Chủ động giải quyết khiếu nại, tố cáo
Tuy nhiên, do thực tế khiếu nại, tố cáo trên địa bàn khá phức tạp, liên quan đến nhiều chính sách, cơ chế trải qua nhiều giai đoạn lịch sử đặc thù, cho nên vẫn còn tồn tại nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, kéo dài. Chẳng hạn như khiếu nại về chính sách đền bù, thu hồi đất tại Dự án Khu công nghệ cao quận 9; Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm quận 2; Dự án sân golf Sing Việt tại huyện Bình Chánh; Dự án xây dựng Thảo Cầm Viên tại huyện Củ Chi; khiếu nại của Công ty cổ phần Phát triển Hàng Hải về quyền sử dụng đất tại quận 9; khiếu nại của Công ty Tuyền Phong về dự án phát triển nhà tại quận 2… Ngoài ra, một số vụ việc khác vẫn chưa thống nhất hướng xử lý, do còn có ý kiến khác nhau giữa các cơ quan chức năng.
Để từng bước giải quyết các điểm nóng này, từ đầu năm 2016 đến nay, được sự hướng dẫn của Cục III (Thanh tra Chính phủ), sự phối hợp của Ban Tiếp công dân T.Ư, nhiều giải pháp đã được triển khai như: Tiếp xúc công dân tại quận 9, đối thoại với một số công dân quận 2, kiểm tra, xác minh một số vấn đề khác mà công dân khiếu nại.
Để giải quyết dứt điểm các vụ việc, tránh để khiếu nại, tố cáo kéo dài, đông người, Thanh tra Chính phủ, Ban Tiếp công dân T.Ư đề nghị UBND thành phố Hồ Chí Minh cần quan tâm đến nhiệm vụ tiếp công dân đúng quy định, thụ lý và xử lý đơn thư khiếu nại đúng thẩm quyền, có sự quan tâm đặc biệt đến tố cáo liên quan nhân sự bầu cử. UBND thành phố Hồ Chí Minh chú ý đến khiếu nại liên quan thu hồi nhà đất cho các dự án hạ tầng đô thị đã có kết luận thanh tra, đã có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Khi phát sinh hiện tượng tố cáo, khiếu nại đông người, vượt cấp thì cần có cơ chế phối hợp để xử lý đúng đắn vụ việc. Hiện, một số vụ việc đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng cũng cần được quan tâm xử lý dứt điểm, vấn đề nào vượt thẩm quyền thì báo cáo xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ.
Quan điểm chung là giải quyết các vụ việc phải bảo đảm đúng theo pháp luật, có đối chiếu với thực tiễn để thống nhất giữa các cơ quan chức năng, cũng như tuân thủ nghiêm ý kiến chỉ đạo. Đối với những vấn đề còn tranh cãi, các cơ quan có liên quan cần thống nhất cơ bản hướng xử lý, kiến nghị giải quyết phù hợp, tạo sự đồng thuận cao, hạn chế tình trạng tố cáo, khiếu nại kéo dài.
Có thể nhìn nhận, kết quả tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của UBND thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội khu vực phía nam và cả nước. Thời gian tới, TP Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục thực hiện đúng theo các nội dung của Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 39 của Quốc hội về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Các vụ việc khiếu nại đã và đang xử lý sẽ tuân thủ đúng tinh thần Chỉ thị 14 của Thủ tướng Chính phủ. Những nội dung này là căn cứ để các cấp, các ngành của thành phố thực hiện tốt kế hoạch tiếp công dân, giải quyết khiếu nại phục vụ bầu cử Đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp…
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Liêm khẳng định, có những vấn đề người dân chưa đồng thuận nhưng khi được tiếp xúc, đối thoại có sự tham gia của đại diện Thanh tra Chính phủ thì hướng giải quyết đã từng bước được hình thành, phù hợp tâm tư, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân, phù hợp hiện trạng phát triển kinh tế – xã hội của các quận, huyện. Trong thời gian diễn ra bầu cử trên địa bàn, UBND thành phố Hồ Chí Minh sẽ thực hiện nghiêm hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ trong công tác tiếp công dân, gắn với giải quyết rốt ráo khiếu nại, tố cáo, không để các vụ việc tồn đọng, kéo dài.
Video đang HOT
Lê Thẩm
Theo_Báo Nhân Dân
Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang không tiếp dân định kỳ
"Theo Quy chế tiếp công dân do UBND tỉnh Tiền Giang ban hành, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp định kỳ vào chiều Thứ Ba tuần đầu hàng tháng; tuy nhiên qua kiểm tra hồ sơ, sổ sách trong thời kỳ thanh tra không thể hiện việc Chủ tịch UBND tỉnh tiếp dân định kỳ theo Quy chế. Trụ sở tiếp dân của tỉnh không mở sổ tiếp công dân định kỳ của lãnh đạo UBND tỉnh".
UBND tỉnh Tiền Giang (Ảnh: Người Lao Động).
Đó là một trong những nội dung quan trọng nhất trong văn bản số 3957/TB-TTCP do Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn vừa mới ký duyệt để thông báo Kết luận thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang trong việc thực hiện pháp luật về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Thời kỳ thanh tra từ ngày 1/1/2012 đến ngày 31/12/2014.
Ngoài ra, theo kết quả tiếp công dân để đối thoại giải quyết vụ việc và phối hợp cùng cơ quan trung ương để tiếp dân thì trong năm 2012 lãnh đạo UBND tỉnh chỉ tiếp 3 ngày với 63 lượt người, trong đó Chủ tịch tỉnh Tiền Giang tiếp 1 ngày với 1 lượt người, Phó chủ tịch tỉnh tiếp 2 ngày với 62 lượt người.
Năm 2013, lãnh đạo UBND tỉnh Tiền Giang tiếp 12 ngày với 77 lượt người, trong đó Chủ tịch tỉnh Tiền Giang tiếp 6 ngày với 14 lượt người, Phó chủ tịch tỉnh tiếp 6 lần với 63 lượt người.
Năm 2014, Chủ tịch tỉnh Tiền Giang tiếp 6 ngày với 141 lượt người, Phó chủ tịch tỉnh tiếp 8 ngày với 32 lượt người.
"Việc theo dõi, cập nhật kết quả giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo chưa thực hiện thường xuyên, kịp thời"- kết luận thanh tra chỉ rõ.
Qua kiểm tra tại một số đơn vị và xem xét ngẫu nhiên một số hồ sơ giải quyết khiếu nại, tố cáo, Thanh tra Chính phủ nhận thấy dù số lượng đơn thư không nhiều nhưng quá trình xử lý, giải quyết còn để xảy ra những tồn tại cả về mặt trình tự thủ tục, sắp xếp lưu trữ hồ sơ cũng như nội dung, chất lượng giải quyết đơn.
Thanh tra Chính phủ cho rằng bên cạnh một vài đơn vị làm đạt yêu cầu như Thanh tra tỉnh Tiền Giang, huyện Chợ Gạo, thị xã Gò Công thì các đơn vị khác bộc lộ nhiều yếu kém về nhận thức pháp luật, trách nhiệm giải quyết dẫn đến những thiếu sót như thụ lý không đúng thẩm quyền, xác định sai tính chất nội dung đơn, áp dụng pháp luật giải quyết chưa chính xác...
Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ đã phát hiện công tác thanh tra chuyên ngành tại một số đơn vị như Sở Giao thông vận tải, Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường... chưa được chú trọng. Chất lượng các cuộc thanh tra chưa cao, kết luận của một số cuộc thanh tra chưa xử lý hết các sai phạm được phát hiện ra. Điển hình như cuộc thanh tra hành chính tại Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang do Thanh tra tỉnh Tiền Giang tiến hành, mặc dù phát hiện việc chủ đầu tư kiến nghị UBND tỉnh bổ sung kinh phí gần 350 triệu đồng để khắc phục sự cố sạt lở ô bao Khóm 8, xã Mỹ Phước, huyện Tân Phước là chưa đúng quy định của nhà nước nhưng đã không xác định trách nhiệm bồi thường thuộc về Công ty cổ phần Viễn Đông.
Thanh tra tỉnh Tiền Giang phát hiện Công ty cổ phần vận tải ô tô Tiền Giang cho thuê lại quyền sử dụng đất thuê (trả tiền thuê đất hàng năm) trái pháp luật dưới hình thức hợp tác kinh doanh với tổng số tiền sai phạm gần 1,5 tỷ đồng nhưng khi xử lý về kinh tế lại không có quyết định thu hồi, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước...
Thanh tra Chính phủ cũng phát hiện việc chia nhỏ nhiều dự án thành các gói thầu để chỉ định thầu vi phạm Nghị định 85/2009 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng. Việc chỉ định thầu cũng không đúng quy định, một số gói thầu giá trị lớn hơn 5 tỷ đồng nhưng vẫn được thực hiện chỉ định thấu trái pháp luật.
Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang nghiêm túc kiểm điểm những thiếu sót và chỉ đạo thủ trưởng các cơ quan, đơn vị kiểm điểm, khắc phục các tồn tại, thiếu sót về công tác tiếp công dân, công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại đông người, phức tạp...
Như Dân trí đã phản ánh, cũng trong kết luận này, Thanh tra Chính phủ đã phát hiện Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết tỉnh Tiền Giang trả lương bình quân cho viên chức quản lý 60,8 triệu đồng/người/tháng và thu nhập bình quân của 121 cán bộ công nhân viên khác gần 26,2 triệu đồng/người/tháng. Thanh tra Chính phủ đã yêu cầu công ty này nộp bổ sung ngân sách nhà nước trên 98,8 tỷ đồng vì những sai phạm đã được phát hiện ra.
"Thanh tra Chỉnh phủ yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm túc kết luận thanh tra và chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1024/VPCP-V.I ngày 4/12/2015 của Văn phòng Chính phủ về việc xử lý sau thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang"- thông báo của Thanh tra Chính phủ nêu rõ.
Thế Kha
Theo Dantri
Vụ án Nước sạch sông Đà, chuyển tòa án giải quyết Liên quan đến vụ án sai phạm gây hậu quả nghiêm trọng tại Dự án nước sạch sông Đà thu hút sự chú ý của dư luận thời gian qua, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao vừa chuyển hồ sơ vụ án, giao TAND TP. Hà Nội thụ lý giải quyết. Từ đầu năm 2012 đến tháng 9/2015, tuyến ống nước sông...