Chủ động đối phó dịch bệnh mới nổi, tái nổi

Theo dõi VGT trên

Thế giới đang đối mặt với nguy cơ gia tăng các bệnh truyền nhiễm mới nổi và tái bùng phát.

Những căn bệnh này xuất phát từ mối tương tác giữa con người, động vật và hệ sinh thái, không chỉ đe dọa sức khỏe cộng đồng mà còn gây ra những hệ quả nghiêm trọng đối với kinh tế, xã hội. Việt Nam, với đặc điểm khí hậu nhiệt đới và nền kinh tế đang phát triển, cũng không nằm ngoài nguy cơ này.

Chủ động đối phó dịch bệnh mới nổi, tái nổi - Hình 1

Cả nước đối mặt với sự gia tăng liên tục ca mắc sốt xuất huyết tại các thành phố lớn thời gian qua. (Ảnh: VNVC).

Cảnh giác dịch bệnh mới nổi, lo ngại lan rộng toàn cầu

Thời gian qua, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu Á như: Nhật Bản, Thái Lan và Hồng Kông (Trung Quốc) đã đồng loạt phát cảnh báo về bệnh X, một căn bệnh bí ẩn bùng phát tại Congo với tỷ lệ tử vong cao. Sự kiện này dấy lên lo ngại về nguy cơ xuất hiện một đại dịch toàn cầu mới, đặc biệt sau bài học từ đại dịch COVID-19.

Cụ thể, đến khoảng giữa tháng 12, Cộng hòa Dân chủ Congo đã ghi nhận 376 ca mắc bệnh X kể từ cuối tháng 10/2024, trong đó có 79 trường hợp tử vong. Đáng chú ý, gần 200 ca bệnh là trẻ em dưới 5 tuổi, khiến tình hình càng trở nên nghiêm trọng. Các triệu chứng bao gồm: sốt, đau đầu, ho, khó thở và thiếu máu. Trường hợp đầu tiên được báo cáo vào ngày 24/10 tại khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, phía Tây Nam Congo. Chính quyền nước này đã chính thức ban hành cảnh báo từ ngày 1/12. Các quan chức y tế Congo đang phối hợp với Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi (CDC) để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Bộ trưởng Y tế Congo Samuel Roger Kamba cho biết nước này đang trong tình trạng “báo động cao nhất”. Tuy nhiên, sự chậm trễ trong xét nghiệm, kéo dài tới 5 – 6 tuần, đang làm gia tăng nguy cơ lây lan và khó kiểm soát dịch bệnh.

Sự bùng phát bệnh X không chỉ là vấn đề của riêng Congo mà đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế. Với kinh nghiệm từ đại dịch COVID-19, các chuyên gia y tế lo ngại bệnh X có thể trở thành một tác nhân gây dịch bệnh mới trên quy mô toàn cầu. Ông Jean Kaseya, Giám đốc CDC châu Phi nhấn mạnh: “Đây là lời cảnh tỉnh cho những thách thức trong phát hiện và quản lý dịch bệnh tại các quốc gia như Congo, nơi dịch bệnh chết người thường xuyên xảy ra”.

Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á đã ban hành các biện pháp phòng ngừa trước nguy cơ bệnh X lan rộng. Tại Thái Lan, Bộ Y tế đã gửi cảnh báo đến tất cả các văn phòng y tế và yêu cầu giám sát chặt chẽ người nhập cảnh từ Congo. Đặc biệt, các trạm kiểm soát y tế tại sân bay Suvarnabhumi ở Bangkok được đặt trong tình trạng sẵn sàng, mặc dù quốc gia này được đánh giá có nguy cơ thấp. Hồng Kông (Trung Quốc) cũng triển khai biện pháp kiểm soát tại sân bay đối với hành khách đến từ Johannesburg và Addis Ababa, hai điểm trung chuyển chính từ Congo. Bộ Ngoại giao Nhật Bản khuyến cáo người dân hạn chế đi đến khu vực bị ảnh hưởng nếu không thực sự cần thiết.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Congo đang chịu ảnh hưởng kép từ dịch bệnh đậu mùa khỉ (Mpox) với hơn 47.000 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh và 1.000 trường hợp tử vong. WHO trước đó đã tuyên bố Mpox là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng. Sự đồng thời xuất hiện của Mpox và bệnh X tại Congo càng làm tăng áp lực lên hệ thống y tế vốn đã quá tải. Sự bùng phát bệnh X đặt ra yêu cầu cấp bách về việc nâng cao năng lực giám sát dịch bệnh trên toàn cầu. Kinh nghiệm từ COVID-19 cho thấy việc chậm trễ trong xét nghiệm, giám sát và cảnh báo có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Các quốc gia cần phối hợp chặt chẽ hơn để chia sẻ thông tin và hỗ trợ lẫn nhau trong việc kiểm soát dịch bệnh ngay từ giai đoạn đầu.

Các chuyên gia nhận định rằng những căn bệnh bí ẩn này phần lớn bắt nguồn từ điều kiện sống và môi trường không đảm bảo, kết hợp với các yếu tố thời tiết cực đoan. Đây cũng là những yếu tố đang làm gia tăng nguy cơ bùng phát các bệnh truyền nhiễm trên toàn cầu.

Tại Việt Nam, theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), hơn 70% các bệnh truyền nhiễm mới nổi có nguồn gốc từ động vật. Những bệnh như HIV, Mpox, zika, cúm gia cầm hay viêm não Nhật Bản đều liên quan đến mối quan hệ giữa động vật hoang dã, vật nuôi và con người. Xu hướng gia tăng các bệnh truyền nhiễm mới nổi và tái nổi hiện nay chủ yếu tập trung vào các nhóm bệnh do virus, giun sán, nấm…

Đẩy mạnh kiểm soát các nguyên nhân gây bệnh

Sự gia tăng các ca bệnh có nguyên nhân từ nhiều yếu tố, chẳng hạn như giao thương, du lịch và biến đổi khí hậu là những yếu tố thúc đẩy sự lây lan của dịch bệnh.

Video đang HOT

Đồng thời, sự chủ quan của một bộ phận dân cư, từ việc không tiêm vaccine đến phản đối tiêm chủng, cũng làm gia tăng thách thức trong việc kiểm soát dịch bệnh.

Chủ động đối phó dịch bệnh mới nổi, tái nổi - Hình 2

Hàng loạt quốc gia, vùng lãnh thổ cảnh báo về bệnh X, một căn bệnh bí ẩn bùng phát tại Congo với tỷ lệ tử vong cao. (Ảnh: Indiatimes).

Thời điểm cuối năm luôn đi kèm với lượng người di chuyển tăng đột biến do nhu cầu về quê, du lịch và tham gia các lễ hội. Theo thống kê của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ VHTT&DL), chỉ tính riêng tháng 11/2024, có khoảng 4,5 triệu lượt khách nội địa và hơn 1,7 triệu khách quốc tế du lịch các điểm đến khắp Việt Nam. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus lây lan qua đường hô hấp như cúm mùa, tay – chân – miệng và các bệnh truyền nhiễm khác. Các chuyên gia y tế cảnh báo rằng sự di chuyển này không chỉ làm tăng nguy cơ lây lan các bệnh đã biết mà còn tiềm ẩn nguy cơ đưa các bệnh mới từ nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt là khi dịch bệnh ở các quốc gia láng giềng Đông Nam Á cũng đang có chiều hướng gia tăng.

Một trong những thách thức lớn nhất mà hệ thống y tế Việt Nam phải đối mặt là tâm lý chống vaccine ngày càng lan rộng. Sau đại dịch COVID-19, nhiều người dân trở nên hoài nghi về hiệu quả và an toàn của vaccine. Đáng lo ngại, một bộ phận phụ huynh ở khu vực thành thị đang từ chối cho con mình tiêm vaccine sởi – rubella, một trong những nguyên nhân khiến bệnh sởi quay trở lại tại nhiều tỉnh, thành. Ngoài ra, sự thiếu hụt nguồn cung vaccine trong thời gian qua, đặc biệt là vaccine cúm, đã khiến nhiều người không thể tiếp cận được biện pháp phòng ngừa cần thiết. Hệ quả là Việt Nam đã ghi nhận sự gia tăng số ca mắc cúm mùa và các bệnh lây nhiễm khác, gây áp lực lớn lên các cơ sở y tế.

“Giải mã” bệnh lạ X

Ngày 17/12, Bộ Y tế Congo thông báo căn bệnh lạ X lan truyền tại khu vực Panzi thực chất là một dạng sốt rét nặng có triệu chứng như bệnh đường hô hấp, và trở nên nghiêm trọng hơn do suy dinh dưỡng, mất an ninh lương thực. Bộ trưởng Y tế Congo Roger Kamba chỉ ra nhiều trường hợp người bệnh và trẻ em tử vong do suy hô hấp, một số bị thiếu máu. Tổ chức WHO cho biết, tình trạng tiêm chủng thấp và khó khăn trong tiếp cận dịch vụ y tế khiến dịch bệnh bùng phát phức tạp. Thuốc chống sốt rét đã được phân phối đến các trung tâm y tế và bệnh viện chính trong khu vực. Tổng giám đốc WHO nhấn mạnh rằng mặc dù các mẫu xét nghiệm ban đầu đều dương tính với sốt rét, không thể loại trừ khả năng người bệnh nhiễm thêm các bệnh khác.

Mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc nâng cấp hệ thống y tế, nhưng Việt Nam vẫn gặp khó khăn trong việc ứng phó với các dịch bệnh bùng phát. Ở khu vực nông thôn và miền núi, cơ sở vật chất y tế còn hạn chế, tỷ lệ nhân viên y tế trên đầu người thấp. Điều này khiến việc kiểm soát dịch bệnh tại những khu vực này trở nên khó khăn hơn, đặc biệt trong bối cảnh di chuyển liên tỉnh tăng cao. Ngoài ra, các bệnh viện tuyến đầu tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải. Dịch bệnh mới có nguy cơ khiến hệ thống y tế thêm căng thẳng, làm giảm khả năng ứng phó khẩn cấp.

Biến đổi khí hậu cũng được coi là yếu tố làm gia tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh tại Việt Nam. Nhiệt độ tăng cao và lượng mưa bất thường đã tạo môi trường lý tưởng cho các loài muỗi mang mầm bệnh như sốt xuất huyết và Zika sinh sôi. Minh chứng là những tháng qua, cả nước đối mặt với sự gia tăng liên tục ca mắc sốt xuất huyết tại các thành phố lớn. Hà Nội ghi nhận hơn 600 ca sốt xuất huyết trong tuần cuối tháng 10, hơn 300 ổ dịch từ đầu năm. Đà Nẵng gần 2.000 ca và 140 ổ dịch. Tại TP HCM, từ đầu tháng 11/2024 đã có nhiều ổ dịch sốt xuất huyết mới được phát hiện, cảnh báo nguy cơ tiếp tục tăng vào cuối năm khi tình hình mưa bão phức tạp.

Sự bùng phát của dịch bệnh với diễn biến khó lường không chỉ là bài toán y tế mà còn là thử thách đối với khả năng quản lý và phối hợp của cả hệ thống. Việt Nam, dù đã đạt được những thành tựu đáng kể, vẫn cần nỗ lực nhiều hơn trong việc kiểm soát dịch bệnh, từ tăng cường tiêm chủng đến nâng cao năng lực hệ thống y tế. Đây không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là nhiệm vụ chung của toàn xã hội trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Đáng lo ngại, ngành Y tế ghi nhận, từ đầu năm đến nay, đã có 20.469 trường hợp nghi mắc sởi, trong đó 4.918 ca dương tính và 5 trường hợp tử vong. Đặc biệt, trong năm 2024, cả nước có 73 ca mắc đậu mùa khỉ (Mpox), chủ yếu tập trung ở TP HCM và các tỉnh miền Nam, cùng với 12 ca mắc bệnh than tại Điện Biên và Sơn La. Riêng bệnh cúm mùa, cả nước đã ghi nhận 264.830 ca, trong đó có 8 trường hợp tử vong tại Bình Định, Hà Nội, Khánh Hòa và Phú Yên, cho thấy tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.

"Cơn sốt" giá cau và ngành công nghiệp sản xuất tỷ USD của Trung Quốc

Đằng sau "cơn sốt" giá cau gần đây là một ngành sản xuất cau trị giá hàng tỷ USD từ trồng trọt, chế biến đến công nghiệp phụ trợ của Trung Quốc.

Cơn sốt giá cau và ngành công nghiệp sản xuất tỷ USD của Trung Quốc - Hình 1

Cơn sốt giá cau

Cây cau phù hợp với khí hậu nhiệt đới, vốn có nguồn gốc Đông Nam Á nhưng hiện được trồng ở nhiều nước như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, Việt Nam... Tại Trung Quốc, dù đã xuất hiện từ rất lâu trong các nghi lễ truyền thống, sau thời gian phát triển, cau đã trở thành một ngành kinh tế tiềm năng của thị trường tỷ dân.

Đảo Hải Nam (Trung Quốc) chuyên trồng cau còn tỉnh Hồ Nam chế biến kẹo, giá trị tổng sản lượng hàng chục tỷ USD. Giá cau gần đây lập đỉnh khi nguồn cung thấp. Thời gian qua, Trung tâm Giám sát giá tỉnh Hải Nam liên tục công bố giá quả cau khi mặt hàng này gây sốt ở tỉnh đảo cực nam Trung Quốc.

Theo Trung tâm giám sát giá tỉnh Hải Nam, ngày 18/10, giá mua cau trung bình tại địa phương này tăng lên mức 44,27 nhân dân tệ/jin (tương đương hơn 155.000 đồng/0,5kg), tăng tới hơn 175% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng đến ngày 25/10, giá mua cau tại địa phương này đã rớt xuống còn 33,75 nhân dân tệ/jin (tương đương hơn 120.000 đồng/0,5kg).

Từ đầu vụ cau (tháng 8 hàng năm), giá cau tươi liên tục tăng do nhu cầu thị trường Trung Quốc tăng lên đến 120.000 đồng/kg. Khi người nông dân vui mừng vì giá cau tăng cao đúng thời điểm thu hoạch rộ thì thương lái thông báo dừng thu mua khiến nhiều chủ vườn hoang mang. Ngày 27/10, giá tại nhiều địa phương rớt xuống chỉ còn 45.000-50.000 đồng/kg, thậm chí một số loại rớt còn 30.000-35.000 đồng/kg.

Southern Weekly cho rằng giá cau tăng cao do bệnh vàng lá trên cây ngày càng nghiêm trọng, khiến cau nước này bị giảm sản lượng. Đặc biệt, bão Yagi đổ bộ đảo Hải Nam vào đầu tháng 9 vừa qua cũng gây thiệt hại nặng nề cho hàng loạt vườn cau của địa phương này. Chính vì vậy, giá cau tại Trung Quốc, đặc biệt tại đảo Hải Nam cũng liên tục lập kỷ lục trong thời gian gần đây.

Đảo Hải Nam là vùng nguyên liệu chính, chiếm 90-99% tổng sản lượng cau của Trung Quốc. Sau khi nguồn cung tại đây bị giảm mạnh, các thương lái nước này thường nhập thêm cau từ Indonesia và Việt Nam với giá thấp hơn để đáp ứng nhu cầu sản xuất.

Theo Tridge, công ty chuyên phân tích dữ liệu nông nghiệp và thực phẩm, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cau chính của Việt Nam. Năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu 5,13 triệu USD giá trị loại quả này sang Trung Quốc. Ngược lại, Việt Nam cũng là đối tác nhập khẩu các sản phẩm từ cau lớn thứ 2 của Trung Quốc, chỉ sau Indonesia (với 5,66 triệu USD).

Đáng chú ý, đằng sau cơn sốt giá này là ngành công nghiệp sản xuất cau với giá trị tổng sản lượng hàng tỷ USD từ trồng trọt, chế biến đến công nghiệp phụ trợ của Trung Quốc.

Ngành sản xuất tỷ USD

Báo cáo của công ty phân tích dữ liệu Qichacha cho thấy từ năm 2014 đến nay, mỗi năm có hàng trăm đến hàng nghìn doanh nghiệp liên quan đến ngành cau đăng ký mới.

Đến tháng 6 năm nay, Trung Quốc có hơn 15.000 doanh nghiệp liên quan tới chuỗi sản xuất cau. Trong đó đứng đầu là tỉnh Hồ Nam với 6.571 doanh nghiệp, thứ hai là tỉnh Hải Nam với 6.149 doanh nghiệp. Cau Trung Quốc được sản xuất ở Hải Nam nhưng chủ yếu được chế biến và tiêu thụ ở Hồ Nam, theo Cổng thông tin tỉnh Hồ Nam.

Theo báo cáo của công ty tư vấn Frost & Sullivan, doanh số bán sản phẩm kẹo từ hạt cau tại Trung Quốc đã tăng từ khoảng 2,71 tỷ gói năm 2019 lên mức 3,36 tỷ gói vào năm 2021. Đến năm 2023, doanh số bán sản phẩm trầu cau của Trung Quốc đạt xấp xỉ 2,63 tỷ gói.

Theo ChinaDaily, từ năm 2011 đến 2018, giá trị tổng sản lượng của ngành này tăng từ 55,8 tỷ lên 78,1 tỷ nhân dân tệ. Trước đó vào năm 2023, theo số liệu từ Tridge, giá trị xuất khẩu hạt cau của Trung Quốc là 17,4 triệu USD, tăng hơn 50% so với năm 2022.

Tại hội nghị thượng đỉnh về công nghệ quản lý và trồng cau Trung Quốc diễn ra tháng 9 vừa qua, ông Cát Kiến Bang, chuyên gia của hệ thống công nghệ ngành công nghiệp cau ở tỉnh Hải Nam, cho biết tổng giá trị của toàn chuỗi sản phẩm cau đã đạt 120-130 tỷ nhân dân tệ, cho thấy tiềm năng kinh tế của ngành này.

Trước đây, tại Trung Quốc, cau được sử dụng như một loại dược liệu quan trọng, có tác dụng chống lão hóa, chống oxy hóa, hỗ trợ tiêu hóa, hạ đường huyết... Ngoài ra, cau còn được sử dụng làm nguyên liệu trong các sản phẩm như kẹo cao su, nước tăng lực, đồ ăn vặt...

Báo cáo của Hiệp hội Công nghiệp Thực phẩm Quốc gia Trung Quốc (CNFIA) cũng cho biết lĩnh vực sản xuất hạt cau đã chứng kiến sản lượng tăng 12% trong năm nay. Đà tăng trưởng này chủ yếu được thúc đẩy bởi sự phổ biến của hạt cau trong các phong tục truyền thống, đặc biệt là ở các khu vực phía Nam như Hải Nam và Quảng Đông.

Khó khăn vẫn còn bao trùm

Để đáp ứng đầu vào, diện tích cau ở đảo Hải Nam cũng tăng mạnh. Thống kê của tỉnh Hải Nam cho thấy từ năm 2005 đến 2022, diện tích trồng cau của tỉnh này tăng gấp 4 lần.

Cụ thể, năm 2005 toàn tỉnh có 47.714ha, đến năm 2022 diện tích tăng lên mức 181.654ha. Kéo theo đó, sản lượng cau tươi tăng từ 64.338 tấn lên mức 294.831 tấn. Quả cau trở thành một trong những mặt hàng kinh tế chủ lực của hòn đảo này với hơn 2,3 triệu người trồng.

Thực tế, tại Trung Quốc, ngành sản xuất cau phụ thuộc rất nhiều vào đảo Hải Nam, khi 95% sản lượng cau được trồng ở đây. Cụ thể, cau Hải Nam được trồng nhiều ở thành phố Vạn Ninh với nửa dân số trồng cau, diện tích khoảng hơn 216.000ha. Năm 2021, giá trị của ngành này ở Vạn Ninh vượt 14 tỷ nhân dân tệ, chiếm hơn nửa GDP của thành phố.

Tuy nhiên, theo ông Cát Kiến Bang, bên cạnh việc phát triển nhanh chóng, ngành trồng cau cũng đang đối mặt nhiều thách thức.

Hiện nay, ngành chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như chính sách, bệnh vàng lá, khí hậu, diện tích trồng không ngừng tăng nhưng năng suất trên một đơn vị diện tích lại giảm. Đặc biệt, sự lây lan của bệnh vàng lá cau đã hạn chế nghiêm trọng sự phát triển lành mạnh của ngành và trở thành nút thắt kỹ thuật cần được giải quyết khẩn cấp.

"Không chỉ thành phố Vạn Ninh, mà cả những cây cau ở huyện Quỳnh Hải, Lăng Thủy và những nơi khác xung quanh đều bị nhiễm bệnh trên diện rộng, ước tính sơ bộ khoảng 60% diện tích cau", Chủ tịch Hiệp hội trầu ở thành phố Vạn Ninh chia sẻ với Beijing News.

Southern Weekly miêu tả căn bệnh này khiến huyện Vạn Ninh từ vị thế vùng trồng cau lớn nhất nhì đảo Hải Nam đã rớt xuống vị trí thứ tư dù người dân trồng lại diện tích mới thay thế. Căn bệnh đã xuất hiện từ năm 1981 nhưng đến nay các nhà khoa học và quản lý vẫn chưa tìm ra cách khắc phục, thậm chí chưa thống nhất được nguyên nhân gây bệnh.

Theo thống kê, tại Hải Nam, 60% số cau đang ở tình trạng năng suất thấp, mỗi cây cho năng suất từ 5 đến 25kg. Cây cau năng suất cao chỉ chiếm 5%, trung bình đạt khoảng 41-60kg mỗi cây.

Bên cạnh đó, những lo ngại về sức khỏe người tiêu dùng trong vài năm qua cũng ảnh hưởng tới thị trường này. Từ năm 2003, Trung tâm Nghiên cứu Ung thư (IARC) của Tổ chức Y tế thế giới WHO đã liệt kê chất arecoline, thành phần của quả cau, vào chất gây ung thư.

Theo China Daily, năm 2017, Cơ quan quản lý thị trường nhà nước Trung Quốc đã loại quả cau ra khỏi danh mục thực phẩm. Điều này dẫn đến các cơ quan quản lý siết chặt hoạt động quảng cáo, kinh doanh các sản phẩm liên quan đến trầu cau.

Ngành cau cũng là chủ đề gây tranh cãi trong những năm qua. Bởi ngành sản xuất này đang đứng giữa một bên là lo ngại sức khỏe, một bên quy mô trăm tỷ nhân dân tệ, với ngành nông nghiệp ảnh hưởng tới hơn 2,3 triệu dân ở đảo Hải Nam và thói quen tiêu thụ đã ăn sâu vào đời sống người dân.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phát hiện não người ngày càng có nhiều vi nhựaPhát hiện não người ngày càng có nhiều vi nhựa
07:29:25 05/02/2025
Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn uống sữa hạnh nhân hàng ngày?Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn uống sữa hạnh nhân hàng ngày?
15:52:45 05/02/2025
Ăn bắp cải có tác dụng gì?Ăn bắp cải có tác dụng gì?
16:35:45 04/02/2025
Những người không nên uống hoa đu đủ đựcNhững người không nên uống hoa đu đủ đực
18:48:32 04/02/2025
Virus cúm tấn công phổi, nhiều ca bệnh nặng, nguy kịchVirus cúm tấn công phổi, nhiều ca bệnh nặng, nguy kịch
20:59:50 05/02/2025
Món ăn buổi sáng giúp giải rượu tốt nhấtMón ăn buổi sáng giúp giải rượu tốt nhất
11:00:15 04/02/2025
Mẹo thải độc sau những bữa ăn nhiều dầu mỡ ngày TếtMẹo thải độc sau những bữa ăn nhiều dầu mỡ ngày Tết
18:18:04 04/02/2025
5 loại đồ uống tốt nhất giảm bớt cảm giác nôn nao say rượu bia dịp Tết5 loại đồ uống tốt nhất giảm bớt cảm giác nôn nao say rượu bia dịp Tết
18:33:17 04/02/2025

Tin đang nóng

Bi kịch Vườn Sao Băng: Từ Hy Viên và 4 ngôi sao khác lần lượt qua đời khi chưa đầy 50 tuổiBi kịch Vườn Sao Băng: Từ Hy Viên và 4 ngôi sao khác lần lượt qua đời khi chưa đầy 50 tuổi
20:11:23 05/02/2025
Sự thật ngỡ ngàng người đàn ông chui qua cửa kính taxi kêu cứu trên cao tốcSự thật ngỡ ngàng người đàn ông chui qua cửa kính taxi kêu cứu trên cao tốc
22:05:54 05/02/2025
HOT: Vũ Cát Tường cầu hôn bạn gái thành công!HOT: Vũ Cát Tường cầu hôn bạn gái thành công!
20:53:44 05/02/2025
Tro cốt Từ Hy Viên về đến Đài Loan, gia đình không tổ chức lễ viếngTro cốt Từ Hy Viên về đến Đài Loan, gia đình không tổ chức lễ viếng
22:37:07 05/02/2025
Nữ doanh nhân nhảy xuống hồ cứu 3 trẻ đuối nước: Trước đó vừa đi viện về, sức khỏe yếu hơn sau sự việcNữ doanh nhân nhảy xuống hồ cứu 3 trẻ đuối nước: Trước đó vừa đi viện về, sức khỏe yếu hơn sau sự việc
21:20:25 05/02/2025
Ca sĩ Lynda Trang Đài bị bắt ở Mỹ: Là bà chủ tiệm bánh đông khách, nghiện mua sắm, tiêu tiền chóng mặtCa sĩ Lynda Trang Đài bị bắt ở Mỹ: Là bà chủ tiệm bánh đông khách, nghiện mua sắm, tiêu tiền chóng mặt
22:46:41 05/02/2025
Chồng đưa tro cốt Từ Hy Viên về nước bằng máy bay riêng, gia đình bố trí đội ngũ an ninh vì 1 lý doChồng đưa tro cốt Từ Hy Viên về nước bằng máy bay riêng, gia đình bố trí đội ngũ an ninh vì 1 lý do
20:17:45 05/02/2025
Không tổ chức tang lễ cho Từ Hy Viên, lý do là gì?Không tổ chức tang lễ cho Từ Hy Viên, lý do là gì?
23:35:40 05/02/2025

Tin mới nhất

Vi nhựa trong não người có xu hướng gia tăng

Vi nhựa trong não người có xu hướng gia tăng

15:31:14 05/02/2025
Một phát hiện đáng chú ý khác trong nghiên cứu là nồng độ vi nhựa trong não của những người mắc chứng mất trí cao gấp khoảng 6 lần so với những trường hợp khác.
Gia tăng tai nạn ở trẻ em

Gia tăng tai nạn ở trẻ em

15:28:48 05/02/2025
Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị chấn thương sọ não do tai nạn giao thông, kèm theo có nhiều vết rách da, sưng nề vùng trán, vai, tay và bầm tím nhẹ vùng ngực. Sau khi được xử lý vết thương và điều trị tích cực, trẻ đã hồi phục sức ...
2 loại rau dễ 'ngậm' thuốc trừ sâu, cái số 1 nhiều người vẫn vô tư ăn

2 loại rau dễ 'ngậm' thuốc trừ sâu, cái số 1 nhiều người vẫn vô tư ăn

15:22:50 05/02/2025
Dưa chuột còn rất giàu vitamin K. Một cốc dưa chuột thái lát có khoảng 19% giá trị vitamin K được khuyến nghị hằng ngày. Cơ thể cần vitamin K để hình thành các protein cần thiết để tạo xương và mô khỏe mạnh, giúp đông máu.
Những lưu ý cần biết về sức khỏe khi thời tiết lạnh giá

Những lưu ý cần biết về sức khỏe khi thời tiết lạnh giá

15:20:19 05/02/2025
Bộ Y tế khuyến cáo người dân dự phòng bảo vệ sức khỏe mùa lạnh, đặc biệt là người già và trẻ em, đó là hạn chế đi ra ngoài trời khi thời tiết quá lạnh và gió mạnh, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 9h đêm đến 6h sáng.
Uống nước lá ổi có giúp giảm cân?

Uống nước lá ổi có giúp giảm cân?

15:06:29 05/02/2025
Nếu ngủ đủ giấc và ngủ đúng giờ, 2 loại hormone này sẽ giúp chúng ta kiểm soát cảm giác thèm ăn và hạn chế ăn quá nhiều, từ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Cách đi bộ giúp cải thiện sức khỏe tim

Cách đi bộ giúp cải thiện sức khỏe tim

15:02:22 05/02/2025
Nhiều người nghĩ rằng nếu họ đã bị bệnh tim, việc đi bộ sẽ không còn hữu ích. Nhưng đi bộ có thể giúp những người mắc bệnh tim theo nhiều cách. Nó giúp cơ tim mạnh hơn, các triệu chứng giảm theo thời gian và giảm nguy cơ tử vong do vấn ...
Loại quả siêu bổ dưỡng, giàu vitamin gấp 7-10 lần cam, cực sẵn ở Việt Nam

Loại quả siêu bổ dưỡng, giàu vitamin gấp 7-10 lần cam, cực sẵn ở Việt Nam

18:44:21 04/02/2025
Các chất chống oxy hóa trong táo ta giúp bảo vệ tế bào não khỏi tổn thương do stress oxy hóa, ngăn ngừa các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer và Parkinson. Một số nghiên cứu cho thấy táo ta có thể cải thiện trí nhớ và chức năng nhậ...
Dùng mộc nhĩ nấu ăn ngày Tết nhớ kỹ 5 'đại kỵ' này khẻo 'tiền mất tật mang'

Dùng mộc nhĩ nấu ăn ngày Tết nhớ kỹ 5 'đại kỵ' này khẻo 'tiền mất tật mang'

18:27:29 04/02/2025
Ăn quá nhiều mộc nhĩ có thể khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, gây ra các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy, đặc biệt là với những người có cơ địa lạnh bụng.
Nhận biết yếu tố nguy cơ để phòng ngừa tăng huyết áp

Nhận biết yếu tố nguy cơ để phòng ngừa tăng huyết áp

10:50:46 04/02/2025
Ăn một chế độ nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh và các sản phẩm từ sữa ít béo, ít chất béo bão hòa và cholesterol có thể làm giảm huyết áp cao.
Những chất nào giúp tuổi thọ khỏe mạnh?

Những chất nào giúp tuổi thọ khỏe mạnh?

10:48:15 04/02/2025
Magiê đóng vai trò trong hầu hết các quá trình lão hóa tế bào, bao gồm giao tiếp tế bào, ổn định gen, duy trì protein lành mạnh. Ngoài ra, magiê cũng rất quan trọng đối với giấc ngủ và sức khỏe não bộ.
6 loại trà giúp 'giải rượu'

6 loại trà giúp 'giải rượu'

10:46:11 04/02/2025
Uống trà cà gai leo sau khi uống rượu có thể giúp giảm triệu chứng say, buồn nôn, mệt mỏi và đau đầu, đồng thời làm dịu cơ thể, giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng
Các loại rau quả quen thuộc tiềm ẩn tồn dư thuốc trừ sâu

Các loại rau quả quen thuộc tiềm ẩn tồn dư thuốc trừ sâu

10:42:20 04/02/2025
Một số mẫu rau này được phát hiện chứa nồng độ cao dư lượng thuốc trừ sâu, bao gồm permethrin - loại thuốc có thể gây tổn thương thần kinh.

Có thể bạn quan tâm

5 mẫu áo len ấm áp và giúp bạn trông trẻ ra vài tuổi

5 mẫu áo len ấm áp và giúp bạn trông trẻ ra vài tuổi

Thời trang

05:54:06 06/02/2025
Những ngày lạnh giá, chính là thời điểm lên ngôi của những chiếc áo len ấm áp, vừa giúp bảo vệ sức khỏe vừa thể hiện phong cách thời trang.
Các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc dự kiến sẽ tăng giá mạnh

Các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc dự kiến sẽ tăng giá mạnh

Thế giới

05:53:18 06/02/2025
Theo Hiệp hội Công nghệ Tiêu dùng Mỹ, khoảng 87% máy chơi game nhập khẩu vào Mỹ năm 2023 có xuất xứ từ Trung Quốc. Con số này đối với điện thoại thông minh là 78% và đối với máy tính xách tay, máy tính bảng là 79%.
Tôi quyết định ly hôn sau một lần ngã xe, cả 2 bên nội ngoại đều chỉ trích nhưng không ai hiểu thâm ý sâu xa trong đó

Tôi quyết định ly hôn sau một lần ngã xe, cả 2 bên nội ngoại đều chỉ trích nhưng không ai hiểu thâm ý sâu xa trong đó

Góc tâm tình

05:50:03 06/02/2025
Trong điện thoại, mẹ chồng cứ ô hay... ô hay... sao lại thế? . Có một việc xảy ra hôm mùng 2 Tết khiến tôi quyết định ly hôn chồng.
Huế - Đà Nẵng: Top 10 điểm đến nghỉ dưỡng lý tưởng năm 2025 dành cho du khách Singapore

Huế - Đà Nẵng: Top 10 điểm đến nghỉ dưỡng lý tưởng năm 2025 dành cho du khách Singapore

Du lịch

05:33:33 06/02/2025
Sở hữu cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp cùng các giá trị truyền thống, văn hóa đặc sắc, Huế và Đà Nẵng là điểm đến hấp dẫn trong mắt du khách quốc tế.
Bạn gái hơn Văn Thanh 3 tuổi khoe vòng eo con kiến 'gây sốt'

Bạn gái hơn Văn Thanh 3 tuổi khoe vòng eo con kiến 'gây sốt'

Netizen

23:41:10 05/02/2025
Hot girl Trần Bích Hạnh bạn gái của hậu vệ Vũ Văn Thanh khiến cộng đồng mạng phát sốt khi diện trang phục gợi cảm, để lộ vòng eo con kiến cực phẩm .
Xuất hiện phim siêu nhân của Việt Nam gây bão mạng xã hội

Xuất hiện phim siêu nhân của Việt Nam gây bão mạng xã hội

Phim việt

23:31:11 05/02/2025
Theo thông tin từ ekip sản xuất, chỉ trong 1 thời gian ngắn sau khi ra mắt trailer, Chiến thần Lạc Hồng đã đạt 100.000 lượt xem trên YouTube và nửa triệu lượt xem trên Facebook.
Angelababy hết thuốc chữa: Ê chề vì bị nhà sản xuất phũ phàng, rời xa Huỳnh Hiểu Minh là bão tố

Angelababy hết thuốc chữa: Ê chề vì bị nhà sản xuất phũ phàng, rời xa Huỳnh Hiểu Minh là bão tố

Hậu trường phim

23:24:36 05/02/2025
Angelababy rơi vào tình cảnh trớ trêu như vậy là vì diễn xuất quá kém, hiệu quả phát sóng của các bộ phim trước đó thấp nên bị giáng cấp tài nguyên.
Đời sóng gió của 3 "Nàng Cỏ" Vườn Sao Băng: Người qua đời sau lời tiên tri đáng sợ, người bỏ rơi con ruột trốn sang nước ngoài

Đời sóng gió của 3 "Nàng Cỏ" Vườn Sao Băng: Người qua đời sau lời tiên tri đáng sợ, người bỏ rơi con ruột trốn sang nước ngoài

Sao châu á

23:18:14 05/02/2025
Ba người đẹp cùng nhờ một vai diễn mà nổi tiếng khắp châu Á. Nhưng kỳ lạ hơn khi số phận của họ đều sóng gió khiến nhiều người tiếc nuối.
Mỹ nhân Trung Quốc đã đẹp còn diễn đỉnh xứng đáng nổi tiếng hơn: Xé truyện bước ra mê hoặc hơn 400 nghìn người

Mỹ nhân Trung Quốc đã đẹp còn diễn đỉnh xứng đáng nổi tiếng hơn: Xé truyện bước ra mê hoặc hơn 400 nghìn người

Phim châu á

23:12:35 05/02/2025
Lương Khiết đang nhận nhiều lời khen cho khả năng diễn xuất. Tài khoản Weibo của cô tăng hơn 400 nghìn người theo dõi chỉ sau 3 ngày.
Nam diễn viên hài nổi tiếng: 10 giờ làm lễ cưới, 8 giờ vẫn bỏ vợ một mình vì 300 ngàn đồng

Nam diễn viên hài nổi tiếng: 10 giờ làm lễ cưới, 8 giờ vẫn bỏ vợ một mình vì 300 ngàn đồng

Sao việt

23:10:27 05/02/2025
Chia sẻ của nam diễn viên hài khiến nhiều người ngỡ ngàng bởi lẽ anh nổi tiếng là ông chồng quốc dân , luôn vì gia đình, vợ con.
Quyền Linh vỡ òa khi bố đơn thân chinh phục được mẹ ba con xinh đẹp

Quyền Linh vỡ òa khi bố đơn thân chinh phục được mẹ ba con xinh đẹp

Tv show

22:34:31 05/02/2025
Người đàn ông U.50 đến show hẹn hò tìm hạnh phúc, được Quyền Linh mai mối cho chủ tiệm hoa xinh đẹp cùng hoàn cảnh đổ vỡ hôn nhân.