Chủ đầu tư thủy điện phải ký quỹ 200 triệu đồng/MW
Đó là yêu cầu nêu trong quy định về cam kết tiến độ và ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn Quảng Nam, được Chủ tịch UBND tỉnh Lê Phước Thanh ký ban hành ngày 18.10. Mức tiền ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư đối với các dự án thủy điện được tính theo mức 200 triệu đồng/MW (dự án dưới 30 MW) 100 triệu đồng/MW (từ 30 MW trở lên).
Nhà đầu tư sẽ được hoàn tiền ký quỹ và tiền lãi phát sinh tương ứng khi đã thực hiện dự án theo đúng tiến độ cam kết nếu không thực hiện đúng tiến độ sẽ bị sung công quỹ.
Quy định này cũng áp dụng cho các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, du lịch, bất động sản du lịch xây dựng kết cấu hạ tầng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn, khu công nghiệp, cụm công nghiệp… Mức ký quỹ phụ thuộc diện tích, dao động từ 1,5 – 4 tỉ đồng (dự án dưới 10 ha), 7,5 – 20 tỉ đồng (từ 10 ha trở lên).
Theo TNO
Video đang HOT
UBND TP HCM nhận trách nhiệm vì các dự án 'treo'
Trước việc dự án treo tràn lan gây ảnh hưởng đến đời sống người dân, lãnh đạo TP HCM đã nhận khuyết điểm và trách nhiệm, đồng thời cam kết sẽ rà soát toàn bộ dự án treo để gỡ khó cho người dân.
Sáng 5/10, kỳ họp HĐND TP HCM tiếp tục với phiên chất vấn của đại biểu với Sở Quy hoạch - Kiến trúc và Tài nguyên - Môi trường về xử lý và giải pháp xóa quy hoạch "treo". Nhiều đại biểu cho rằng, việc tràn lan các dự án "treo" như hiện nay có nguyên nhân do chủ đầu tư yếu kém, không đủ khả năng thực hiện dự án. Song, hiện chưa có cơ chế ràng buộc nên khi ngưng hoặc thu hồi dự án thì phần thiệt thuộc về người dân.
Đại biểu Trần Trọng Dũng (quận 8) cho rằng, nhiều dự án bị "treo" quá lâu, người dân không được sử dụng đất bị nhiều thiệt hại, trong khi chủ đầu tư lại không bị chế tài. "Cần buộc chủ đầu tư ký quỹ 10 - 20 tỷ đồng để nếu dự án chậm tiến độ, làm ảnh hưởng đến quyền lợi và cuộc sống của người dân thì lấy để bồi thường". Kiến nghị này nhận được sự đồng tình của đại biểu Phạm Văn Bá, Trưởng ban Pháp chế HĐND thành phố.
Theo các đại biểu, cần buộc chủ đầu tư ký quỹ khi thực hiện dự án để có tiền bồi thường khi gây thiệt hại cho dân. Ảnh: H.C.
Trả lời chất vấn, ông Đào Anh Kiệt, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường cho biết, để buộc chủ đầu tư đền bù thì chỉ có thể dựa theo Điều 38 Luật Đất đai, song căn cứ vào quy định này, thời gian xác định rất lâu, thậm chí khi đã thẩm định xong chủ đầu tư không đồng ý nên rất khó thực hiện.
"Ý kiến buộc chủ đầu tư ký quỹ rất hay. Ràng buộc bằng cách ký quỹ thì chủ đầu tư có bỏ chạy, nhà nước vẫn có tiền để đền bù thiệt hại cho dân. Vấn đề đặt ra là số tiền bao nhiêu là đủ?", ông Kiệt nói và cho rằng, buộc chủ đầu tư ký quỹ coi như họ bị chôn một số vốn nên giải pháp này cần phải được cân nhắc kỹ. Sắp tới Sở sẽ trình UBND thành phố xem xét.
Cho rằng người dân hiện thiếu thông tin, đại biểu Lâm Thiếu Quân đề nghị cần công khai thông tin quy hoạch, những dự án đã được phê duyệt, thậm chí cả các dự án chậm tiến độ, chưa triển khai được cũng cần công khai cho người dân rõ.
Về vần đề này, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến Trúc Trần Chí Dũng chia sẻ, theo quy định, đồ án đã phê duyệt đều được công khai trong vòng 30 ngày. Những hồ sơ cấp thành phố cũng đã công khai, và sắp tới sẽ tăng cường các tuyến quận, huyện để cung cấp thông tin quy hoạch cho người dân.
Lãnh đạo Sở Quy hoạch - Kiến trúc và Tài nguyên - Môi trường trả lời chất vấn. Ảnh: H.C.
Cuối phiên chất vấn, Phó chủ tịch Nguyễn Hữu Tín đã thay mặt UBND thành phố "xin nghiêm túc tiếp thu", nhận khuyết điểm và trách nhiệm vì đã để xảy ra những vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Ông Tín cho biết, ngay sau cuộc họp sẽ kiểm tra các dự án Bình Quới - Thanh Đa, tứ giác Nguyễn Cư Trinh, Bến xe Miền Tây... trên tinh thần "xử lý được sẽ cho làm ngay" để gỡ khó người dân.
Cũng theo ông Tín, khi có quy hoạch nhưng Nhà nước chưa thu hồi, người dân vẫn được sử dụng đất để kinh doanh, ở theo nguyên trạng của mình. Ngoài ra, người dân cũng có thể chuyển mục đích sử dụng mới nhưng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính, chính quyền địa phương cần hướng dẫn cho người dân hiểu. "Địa phương nào hiểu chưa đúng, làm chưa đúng làm ảnh hưởng đến quyền lợi của dân cần sửa ngay", ông Tín lưu ý.
Trước đề nghị của Chủ tịch HĐND Nguyễn Thị Quyết Tâm về việc cần đề ra giải pháp cụ thể để tháo gỡ những khó khăn cho người dân bị ảnh hưởng bởi quy hoạch "treo", ông Tín cho biết, đến trước 31/12 sẽ phải rà soát tất cả những dự án còn bị "treo". Dự án nào đã giải tỏa, bồi thường 100% mà vẫn chưa thực hiện được thì phải truy lỗi do các sở ngành hay do địa phương để thúc đẩy làm ngay.
"Với những dự án đã đền bù được trên 50%, sẽ cho các nhà đầu tư tiếp tục thực hiện nhưng phải cam kết thực hiện nghiêm túc và thời gian tối đa không quá 12 tháng. Còn đối với những dự án không thể đền bù được, UBND thành phố sẽ cho thu hồi và hủy quyết định giao đất ngay", ông Tín khẳng định.
Sau phiên chất vấn và thông qua nghị quyết, kỳ họp thứ 6 HĐND TP HCM khóa VIII đã bế mạc.
Theo VNE
Người dân bức xúc vì nhà máy thép gây ô nhiễm Nhiều ngày qua, nhà máy Công ty TNHH Thép Việt Pháp (Cụm Công nghiệp dịch vụ Thương Tín 1, xã Điện Nam Đông, H.Điện Bàn, Quảng Nam) bị hàng ngàn người dân địa phương phong tỏa lối vào. Đây là lần thứ ba kể từ đầu năm đến nay người dân phản ứng gay gắt vì nhà máy thép xả bụi bẩn, tiếng...