Chủ động điều tiết nước tưới hạ du sông Ba
Ngày 22.9, UBND tỉnh Phú Yên cho biết đã chỉ đạo Sở Công thương tỉnh làm việc với các nhà máy thủy điện An Khê – Kanak, Krông H’năng, Sông Ba Hạ và Sông Hinh để thống nhất kế hoạch điều tiết nưới tưới cho khu vực hạ lưu sông Ba trong năm 2013.
Theo đó, các nhà máy phải đảm bảo hài hòa giữa mục tiêu vận hành phát điện và đáp ứng yêu cầu nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho tỉnh Phú Yên. UBND tỉnh Phú Yên sẽ thành lập ban điều phối để phối hợp với Điện lực Việt Nam (EVN) và Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia thực hiện việc điều tiết nước. Các cơ quan chức năng của tỉnh sẽ hướng dẫn các cơ sở thủy nông, người dân lấy nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt tương ứng với thời gian vận hành các nhà máy thủy điện trong mùa khô để đảm bảo vận hành phát điện, cung cấp điện và tối thiểu chi phí sản xuất điện hệ thống điện quốc gia.
Theo TNO
Video đang HOT
Vung tiền triệu mua thực phẩm "xịn" cho con
Không tiếc tiền mua các thực phẩm "xịn" và đắt tiền để đầu tư cho con khỏe mạnh, giỏi giang, là thói quen của nhiều gia đình trẻ khi chăm con hiện nay.
"Tất cả vì con em chúng ta"
Vừa bước chân đến cửa nhà Mai Hoa, 27 tuổi (Khối Độc Lập, Vạn Phúc, HN) đã nghe thấy tiếng chị Hoa quát mắng con om sòm: "Lại nôn trớ nữa rồi. Xót tiền của tôi quá. Con ơi là con!"
Vì là em họ hay thường xuyên đến nhà chị nên tôi cũng chẳng mấy lạ lẫm với "điệp khúc muôn thuở" nhồi nhét con ăn này. Thấy tôi bước vào, chị Hoa vừa bế con lên lau nước mắt vừa phân trần: "Đấy, có con nhỏ là khổ thế. Tốn tiến tốn của vẫn phải chăm, chỉ mong nó "mau ăn chóng lớn..."
Kinh tế nhà Hoa rất khá và ổn định. Thêm nữa, Dũng (tên con trai chị Hoa) là con một nên càng được chị chăm lo từ A-Z. Ngay từ ngày Dũng mới được 9 tháng tuổi, vợ chồng chị đã mạnh dạn cho ăn tổ yến. Mặc dù cân nặng và chiều cao của Dũng vẫn đủ tiêu chuẩn, nhưng lúc nào anh chị cũng muốn Dũng khỏe mạnh và thông minh hơn nữa.
Nghe bạn bè có con nhỏ mách cách chăm con bằng ăn tổ yến, mỗi tháng chị Hoa cũng chịu khó bỏ ra 15 triệu đồng nhờ người thân ở Khánh Hòa mua 1 lạng yến cho Dũng bồi bổ.
Nhiều gia đình trẻ không ngại chi 15 triệu đồng/tháng mua 1 lạng yến cho con bồi bổ (Ảnh minh họa)
Giá tổ yến đắt đỏ là vậy, nhưng tuần nào chị Hoa cũng cắt 1 tổ thành 4 phần, rồi chưng đường phèn cho con ăn. Lúc Dũng ăn ngon miệng thì không sao, nhưng hôm Dũng ăn xong bát yến mà trớ hết thì cô nổi trận lôi đình vì "đi tong vài trăm ngàn".
"Trước đây, giá yến huyết chỉ khoảng 12 triệu/lạng. Nhưng mấy năm nay, tăng giá vù vù. Mỗi lần cho con ăn là một lần mẹ đau tim vì chỉ sợ con ói ra là xót ruột", Hoa tiếc của nói.
Khi hỏi về việc cho Dũng ăn yến, bà mẹ trẻ này tươi cười bảo: "Con mình ăn yến từ lúc 9 tháng tuổi đến nay, trộm vía con khỏe mạnh, thông minh lắm. Đặc biệt đường hô hấp của con cực tốt. Giờ đã 3 tuổi nhưng con chưa phải sử dụng viên kháng sinh nào".
Cũng tốn kém đủ đường khi nuôi con, anh Bắc, 29 tuổi (Ba Đình, HN) không tiếc tiền mua những thứ bổ dưỡng. Liên Hương, con gái hơn 2 tuổi của anh Bắc, hồi nhỏ rất bụ bẫm.
Thế nhưng 4-5 tháng nay, Hương cứ ốm suốt và toàn mắc bệnh đường hô hấp. Xót ruột, anh Bắc cho con uống các loại vitamin bổ sung, cả thực phẩm chức năng nhưng chưa có tác dụng, con gái vẫn ốm lên ốm xuống.
Một hôm ở công ty, được một người bạn Hàn Quốc mách bảo, ông bố này đã không tiếc tiền triệu mua nước hồng sâm cho con uống. Mỗi năm anh Bắc cho con gái uống thứ nước này 5 đợt. Mỗi đợt, Hương phải uống đủ 3 hộp (15ml x 30 gói).
Được biết, mỗi hộp hồng sâm trẻ em anh thường mua có giá gần 1,3 triệu đồng/hộp. Nhẩm tính ra mỗi đợt cho con uống hồng sâm bồi bổ, gia đình trẻ này cũng phải bỏ ra ngót nghét gần 4 triệu đồng. Mỗi năm, riêng tiền nước hồng sâm cho Hương, anh Bắc đã phải chi ra 20 triệu đồng cả thảy.
"Trộm vía, từ khi cho con gái uống nước hồng sâm cũng thấy thay đổi lắm. Chiều cao và cân nặng của con đều phát triển tốt. Biết thế này tôi cho con uống sâm từ trong bụng mẹ để con to, khỏe, thông minh hơn", mẹ bé Hương cho biết.
Không sính bồi bổ cho con bằng tổ yến, hồng sâm như 2 phụ nữ trẻ trên, Mai Chi, 33 tuổi (Chùa Bộc, HN) lại vất vả săn bằng được cao ngựa bạch để bồi dưỡng 2 con đang tuổi học mẫu giáo và tiểu học. Để 2 con có thêm sức dẻo dai và cao lớn hơn, chị Chi đã tìm mua cao ngựa bạch tận từ Cao Bằng về cho con.
"Nuôi con bây giờ tốn kém đủ đường" (Ảnh minh họa)
Bỏ ra 2 triệu đồng cho 1 lạng cao ngựa bạch "xịn" mỗi tháng, bản thân chị Phương thấy quá đắt đỏ. Nhưng: "Cho bọn trẻ ăn thấy tốt và đỡ luôn bệnh đường hô hấp nên cũng thấy mừng. Con cũng khỏe mạnh hơn hẳn. Nuôi con bây giờ đúng là tốn kém đủ đường".
Trẻ "còi vẫn hoàn còi"
Nuôi con bây giờ tốn kém đủ đường thì ai cũng biết, nhưng ngay cả khi gia đình trẻ có điều kiện mua hết những thực phẩm bổ dưỡng cho con mà "còi vẫn hoàn còi". Nói về điều này, Yến (Nhân viên Ngân hàng chi nhánh Hai Bà Trưng) than thở: "Bản thân em cũng là người mẹ chịu khó chăm sóc con. Thế nhưng sang đến năm con 3 tuổi, chẳng hiểu sao con bắt đầu ốm triền miên".
Thời gian đầu, Yến cũng cố gắng chắt bóp cho tiêu hàng ngày đầu tư cho con ăn yến nhằm tăng sức đề kháng. Nhưng ăn yến huyết hơn 1 năm mà sức đề kháng của Thảo, con gái Yến, chẳng tăng lên. Ngược lại, Thảo vẫn còi và hay ốm. Yến lại quay sang cho con uống các thực phẩm chức năng nhưng cũng không hiệu quả.
Không thấy Thảo đổi khác, cô cho Thảo đi khám bác sĩ dinh dưỡng mới tá hỏa khi bác sĩ kết luận, Thảo bị thừa canxi và vitamin E. "Giờ đang phải cho con uống thuốc điều trị triệu chứng này mà em ân hận quá. Em còn bị nhà nội mắng cho một trận vì tự ý bồi bổ cho con linh tinh. Giờ em cứ cho con ăn uống bình thường, đảm bảo đủ chất thôi".
Việc tự ý dùng những thực phẩm "xịn" này có thể khiến con bị thừa hoặc thiếu chất (Ảnh minh họa)
Nói về việc nhiều gia đình trẻ hiện không tiếc tiền mua thực phẩm bổ bồi dưỡng cho con, chúng tôi có cuộc trao đổi ngắn với bác sĩ Lê Quang Hào, Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
Bác sĩ cho biết: "Nhiều gia đình trẻ có điều kiện đang rất sính mua thực phẩm đắt tiền bồi dưỡng cho con như tổ yến, hồng sâm, cao ngựa... Nhưng họ không hiểu rằng, việc tự ý dùng những thực phẩm này có thể khiến con bị thừa hoặc thiếu chất. Vì thế, các cháu sẽ không thể phát triển khỏe mạnh như bình thường".
Để bồi dưỡng cho con trẻ đúng cách, bác sĩ Hào khuyến cáo: "Nên cho con đi khám bác sĩ dinh dưỡng trước khi bồi bổ để biết đang thiếu chất gì. Từ đó bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn cho con uống. Tuyệt đối không dùng thực phẩm hay các loại thuốc bổ bừa bãi để tránh hậu quả đáng tiếc cho các bé".
Theo Vietbao
Bé 14 tháng tuổi suýt chết vì hóc lạc Bé Mỹ Hòa ăn lạc bị sặc vào đường thở, gây tím tái toàn thân. Sáng 24/7, bé Mỹ Hòa, 14 tuổi ở xã Phúc Trạch (huyện Bố Trạch) nhập Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba ở Đồng hới trong tình trạng khó thở, tím tái toàn thân, phổi bên phải giảm âm. Các bác sĩ đã nhanh chóng chuyển...