Chủ doanh nghiệp Lâm Quyết bị giả chữ ký, chữ viết ở những tài liệu nào?
Ngoài bị truy tố lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 900 triệu đồng, vợ chồng chủ doanh nghiệp Lâm Quyết (Thái Bình) từng bị tố giác bán 2 chiếc xe ô tô nhưng không trả xe, chiếm đoạt tiền của một người đàn ông ở TP.Thái Bình.
Trong vụ án ông Nguyễn Văn Lẫm (TP.Thái Bình), bà Phạm Thị Quyết (TP.Thái Bình, vợ ông Lẫm) bị truy tố “Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, hồ sơ thể hiện vợ chồng ông Lẫm từng bị 1 người khác tố giác chiếm đoạt tài sản.
Cụ thể, theo cáo trạng ngày 31/12/2018 của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Thái Bình truy tố vợ chồng ông Lẫm, cặp vợ chồng là chủ Công ty TNHH Lâm Quyết bị ông Phạm Văn Mạnh (SN 1960, Quang Trung, TP.Thái Bình) tố bán xe nhưng không trả.
Theo đó, ông Mạnh tố cáo ông Lẫm, bà Quyết đã bán chiếc xe ô tô tải biển kiểm soát 17C 03458 với giá 200 triệu đồng, chiếc xe ô tô Camry biển kiểm soát 17K 9966 với giá 800 triệu đồng nhưng không trả xe, chiếm đoạt tài sản của ông.
Vợ chồng ông Lẫm bị tố giác bán xe nhưng không giao xe, qua xác minh, cơ quan điều tra xác định chữ ký, chữ viết trong hợp đồng bán xe mà người tố giác cung cấp không phải do vợ chồng chủ doanh nghiệp Lâm Quyết ký, viết.
Quá trình điều tra, ông Lẫm, bà Quyết khai không bán 2 chiếc ô tô trên cho ông Mạnh, họ chỉ vay ông này 1 tỷ đồng.
Đáng chú ý, hồ sơ thể hiện, kết quả giám định 2 giấy bán xe ô tô có biển kiểm soát 17C 03458 và 17K 9966 cho thấy, chữ ký và chữ viết không phải do ông Nguyễn Văn Lẫm, bà Phạm Thị Quyết ký và viết.
Ngoài lời khai của ông Mạnh và bà Nguyễn Thị Linh (vợ ông Mạnh), không có chứng cứ khác chứng minh ông Lẫm, bà Quyết đã bán 2 chiếc ô tô này cho ông Mạnh.
Cơ quan điều tra đã không xem xét xử lý đối với tố giác này của ông Mạnh.
Còn trong vụ án mà vợ chồng ông Lẫm bị truy tố vừa được Toà án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội trả hồ sơ, yêu cầu điều tra lại, chiếc xe ô tô Camry 17K 9966 cũng xuất hiện ở đây.
Theo đó, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Thái Bình vào năm 2018 kết luận, năm 2013 và năm 2016, ông Lẫm, bà Quyết vay số tiền 900 triệu đồng của ông Đỗ Văn Tới (TP.Thái Bình) bằng hợp đồng có thế chấp tài sản.
Video đang HOT
Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định, toà sơ thẩm có sự nhầm lẫn về việc xác định vật chứng của vụ án.
Tài sản thế chấp là chiếc xe ô tô Camry 17K 9966 trên. Theo hợp đồng, vợ chồng ông Lẫm cam kết không thế chấp, không bán cho, tặng bất kỳ tổ chức, cá nhân nào nếu không được sự thoả thuận của ông Tới trong thời gian vay tiền.
Ngày 12/4/2017, khi chưa trả nợ số tiền trên, vợ chồng chủ doanh nghiệp Lâm Quyết đem chiếc xe đã thế chấp bán cho một người khác mà không được sự đồng ý của ông Tới.
Cáo trạng thể hiện vợ chồng ông Lẫm nói dối ông Tới là chưa bán xe. Đáng chú ý, hồ sơ nêu vợ chồng ông Lẫm gian dối, nại ra lý do Đường Nhuệ chiếm công ty TNHH Lâm Quyết làm mất giấy biên nhận đã trả tiền cho ông Tới để chiếm đoạt số tiền 900 triệu đồng.
Trong bản án sơ thẩm do Toà án Nhân dân tỉnh Thái Bình xét xử, ông Lẫm, bà Quyết bị tuyên phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, xử các mức án lần lượt là 14 năm tù, 13 năm tù cho ông Lẫm, bà Quyết.
Đường Nhuệ cũng được xác định không đúng vai trò trong vụ án, đáng lẽ Đường phải là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan chứ không phải là người làm chứng.
Về trách nhiệm dân sự, buộc vợ chồng chủ doanh nghiệp Lâm Quyết liên đới bồi thường cho ông Tới, bà Lê Thị Tuyết (TP.Thái Bình) số tiền 900 triệu đồng.
Về xử lý vật chứng, bản án sơ thẩm thể hiện tiếp tục quản lý chiếc xe ô tô Camry 17K 9966 để đảm bảo thi hành án.
Sau phiên sơ thẩm, vợ chồng ông Lẫm kháng cáo, phiên phúc thẩm được Toà án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội mở tại trụ sở Toà án Nhân dân tỉnh Thái Bình.
Hội đồng xét xử (HĐXX) phúc thẩm đã tuyên huỷ án sơ thẩm, trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung đối với vụ án.
Đặc biệt, đối với chiếc xe Camry, quá trình điều tra cũng như ở phiên tòa phúc thẩm, ông Lẫm khai nhận rằng, tài sản thế chấp là chiếc xe Camry được ghi nhận trong hợp đồng giữa bị cáo với ông Tới là do ông Tới ép phải thế chấp, thực chất ko có việc mua bán cũng như thế chấp.
Trong khi đó, ông Tới khẳng định chiếc xe đã mua bán là hoàn tất về mặt thủ tục. HĐXX phúc thẩm thấy rằng, trong nội dung hợp đồng có nói rõ, Phạm Thị Quyết và Nguyễn Văn Lẫm chưa trả được nợ thì đến thời điểm phải trả nợ thì đồng ý cho ông Tới được mua lại với giá bằng 70% giá trị xe ô tô ở thời điểm vay.
Tuy nhiên, nội dung này cũng chưa được cấp sơ thẩm làm rõ với việc chiếc xe ô tô Camry là tài sản đảm bảo thế chấp hợp pháp hay không hợp pháp.
Theo hồ sơ vụ án, hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự của UBND TP.Thái Bình xác định, giá trị chiếc xe camry là 600 triệu.
Trong trường hợp xác định chiếc xe Camry là tài sản thế chấp hợp pháp, nếu có hành vi chiếm đoạt, cấp sơ thẩm cần xem xét lại giá trị tài sản bị chiếm đoạt để truy tố xét xử cho phù hợp.
Bị hại Đỗ Văn Tới( phải) tại phiên toà phúc thẩm.
Việc xử lý chiếc xe ô tô Camry, Tòa án cấp sơ thẩm xác định vận trình, quyết định giao xe cho cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Thái Bình, HĐXX phúc thẩm nhận định không phù hợp.
Bởi lẽ, cấp sơ thẩm có sự nhầm lẫn về việc xác định vật chứng của vụ án.
Cụ thể là, theo biên bản thu giữ xe ô tô Camry trên, vào khoảng 17h ngày 19/3/2018, nhận được tin báo của quần chúng ở tại trước tại số nhà 50 đường Hoàng Hoa thám, tổ 11, phường Đề Thám (TP.Thái Bình) có 1 chiếc xe ô tô Camry màu đen, không đeo biển kiểm soát.
Xe này do anh Phạm Minh Hoàng (SN 1973, phường Hoàng Diệu, TP.Thái Bình) điều khiển, cơ quan công an TP.Thái Bình đã tiến hành thu giữ chiếc xe.
“Đây là việc xử lý hành chính vè hành vi vi phạm quy định về quản lý phương tiện xe cơ giới, tức phương tiện không đeo biển kiểm soát. Trong trường hợp này xác định chiếc xe ô tô nhãn hiệu trên không phải là vật chứng” – HĐXX phúc thẩm nêu rõ.
Ngoài ta, bản án sơ thẩm thể hiện có sự lúng túng trong việc xử lý chiếc xe ô tô Camry. Án sơ thẩm nhận định ông Lẫm, bà Quyết đã bán cho ông Phạm Công Tự chiếc xe ô tô Camry số tiền 800 triệu đồng, đã nhận đủ tiền và giao toàn bộ giấy tờ xe ô tô, giấy đăng ký, giấy đăng kiểm.
Tuy nhiên cũng trong phần nhận định lại xác định chiếc xe này là tài sản đảm bảo cho khoản vay của ông Tới do đó cần tiếp tục quản lý để đảm bảo nghị án việc xử lý như trên là không rõ ràng và rõ ràng là không triệt để.
3 CSGT bị nữ đồng nghiệp lừa tiền tỷ
Thủy nhận 690 triệu đồng và 30.000 USD của nhóm CSGT để giúp họ không bị kỷ luật. Nhưng sau đó, bị can và một đồng phạm chiếm đoạt số tiền này.
VKSND Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố Nguyễn Thanh Thủy (37 tuổi, cựu cán bộ Công an huyện Đan Phượng) và Phạm Hoài Nam (42 tuổi, cựu cán bộ Công an quận Cầu Giấy) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo cáo buộc, chiều 7/5/2015, 3 cán bộ Đội CSGT của Công an Hà Nội bị phát hiện bỏ vị trí công tác để đi chơi. Sợ cấp trên kỷ luật, một người trong số này liên hệ với Thủy để nhờ giúp.
Thủy nhận lời rồi trao đổi câu chuyện với Phạm Hoài Nam khi đó là Phó đội cảnh sát ma túy Công an quận Cầu Giấy để nhờ Nam liên hệ cấp trên.
Tối 10/5/2015, 3 CSGT cùng người thân đến gặp Thủy tại nhà ở xã Di Trạch, huyện Hoài Đức. Theo thỏa thuận, nữ cán bộ công an yêu cầu gia đình nhóm CSGT chuẩn bị tiền để lo "chạy" kỷ luật.
Giữa tháng 5 và đầu tháng 6/2015, Thủy đã nhiều lần nhận tổng số tiền 690 triệu và 30.000 USD của người nhà nhóm CSGT. Thủy sau đó đưa số ngoại tệ cho Nam.
Ngày 8/10/2015, Công an Hà Nội quyết định kỷ luật, điều chuyển 3 CSGT vi phạm bỏ vị trí công tác sang Phòng cảnh sát bảo vệ. Biết mình bị lừa, nhóm CSGT đã gửi đơn tố cáo hành vi của Thủy.
Căn cứ tài liệu có được, VKSND cáo buộc Thủy đã gian dối khi hứa hẹn giúp 3 CSGT thoát kỷ luật để nhận 690 triệu đồng và 30.000 USD. Sau khi nhận tiền, nữ bị can đưa cho Nam 30.00 USD và 30 triệu đồng. Số còn lại Thủy đã dùng vào mục đích cá nhân.
Hồng Đăng
Gia đình gửi đơn xin tòa không cho báo chí chụp ảnh bị cáo HĐXX cho rằng phiên tòa xét xử công khai, bị cáo đã thành niên nên báo chí tác nghiệp bình thường. Ngày 30-11, TAND TP Cần Thơ đưa ra xét xử vụ Nguyễn Đức Thắng (28 tuổi, kỹ sư xây dựng) bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Sau gần nửa ngày xét hỏi bị cáo, tòa đã quyết...