ước đạt 180.000 tấn; trong đó, vải thiều chính vụ khoảng 21.250 ha, sản lượng khoảng 120.000 tấn. Thời gian thu hoạch vải thiều chính vụ từ ngày 10/6 đến ngày 25/7.
Với sản lượng vải thiều lớn, mang tính vụ mùa cao, chính vì vậy để việc tiêu thụ vải thiều được thuận lợi, tỉnh Bắc Giang luôn coi trọng tất cả các thị trường trong nước và xuất khẩu. Năm 2022, dự kiến tổng sản lượng vải thiều Bắc Giang tiêu thụ trong nước khoảng 108.000 tấn, chiếm tỷ lệ 60%; xuất khẩu khoảng 72.000 tấn, chiếm tỷ lệ 40%.
Đến nay, vải thiều Bắc Giang đã được kết nối tiêu thụ ngay từ đầu vụ trong hệ thống phân phối bán lẻ tại các siêu thị lớn như: MM Mega Market, GO!, Co.opmart…; các chợ đầu mối hoa quả ở thành phố Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai…
Đồng thời, Bắc Giang mở rộng, phát triển các thị trường ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và trong cả nước.
Về xuất khẩu, thị trường Trung Quốc vẫn được xác định là thị trường truyền thống, có quan hệ hợp tác nhiều năm qua.
Cùng với đó, tỉnh Bắc Giang tiếp tục xuất khẩu vào các thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Malaysia, UAE, Singapore….; mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước, khu vực: Trung Đông, Thái Lan, Canada…
Video đang HOT
Vừa xuất khẩu được một số ít của trà vải sớm, bà Ngô Thị Thu Hồng, Giám đốc Công ty cổ phần Ameii Việt Nam chia sẻ, doanh nghiệp đang chuẩn bị tập trung vào xuất khẩu vụ vải chính vụ và khoảng từ ngày 17/6 mới thu hoạch. Thị trường chính của doanh nghiệp vẫn là sang Nhật Bản, châu Âu, Australia. Năm nay, doanh nghiệp xuất khẩu vải sang thêm các thị trường mới như: Singapore, Thái Lan… Doanh nghiệp đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu năm nay từ 30-50% so với năm ngoái.
Hiện quả vải xuất khẩu sang Nhật Bản đang phải bị kiểm dịch 100% nên các lô hàng sẽ bị giữ lại từ 3-5 ngày để kiểm tra lại các dư lượng, nếu đạt yêu cầu thì mới được thông quan. Bà Ngô Thị Thu Hồng cho biết, đến nay, 100% số lô hàng của doanh nghiệp đều đạt tiêu chuẩn và thông quan thành công. Vì doanh nghiệp đã có quy hoạch vùng nguyên liệu từ sớm, xây dựng hợp tác xã tổ chức sản xuất, quá trình trồng, chăm sóc được doanh nghiệp giám sát chặt chẽ nên đảm bảo chất lượng từ vùng nguyên liệu.
Từ một vài doanh nghiệp xuất khẩu không tuân thủ nghiêm túc các quy định trong sản xuất, kiểm soát tốt các dư lượng tối đa cho phép nên đã ảnh hưởng đến các doanh nghiệp đang sản xuất, xuất khẩu chuẩn chỉ, bà Ngô Thị Thu Hồng cho rằng, các doanh nghiệp cần tự giác tuân thủ các quy định của thị trường nhập khẩu. Doanh nghiệp cần kiểm soát chặt chẽ chất lượng từ nguồn nguyên liệu của mình.
“Nếu các doanh nghiệp không xây dựng vùng nguyên liệu mà đến thời điểm xuất hàng mới đi tìm mua thì sẽ rất dễ bị rủi ro, nguy cơ không đảm bảo chất lượng rất cao”, bà Ngô Thị Thu Hồng chia sẻ.
Hay với thị trường Trung Quốc, giờ đây khi phải thực hiện Lệnh 248 và Lệnh 249, hàng hóa nông sản xuất khẩu vào thị trường này cũng đòi hỏi sự khắt khe về vùng trồng, chất lượng và đặc biệt còn phải “Zero COVID”. Thị trường Trung Quốc ngày càng siết chặt việc kiểm soát đối với sản phẩm nhập khẩu; trong đó có tăng cường giám sát vùng trồng và cơ sở đóng gói.
Tuy nhiên, theo ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, vẫn còn tình trạng mạo danh mã số vùng trồng, sử dụng không đúng mã số để xuất khẩu làm ảnh hưởng đến uy tín của hàng Việt Nam.
Theo ông Lê Thanh Tùng, tình hình kiểm soát chặt dịch COVID-19 của Trung Quốc ảnh hưởng đến xuất khẩu. Yêu cầu chất lượng, truy xuất nguồn gốc của các thị trường xuất khẩu, đặc biệt thị trường Trung Quốc có thể tăng biện pháp kiểm dịch bệnh, có thể làm chậm tiến độ xuất khẩu, gây ùn ứ tại cửa khẩu.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, các đơn vị chức năng đã thống nhất phương án giám sát xử lý vải xuất khẩu của vụ 2022 trong điều kiện dịch COVID-19. Đồng thời, theo dõi tình hình sản xuất, nguồn cung các mặt hàng nông sản tại các địa phương và tăng cường hỗ trợ kết nối, thúc đẩy chế biến, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; kịp thời cung cấp các thông tin, các quy định thị trường, kiểm soát xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc.
Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam Đặng Phúc Nguyên cho biết, trong thời gian qua, các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đều có dấu hiệu giảm, riêng mặt hàng chuối đã biểu hiện bước phát triển vượt bậc. Trong 5 tháng 2022, Trung Quốc nhập khẩu 742.000 tấn chuối, tăng 10% so với cùng kỳ; trong đó chuối Việt Nam chiếm 43%. Trong thời gian tới Trung Quốc sẽ gia tăng nhập khẩu chuối Việt Nam.
Ông Đặng Phúc Nguyên khẳng định Trung Quốc là một thị trường quan trọng. Để gia tăng thị phần nhập khẩu của thị trường này, các mặt hàng Việt Nam cần cải thiện chất lượng. Trong bối cảnh nếu Trung Quốc gỡ bỏ chính sách “Zero COVID”, Việt Nam sẽ có khả năng cạnh tranh rất tốt ngay cả với các nước trong khu vực.
Theo Cục Trồng trọt, hiện nay, đã có 4.000 mã số vùng trồng (300.000 ha), cho 12 loại quả tươi như: chuối, thanh long, mít, nhãn, vải, xoài, chôm chôm, dưa hấu, măng cụt, chanh leo. Về mã số cơ sở đóng gói, cấp 1.864 mã số cơ sở đóng gói cho các loại quả tươi được phép xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Mỹ, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Mít Thái, từ cây "hái ra tiền" đến nỗi lo gánh nợ
Việc hàng nghìn xe chở mít Thái bị ùn ứ ở các cửa khẩu khiến giá mít Thái giảm sâu có lẽ chỉ là "giọt nước tràn ly" để báo trước sự thoái trào của phong trào trồng mít Thái.
Sản lượng nhiều nhưng xuất khẩu mít Thái sang Trung Quốc là cuộc chơi mang tính cá nhân
Theo thống kê của Cục Trồng trọt, năm 2021, sản lượng mít Thái của các tỉnh phía Nam đạt khoảng 524.000 tấn, tăng 110% so với năm 2020.
Chỉ tính riêng quý I/2022, sản lượng mít Thái cần tiêu thụ của các tỉnh phía Nam lên đến 158.000 tấn, tập trung nhiều ở các tỉnh Tiền Giang, Hậu Giang, Đồng Nai,... 90% sản lượng mít Thái phục vụ xuất khẩu thị trường Trung Quốc.
Ngay sau khi Trung Quốc "siết" kiểm soát ở các cửa khẩu để phòng chống dịch Covid-19 khiến hàng nghìn xe container nông sản, trong đó có mít Thái ùn ứ, giá mít Thái ở nhiều nơi đã giảm sâu.
Theo ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vinamit, xuất khẩu mít Thái số lượng lớn sang Trung Quốc chỉ tập trung phần lớn ở 5 cá nhân của Việt Nam và 3 cá nhân Trung Quốc. Ảnh: Viết Niệm.
Tại Tiền Giang, giá mít Thái đầu tháng 1/2021 bình quân chỉ đạt 6.000 - 9.000 đồng/kg (loại đẹp) trong khi đó, nhiều nông dân tỉnh Đồng Tháp than thở, giá mít Thái giờ "rẻ như cho", thương lái chỉ trả giá 2.000 - 3.000 đồng/kg và chỉ mua mít loại 1.
Điều đáng lo ngại là tuy có sản lượng lớn nhưng theo ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vinamit (Công ty Vinamit), việc xuất khẩu mít Thái sang Trung Quốc là cuộc chơi mang tính cá nhân.
Ông Nguyễn Lâm Viên thông tin, năm 2021, có 113 doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu và 110 doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu sản phẩm mít. Tuy nhiên, số lượng lớn chỉ tập trung phần lớn ở 5 cá nhân của Việt Nam và 3 cá nhân Trung Quốc.
"Điều đó cho thấy, đây là cuộc chơi mang tính cá nhân của các thương nhân, thương lái Việt Nam và Trung Quốc. Nếu chúng ta không bắt tay, trao đổi với nhóm thương nhân này sẽ không nắm bắt được thông tin, tình hình diễn biến thị trường", ông Nguyễn Lâm Viên nhận định.
Do vậy, ông Nguyễn Lâm Viên cho rằng, để xây dựng những đầu mối trong nước kết nối thông tin thị trường Trung Quốc bằng đường biên mậu, thậm chí theo đường chính ngạch, các địa phương cần xây dựng trung tâm đầu mối tiếp nhận, phân bổ thông tin tại các vùng trồng.
"Hiện, các thương nhân Việt Nam đứng ra làm điểm thu mua và bán sang biên giới. Nếu không bán được sang biên giới thì họ sẽ không bán được cho ai khác. Từ nhiều năm qua, các doanh nghiệp Việt Nam dẫu biết đi đường biên mậu sang Trung Quốc sẽ bị o ép, khó khăn nhưng bắt buộc vẫn phải đi. Chưa kể đi chính ngạch sẽ bị áp thuế VAT 7%, trong khi đi đường biên mậu không cần", Tổng Giám đốc Công ty Vinamit phân tích.
Từ thực tế này, ông Viên đề xuất các địa phương cần xây dựng, đầu tư nâng cao năng lực sơ chế, chế biến. Vấn đề cối lõi là kết nối thị trường nên rất cần có những trung tâm tiếp nhận thông tin sau đó phân bổ cho các vùng trồng, qua đó có thể kiểm soát vùng trồng cũng như kiểm soát thị trường.
Nông dân huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) lo lắng khi giá mít Thái giảm. Ảnh: Báo Đồng Tháp.
Thoái trào phong trào trồng mít Thái?
Từng được coi là cây trồng "hái ra tiền", việc phát triển ồ ạt diện tích trồng mít Thái ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang bộc lộ những bất cập. Giá mít Thái từ chỗ tăng như "lên đồng" 50.000 - 70.000 đồng/kg, giờ chỉ còn 6.000 - 7.000 đồng/kg, trong khi giá thành trồng mít Thái đã vào khoảng 10.000 đồng/kg.
Có thể thấy, những năm qua, diện tích mít Thái ở nhiều địa phương tăng với tốc độ chóng mặt. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ trong năm 2020, diện tích mít cả nước tăng thêm 16.881ha, nâng tổng diện tích trồng mít (chủ yếu là mít Thái) cả nước đạt 58.511ha.
Trong đó riêng Đồng bằng sông Cửu Long có đến 30.045ha, dẫn đầu là Tiền Giang với 13.141ha, kế đến là Hậu Giang với 6.966ha, Đồng Tháp 2.692ha...
Đáng chú ý, theo các nhà khoa học, cây mít Thái không phù hợp với nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long bởi nó chỉ phát triển tốt ở cao độ 400 - 1.200m so với mặt nước biển.
Thêm nữa, việc chưa nắm vững kỹ thuật chăm sóc khiến nhiều diện tích mít Thái ở Đồng bằng sông Cửu Long mới trồng nhưng đã bị sâu bệnh.
Một quả mít Thái bị nứt do cây thiếu dinh dưỡng. Ảnh: Báo Đồng Tháp.
Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), việc xuất khẩu trái cây, trong đó có mít Thái sang thị trường Trung Quốc do tác động của dịch Covid-19.
Trong khi đó, yêu cầu chất lượng, truy xuất nguồn gốc của các thị trường xuất khẩu, đặc biệt thị trường Trung Quốc có thể tăng biện pháp kiểm dịch bệnh, làm chậm tiến độ xuất khẩu, gây ùn ứ tại cửa khẩu, ảnh hưởng đến tiêu thụ trong nước.
Chi phí đầu vào sản xuất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng tác động đến sản xuất cây ăn quả, có thể ảnh hưởng năng suất, chất lượng trái cây.
Năng lực chế biến trái cây trong nước còn hạn chế, chủ yêu xuất khẩu trái tươi, nếu gặp điều kiện khó khăn khi xuất khẩu, khi đó việc tiêu thị sẽ vô cùng khó khăn.
Từ thực tế đó, ông Lê Thanh Tùng khuyến cáo, các địa phương nắm sát sản lượng, chất lượng cây ăn quả, trong đó có mít Thái, đẩy mạnh đánh giá cấp mã số vùng trồng cây ăn quả; xây dựng kế hoạch tiêu thụ cụ thể; kết nối với các doanh nghiệp thu mua trái cây để tiêu thụ cho bà con.
Đa dạng thị trường để giải bài toán tiêu thụ thanh long Một lượng lớn thanh long vào vụ thu hoạch nhưng không có đầu ra do các cửa khẩu sang Trung Quốc đang bị đóng khiến nhiều địa phương như Bình Thuận, Long An, Tiền Giang chưa biết xoay sở ra sao. Các chuyên gia cho rằng, sản xuất, tiêu thụ thanh long không chỉ là vấn đề trước mắt mà cần có kế...