Chủ đầu tư thủy điện “xin” giảm hàng chục héc-ta rừng phòng hộ
Sau nhiều thông tin báo chí phản ứng xây dựng thủy điện, chủ đầu tư Dự án thủy điện Sơn Trà 1 xin điều chỉnh tổng diện tích đất từ 95,4ha xuống còn 75,5ha, trong đó rừng phòng hộ từ 44,5ha giảm còn 18ha.
Tại buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Ngãi ngày 8/12, đại diện Công ty CP 30-4 Quảng Ngãi – chủ đầu tư Dự án thủy điện Sơn Trà 1 báo cáo điều chỉnh dự án, với tổng diện tích sử dụng đất từ 95,4ha xuống còn 75,5ha, trong đó diện tích rừng phòng hộ bị triệt hạ từ 44,5ha giảm còn 18ha.
Tuy nhiên, công suất lắp máy lại tăng từ 42MW lên 60MW, quy mô hoạt động gồm 2 tổ máy phát điện gồm Sơn Trà 1A và Sơn Trà 1B đặt tại xã Sơn Kỳ (huyện Sơn Hà), đập chính dịch chuyển lên phía thượng nguồn khoảng 7km, phạm vi hoạt động kéo dài đến xã Sơn Lập (huyện Sơn Tây). Tổng vốn đầu tư dự kiến 1.900 tỷ đồng.
Vị trí xây dựng thủy điện Sơn Trà 1 được chủ đầu tư xin điều chỉnh giảm diện tích rừng phòng hộ trong dự án.
Lý do điều chỉnh dự án như trên, chủ đầu tư cho rằng mức độ ảnh hưởng đến môi trường giảm hơn và không phải di dần, tái định cư. Nếu việc điều chỉnh được UBND tỉnh Quảng Ngãi thống nhất, chủ đầu tư hứa khởi công vào giữa tháng 7/2015 và hoàn thành vào cuối năm 2008.
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Phong – Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà yêu cầu: “Khi thực hiện xây dựng thủy điện, chủ đầu tư phải cảm kết bảo vệ rừng; đồng thời hoàn thiện tuyến đường Sơn Kỳ – Mô Níc để người dân vùng thủy điện đi lại thuận tiện. Các bãi đất thuê làm bãi chứa chất thải, sau khi hoàn thành thi công, chủ đầu tư phải trả lại nguyên trạng cho người dân để họ tiếp tục phát triển sản xuất”. Bên cạnh đó, huyện Sơn Hà lo ngại việc hình thành các tuyến đường công vụ và lòng hồ, tạo điều kiện cho lâm tặc phá rừng phòng hộ.
Video đang HOT
Trước đó, báo Dân trí phản ánh thông tin bài “Huyện nghèo phản đối xây dựng thủy điện” (đăng ngày 2/4/2014) và “Thủy điện chồng thủy điện, lũ chồng lũ…” (đăng ngày 6/11/2014), đề cập đến tác hại khi thực hiện một số thủy điện trên địa bàn huyện miền núi Sơn Hà, trong đó có thủy điện Sơn Trà 1.
Trước đề nghị của chủ đầu tư, ông Lê Viết Chữ – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đánh giá: “Tỉnh hoan nghênh tinh thần giảm tác hại đến rừng phòng hộ, đời sống dân sinh, công tác di dân và thống nhất với đề xuất giảm diện tích rừng của chủ đầu tư. Trong quá trình thi công, chủ đầu tư phải có biện pháp bảo vệ rừng phòng hộ, hạn chế khô kiệt vùng hạ du, đảm bảo đời sống người dân vùng hạ lưu”.
Ông Lê Viết Chữ còn yêu cầu chủ đầu tư cần thương thảo với nhân dân về phương án bồi thường diện tích đất bị thu hồi. Phương án đổi đất để người dân có đất rừng sản xuất là tối ưu nhất. Đối với diện tích rừng bị mất do ngập dưới lòng hồ, chủ đầu tư phải trồng lại rừng bằng số diện tích đã mất, hoặc chi trả tiền để ngành nông nghiệp trồng lại. Bên cạnh đó, chủ đầu tư thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức đào tạo, sử dụng lao động tại địa phương trong quá trình triển khai dự án và làm tốt công tác an sinh xã hội như đã hứa.
Bên cạnh lời hứa của chủ đầu tư, khoảng 71.000 người dân huyện Sơn Hà lo lắng khi triển khai dự án, tác hại lâu dài ảnh hưởng đến đời sống nhân dân khó lường như miêu tả trong dự án…
Hồng Long
Theo Dantri
Dân lén bóc vỏ cây rừng bán cho Trung Quốc
Bị cấm khai thác, không được chặt cây, nhiều người lén vào rừng dùng dao cậy thân cây để bóc lấy toàn bộ vỏ cây, mang về phơi khô, bán sang TQ.
Trong khi tuần tra kiểm soát trên tuyến đường liên huyện Di Lăng (Sơn Hà) - Trà Trung (Sơn Tây), lực lượng kiểm lâm huyện Sơn Hà đã phát hiện xe tải mang BKS 76C 00945 do anh Đinh Sương (27 tuổi) ở Sơn Hạ đang vận chuyển trái phép 1,1 tấn vỏ cây bùi.
Theo ông Tạ Tiến, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Hà- Quảng Ngãi, hầu như diện tích rừng phòng hộ trên địa bàn 14 xã, thị trấn ở huyện Sơn Hà đều có cây bùi, tập trung nhiều tại các xã Sơn Kỳ, Sơn Thượng, Sơn Bao... Cây bùi trong danh mục cấm khai thác. Tuy nhiên, hiện nay, rất nhiều người dân đã đổ xô vào rừng tìm loại vỏ cây này để khai thác.
Cách khai thác bằng phương thức dùng dao vạt vỏ toàn thân cây để lấy vỏ. Sau đó mang về nhà phơi khô, đóng gói và vận chuyển sang Trung Quốc bán cho các cơ sở sản xuất hương, giá được thu mua trung bình từ 6.000 đến 10.000 đồng/kg.
Việc khai thác vỏ cây sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây, cũng có thể dẫn đến chết cây, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái của những cánh rừng, đặc biệt là những khu rừng phòng hộ đang cần được quan tâm bảo vệ.
Lực lượng kiểm lâm huyện thu giữ 1,1 tấn vỏ cây bùi.
Liên quan đến tình trạng bóc vỏ cây rừng bừa bãi bán cho thương lái Trung Quốc, trước đó, ông Đặng Ngọc Dũng, Bí thư Huyện ủy Sơn Hà cũng lo ngại thương lái mua cả quả ươi non với giá cao khiến người dân vào rừng thu hoạch theo kiểu triệt hạ cây. Huyện đã ban hành văn bản nghiêm cấm mọi hành vi khai thác, vận chuyển, mua bán, tiêu thụ trái phép nhằm ngăn chặn tình trạng xâm hại tài nguyên rừng.
Thượng tá Trần Minh Thành, Phó Công an huyện Sơn Tây cho biết thêm, mặc dù Công an huyện phối hợp với lực lượng kiểm lâm nhiều lần tổ chức truy quét, thế nhưng tình trạng phá rừng phòng hộ thu hoạch ươi vẫn diễn ra.
Rừng phòng hộ miền Trung đang bị tàn phá do người dân thu hoạch ươi bán cho thương lái Trung Quốc
"Qua điều tra, chúng tôi xác định nguyên nhân người dân phá rừng phòng hộ để thu hoạch ươi do thương lái Trung Quốc thu mua quả ươi non với giá cao hơn", ông Thành cho hay.
Cây ươi có tên khoa học là Sterclia lyhnophora, chỉ mọc chủ yếu ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Theo y học cổ truyền, qua ươi có vị ngọt, tính mát, thông độc, đi vào kinh phế, tác dụng làm trong tiếng.
Qua ươi dùng chữa trị các trường hợp bị đau họng, ho khan, chảy máu cam, khàn tiếng, mất tiếng, họng sưng đỏ và đau.
Theo_Báo Đất Việt
Đà Nẵng 1 ngày 3 vụ cháy rừng Chỉ trong 1 ngày, trên địa bàn Đà Nẵng liên tiếp xảy ra 3 vụ cháy rừng làm hàng trăm ha rừng bị thiêu rụi. Đến chiều tối ngày 21/6, tại tiểu khu 53 thuộc rừng phòng hộ Bà Nà Núi Chúa (xã Hòa Phú, Hòa Vang, Đà Nẵng), hàng trăm ha rừng vẫn đang cháy và chưa được khống chế. Theo thông...