Chủ động chăm sóc cây trồng vụ đông
Những ngày này, trên khắp các cánh đồng trồng cây vụ đông, cùng với việc tập trung gieo trồng các loại cây đang còn trong khung lịch thời vụ, bà con nông dân trong tỉnh đang tích cực chăm sóc cây trồng với mong muốn giành thêm một vụ đông thắng lợi toàn diện cả về diện tích, năng suất và hiệu quả kinh tế.
Nông dân xã Hoa Lộc (Hậu Lộc) chăm sóc cây trồng vụ đông.
Tại thôn Đồng Thanh, xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân những cánh đồng rau, ngô xanh mướt đang sinh trưởng, phát triển nhanh. Gia đình chị Nguyễn Thị Mai năm nay trồng 2 sào rau đậu cove và súp lơ. Chị Mai cho biết, trước đây chị trồng rau chủ yếu để phục vụ bữa ăn trong gia đình, bây giờ trồng rau để bán. Cây rau trở thành nguồn thu nhập chính của gia đình nên chị đã chủ động hơn trong việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Rau vụ đông năm nay đạt năng suất cao, từ đầu mùa đến nay thị trường tiêu thụ ổn định. Hiện, gia đình chị đã thu hoạch 1 nửa diện tích và dự kiến với 2 sào rau vụ đông có lợi nhuận khoảng 10 triệu đồng.
Xã Hoằng Trinh, huyện Hoằng Hóa, có khoảng 700 hộ trồng rau màu vụ đông trên diện tích hơn 40 ha. Tại đây các hộ dân đều xác định vụ đông là vụ thu nhập chính trong năm, nên gia đình nào cũng trồng rau theo hướng chuyên canh, chú trọng việc chăm sóc cây trồng ngay từ đầu vụ. Để cây trồng đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc bảo đảm nguồn nước tưới, tiêu phù hợp, bón phân cân đối, các hộ trồng rau trong xã luôn bám sát, theo dõi diện tích cây trồng, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời khi có sâu, bệnh phát sinh. Ông Lê Quang Trình, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Trinh, cho biết: Thời điểm này, một số diện tích rau màu đang xuất hiện rệp, bọ cánh cứng, sâu ăn lá. Do đó, UBND xã đang chỉ đạo bà con nông dân tập trung thực hiện các biện pháp chăm sóc, bảo vệ cây trồng vụ đông; trong đó, ưu tiên thực hiện các biện pháp phòng, trừ sâu bệnh bằng phương pháp thủ công, như: bắt sâu, sử dụng các loại dược liệu… để đuổi sâu, trị bệnh nhằm bảo đảm tiêu chí an toàn thực phẩm cho cây rau màu của xã.
Bà Hoàng Thị Vậy, thôn Trung Hòa, xã Hoằng Trinh, cho biết: Để phòng trừ hiệu quả sâu ăn lá cho diện tích trồng bắp cải của gia đình; đồng thời, bảo đảm an toàn thực phẩm cho sản phẩm, bảo vệ người tiêu dùng và chính bản thân người sản xuất theo khuyến cáo của UBND xã, bà và nhiều gia đình khác trong thôn đều sử dụng ớt, tỏi ngâm để tạo ra dung dịch phun trừ, xua đuổi các loại sâu, bệnh thay vì sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật như trước đây.
Theo đánh giá của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, hiện nay hầu hết diện tích cây trồng đang sinh trưởng, phát triển tốt. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thời tiết, nhiều loại sâu bệnh đang phát sinh gây hại, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây trồng, như: Trên cây ngô xuất hiện sâu keo mùa thu gây hại nhẹ, rải rác, tại các huyện Yên Định, Hoằng Hóa; bệnh huyết dụ gây hại rải rác ở các huyện Đông Sơn, Triệu Sơn, Thạch Thành; bệnh khô vằn gây hại nhẹ, rải rác ở các huyện Quảng Xương, Thọ Xuân; sâu đục thân, rệp gây hại nhẹ, cục bộ tại huyện Yên Định. Trên cây lạc xuất hiện sâu cuốn lá, bệnh đốm lá gây hại rải rác ở các huyện Hoằng Hóa, Hậu Lộc; bệnh gỉ sắt gây hại rải rác tại huyện Hoằng Hóa. Trên các loại cây rau màu xuất hiện rệp, bọ cánh cứng, sâu ăn lá… Dự kiến, thời gian tới các loại sâu, bệnh sẽ tiếp tục phát sinh, phát triển. Do đó, để chủ động chăm sóc, bảo vệ diện tích cây trồng vụ đông, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương đang bám sát, theo dõi, đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển của các loại cây trồng, từ đó đưa ra được dự báo, khuyến cáo về tình hình sâu bệnh và các biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp cho bà con nông dân. Trên cơ sở khuyến cáo của đơn vị chuyên môn, sự chỉ đạo của chính quyền, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh cũng đang chủ động thực hiện đúng, đủ, hiệu quả các biện pháp chăm sóc, bảo vệ cây trồng.
Hải Dương: Ở vùng này, nông dân nhàn nhã bắt 2 loài con đặc sản gì mà 3 mẫu ruộng thu được 450 triệu?
Thời gian gần đây, người dân và chính quyền huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đã tập trung cải tạo đất, xây dựng thêm nhiều công trình hạ tầng ở các vùng nông nghiệp ven sông Thái Bình để khai thác con rươi và con cáy, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân và bảo vệ môi trường tự nhiên.
"So với cấy lúa, việc khai thác rươi, cáy ở huyện Tứ Kỳ (tỉnh Hải Dương) nhàn nhã mà hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần"...
Video đang HOT
Người dân huyện Tứ Kỳ (tỉnh Hải Dương) thu hoạch rươi đặc sản.
Thời gian gần đây, người dân và chính quyền huyện Tứ Kỳ đã tập trung cải tạo đất, xây dựng thêm nhiều công trình hạ tầng ở các vùng nông nghiệp ven sông Thái Bình để khai thác nguồn lợi tự nhiên là con rươi và con cáy, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân và bảo vệ môi trường tự nhiên.
Hiệu quả kinh tế cao
Trước đây, anh Nguyễn Văn Huân ở thôn An Hộ, xã Quang Trung (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) chỉ cấy lúa trên khu ruộng 3 mẫu. Do ruộng ngoài bãi sông Thái Bình nên vào mùa mưa bão thường xuyên bị ngập úng, có năm được thu nhưng năm lại mất mùa.
Tuy nhiên, năm nào con rươi, con cáy cũng xuất hiện rất nhiều bên trong ruộng. Nhận thấy có thể khai thác nguồn lợi tự nhiên này nên năm 2016, anh Huân đã cải tạo ruộng bằng việc bón thêm phân chuồng để làm mục đất, xây dựng thêm 5 cống lấy nước ra vào.
Anh Huân chia sẻ: "Nếu thuận lợi, mỗi năm tôi sẽ được thu hoạch 3 nước rươi chính vụ với sản lượng từ 5-6 tạ rươi/nước. Những tháng còn lại đều có rươi chiêm, mỗi lần tôi cũng thu được vài kg. Cáy sẽ thu từ tháng 3 đến tháng 10 hằng năm. Diện tích đất bãi này mỗi năm mang lại cho gia đình tôi thu nhập khoảng 450 triệu đồng".
Con rươi, con cáy đặc sản đã mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều gia đình nông dân ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
Có 3 mẫu đất bãi ven sông Thái Bình, từ nhiều năm trước, gia đình bà Phạm Thị Luyên ở thôn Thanh Kỳ, xã An Thanh (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) cũng cải tạo để khai thác rươi, cáy.
Vào mùa rươi, bà Luyên dựa vào lịch con nước để tính ngày khai thác. Bà Luyên sẽ tháo nước vào ruộng sau đó đóng cống lại và ngâm ruộng vài ngày. Khi thấy rươi từ dưới đất chui lên, bà sẽ tháo nước, rươi theo đó mà chui vào các rọ đã được đặt sẵn.
Việc khai thác cáy cũng dễ dàng khi sáng sớm bà đi đặt chai nhựa xung quanh ruộng rồi thu lại sau khoảng 2 giờ. "So với cấy lúa, việc khai thác rươi, cáy nhàn nhã mà hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần. Từ khi khai thác rươi, cáy chúng tôi không còn lo mất mùa như trước đây", bà Luyên nói.
Xây dựng hạ tầng để khai thác hết lợi thế con rươi, con cáy đặc sản
Trước đây, người dân xã An Thanh không chỉ khai thác rươi, cáy ở vùng bãi ven sông Thái Bình mà còn khai thác ở cả diện tích đồng bên trong qua cống Sồi.
Tuy nhiên, do nhiều yếu tố nên năm 1980, cống Sồi đã bị lấp khiến việc khai thác rươi cáy của người dân khu vực trong đồng bị ngưng lại. Gần đây, do hiệu quả kinh tế cao từ việc khai thác rươi, cáy nên UBND xã An Thanh đã đề nghị và được UBND tỉnh Hải Dương cho phép mở lại cống Sồi.
Sau một thời gian xây dựng, đến nay, cống đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Thân cống xây bằng bê tông cốt thép dài 30,74 m, xung quanh thân cống đắp đất sét luyện dày 1 m. Dự án có tổng giá trị xây lắp khoảng 10 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) do Sở NNPTNT làm chủ đầu tư.
Ông Phạm Xuân Luận, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp An Thanh cho biết: "Cống Sồi được khôi phục lại sẽ góp phần mở rộng diện tích khai thác rươi, cáy của xã An Thanh thêm 214 ha về phía trong đồng, nâng tổng diện tích của xã lên 350 ha. Đây là việc làm có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế địa phương".
Cống Sồi được xây dựng lại sẽ tạo điều kiện cho xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ (tỉnh Hải Dương) có thêm 214 ha khai thác con rươi, con cáy đặc sản.
Ngay khi cống Sồi được khôi phục lại, nhiều người dân xã An Thanh cũng cải tạo lại ruộng để khai thác rươi, cáy.
Chị Nguyễn Thị Hoa ở thôn An Định có 1 mẫu ruộng ở khu vực đồng Thép. Trước đây, gia đình chị cấy lúa sau đó chuyển sang trồng chuối. Từ cuối năm 2019, chị đã cải tạo lại khu vực này để khai thác con rươi, con cáy.
"Vừa qua, gia đình tôi đã thu được 1 kg rươi, còn cáy thì rất nhiều. Nhờ cống Sồi được khôi phục lại mà chúng tôi mới có thể khai thác được rươi, cáy bên trong đồng. Tôi hi vọng kinh tế gia đình sẽ được cải thiện trong vài năm tới", chị Hoa phấn khởi nói.
Không chỉ xã An Thanh, hiện nay một số xã ven sông Thái Bình thuộc địa bàn huyện Tứ Kỳ cũng đang tập trung cải tạo cơ sở hạ tầng để mở rộng vùng khai thác 2 con đặc sản là rươi, cáy.
Theo ông Nguyễn Việt Dự, Chủ tịch UBND xã Quang Trung, xã đã đề nghị và được phép cải tạo lại cống Lều Vịt và làm 4,4 km kênh mương cùng 6,9 km đường giao thông để mở rộng vùng khai thác rươi, cáy lên 128 ha, tập trung ở các thôn An Hộ, An Hưng, An Vĩnh, Tứ Hạ và một số diện tích đất nông trường xã đang quản lý.
Theo thống kê của Phòng NNPTNT huyện Tứ Kỳ (tỉnh Hải Dương), toàn huyện có 500 ha rươi, cáy đang cho khai thác, tập trung ở các xã An Thanh, Cộng Lạc, Chí Minh, Quang Trung.
"Địa phương vẫn còn khoảng 150 ha tiềm năng khai thác loài rươi, loài cáy ở các xã Nguyên Giáp và Hà Thanh. Để khai thác hết diện tích này, huyện tiếp tục đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí xây dựng thêm một số công trình cống dưới đê để lấy nước vào bên trong đồng. Đây là việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế địa phương nên chúng tôi rất mong cấp trên ủng hộ", ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng NNPTNT huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương nói.
Nông dân Hà Nội trồng cây đặc sản, nuôi con đặc sản bán dễ, lời cao Từ phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi của Hội ND TP.Hà Nội, nhiều hội viên nông dân nơi đây đã mạnh dạn đầu tư trồng cây đặc sản có múi và chăn nuôi con đặc sản. Đáng chú ý, nhiều hội viên nông dân đã tích cực liên kết liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản...