Chủ đầu tư dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng sẽ thực hiện dự án xây cầu Cần Giờ
Dự án xây dựng cầu Cần Giờ sẽ do liên doanh Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam – Công ty Cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ thực hiện, với tổng kinh phí dự kiến khoảng 5.300 tỷ đồng.
Ngày 5/3, đại diện Sở GTVT TP.HCM xác nhận UBND TP.HCM vừa duyệt kết quả tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc cầu Cần Giờ là cầu dây văng 1 trụ tháp phác họa hình tượng cây đước đặc trưng của huyện Cần Giờ. Cầu Cần Giờ sẽ sử dụng lan can hình tượng sóng biển, các trụ đèn chiếu sáng tạo nên hiệu ứng rừng đước khi đi qua cầu.
Được biết, đơn vị thực hiện là liên doanh Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam – Công ty Cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ. Công ty Trung Nam cũng chính là chủ đầu tư dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng vừa tái khởi động ở TP.HCM.
Đối với nguồn vốn, dự án cầu Cần Giờ đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT bổ sung vào Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020. Tổng chi phí ước tính khoảng 5.300 tỷ đồng.
Cầu Cần Giờ sẽ thay thế cho phà Bình Khánh hiện nay.
Hai công ty thực hiện dự án sẽ tự sắp xếp nguồn vốn xây cầu. Sau đó, TP.HCM hoàn vốn bằng quỹ đất để thực hiện dự án Khu lấn biển Cần Giờ 60 ha và dự án lấn biển Cần Giờ 480 ha.
Theo phương án thiết kế, cầu Cần Giờ có tổng chiều dài khoảng 7,4 km, với 4 làn xe sẽ thay thế cho phà Bình Khánh, kết nối huyện Cần Giờ với trung tâm TP.HCM và các khu vực lân cận.
Dự kiến điểm đầu cầu là tại nút giao giữa đường 15B với đường số 2 khu đô thị Phú Xuân (huyện Nhà Bè). Điểm cuối kết nối vào đường Rừng Sác tại điểm cách bến phà Bình Khánh khoảng 1,8 km về phía Nam thuộc xã Bình Khánh (huyện Cần Giờ).
Video đang HOT
Theo VTC News
TP.HCM: Cận cảnh Dự án chống ngập 10.000 tỷ sẽ hoàn thành năm 2020
Sau hơn 8 tháng bị "mắc cạn", dự án chống ngập 10.000 tỷ tại TP.HCM đã chính thức tái khởi động. Chủ đầu tư cho biết, với tốc độ hiện nay, chậm nhất là vào quý 1.2020 dự án sẽ hoàn thành và đi vào vận hành.
Một công đoạn của dự án chống ngập nhìn từ trên cao. Ảnh: TL
Theo dự kiến ban đầu, với mục tiêu chống ngập cho lưu vực rộng 570km2 của TP.HCM, dự án sẽ hoàn thành vào dịp 30.4.2018, nhưng không về đích đúng hẹn vì "mắc cạn".
Cống Phú Định rộn ràng khi dự án chính thức tái khởi động. ( H.V )
Dự án khởi công vào 26.6.2016, nhưng vào cuối tháng 4.2018, dự án tạm ngưng do vướng mắc liên quan đến việc sử dụng thép của dự án, việc tái cấp vốn cho đơn vị thực hiện dự án (Công ty TNHH Trung Nam BT 1547).
Tại cống Cây Khô, công nhân đã trở lại làm việc khi dự án được khơi thông vướng mắc. Ảnh: H.V
Đến tháng 1.2019 vừa qua, tức sau gần 8 tháng, UBND TPHCM chỉ đạo các đơn vị liên quan đẩy nhanh quá trình giải quyết các thủ tục để dự án tái khởi động sớm nhất.
Ông Nguyễn Tâm Tiến - Giám đốc Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 cho biết, dự án hiện đã hoàn thành 72% khối lượng, các hạng mục đã ngoi lên mặt nước.
Cống Mương Chuối gần như đã hoàn thành, nhưng bị vướng mắc nên nằm chờ đến nay. Ảnh: H.V
"Sau gần một năm dự án mới tái khởi động trở lại, kết quả này là nhờ sự quyết liệt tháo gỡ những vướng mắc từ phía UBND TP, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Kế hoạch và Đầu Tư", đại diện chủ đầu tư chia sẻ.
Cống Phú Xuân có thể là công đoạn hoàn thành sớm nhất khi dự án đã được tái khởi công. Ảnh: H.V
Ông Tiến cho biết thêm, nếu TP.HCM bàn giao mặt bằng trong tháng 6, Trung Nam sẽ nỗ lực hoàn thành toàn bộ dự án chống ngập vào cuối năm 2019 hoặc chậm nhất là đưa vào hoạt động trong quí 1.2020.
Vừa qua, thành phố đã điều chỉnh một số tuyến để giảm bớt phần bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB). Vì vậy, đã giảm được 97/238 hộ vướng công tác GPMB.
Cống Tân Thuận là công trình duy nhất mới hoàn thành 62% khối lượng công trình. Ảnh: H.V
Cũng trong dự án này, trước đó, Trung tâm chống ngập TP.HCM cho biết, sau nhiều tranh cãi, đối tác Liên danh tư vấn giám sát hợp đồng đã đơn phương rút khỏi dự án. Và khi Liên danh này rút, dự án đã được cởi trói, UBND TP.HCM đã chỉ đạo các cơ quan liên quan đẩy nhanh mọi thủ tục để gỡ vướng, giúp nhà đầu tư dự án đẩy nhanh tiến độ.
Trong một động thái khác, Bộ Công an đã mời Liên danh tư vấn giám sát hợp đồng làm việc liên quan đến dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng.
Theo Danviet
TP.HCM cấm một số tuyến đường phục vụ Hội nghị Thượng đỉnh Sở GTVT TP.HCM vừa thông báo về việc điều chỉnh giao thông trên một số tuyến đường nhằm phục vụ công tác hỗ trợ Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều. Theo Sở GTVT TP.HCM, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hỗ trợ Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai tại Việt Nam, Sở GTVT TP.HCM thông...