Chú cua “Bình Dư” nặng 1,452kg giành giải “Cua Cà Mau lớn nhất”
Vượt qua 40 chú cua, cua “Bình Dư,” mang số đăng ký 11, đến từ huyện Năm Căn với trọng lượng 1, 452kg đã giành danh hiệu “ Cua Cà Mau lớn nhất-cua Sumo ( Sumo Crab),” với tiền thưởng 15 triệu đồng.
Chú cua có biệt danh “Bình Dư” đã chiến thắng cuộc thi “ Cua Cà Mau lớn nhất-cua Sumo” với trọng lượng 1,452kg. (Ảnh: Huỳnh Anh/TTXVN)
Nằm trong chuỗi sự kiện Ngày hội cua Cà Mau-lần thứ I năm 2022, chiều 25/12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (IPEC) tổ chức cuộc thi “cua Cà Mau lớn nhất-cua Sumo (Sumo Crab).”
Theo đó, từ 40 “cua thủ” đăng ký dự thi, Ban tổ chức chọn ra một giải duy nhất để trao danh hiệu “cua Cà Mau lớn nhất-cua Sumo (Sumo Crab),” với giá trị tiền thưởng 15 triệu đồng.
Ban tổ chức cuộc thi đã trao danh hiệu trên cho cua có nickname “Bình Dư,” mang số đăng ký 11, đến từ huyện Năm Căn với trọng lượng 1,452kg.
Theo Ban tổ chức cuộc thi, cua dự thi phải có nguồn gốc, xuất xứ từ tỉnh Cà Mau. Cá nhân, tổ chức chủ sở hữu cua tham gia dự cuộc thi cam kết và chịu trách nhiệm về nguồn gốc xuất xứ của cua.
Đồng thời, những con cua được chủ nhân mang đi dự thi còn phải đáp ứng nhiều tiêu chí khắt khe như phải đủ một cặp (đôi) càng, một cặp chân bơi, ít nhất phải còn đủ hai cặp chân bò (cho phép mất 1 chân bò mỗi bên nhưng không cùng trên một đốt); cua không bị bám bẩn hay ký sinh trùng, phản xạ tốt; cua được trói bằng dây trói cua không trọng lượng.
Video đang HOT
Tại cuộc thi, bên cạnh tiêu chí quan trọng nhất là trọng lượng, khi các con cua có cùng trọng lượng, chỉ tiêu đánh giá tiếp theo là kích thước mai cua. Mai cua được đo kích thước bằng thước kẹp tại vị trí rộng nhất theo chiều ngang (gai thứ 8 hoặc 9)…
Cuộc thi “cua Cà Mau lớn nhất-cua Sumo (Cà Mau Crab) được xem là hoạt động nhằm tôn vinh, quảng bá, khẳng định giá trị đặc sản cua Cà Mau trên thị trường trong và ngoài nước.
Cuộc thi còn hướng đến giới thiệu điều kiện tự nhiên của Cà Mau rất thuận lợi cho cua sinh sản, sinh trưởng và phát triển. Ngoài ra, cuộc thi còn tạo sân chơi vui tươi, giao lưu, hợp tác và đoàn kết, góp phần tạo động lực bảo tồn nguồn gene và giống cua quý tại địa phương./.
Đối với trò chơi đua cua tốc độ, thời gian thi đấu mỗi trận khoảng 2 phút, ‘cua thủ’ nào về đích trước sẽ giành chiến thắng và tham gia tranh tài ở vòng chung kết. (Ảnh: Huỳnh Anh/TTXVN)
Trò chơi đua của tốc độ lần đầu được tổ chức tại vùng đất được xem là ‘thủ phủ cua.’ (Ảnh: Huỳnh Anh/TTXVN)
Trò chơi đua cua tốc độ thu hút rất đông du khách đến xem.(Ảnh: Huỳnh Anh/TTXVN)
Tính chất độc và lạ của trò chơi đã tạo không khí phấn khởi, thu hút sự tham gia cổ vũ của đông đảo người dân và du khách. (Ảnh: Huỳnh Anh/TTXVN)
Cuộc đua cua tốc độ và trói cua biểu diễn có 270 ‘cua thủ’ tham gia thi đấu ở 3 hạng cân. (Ảnh: Huỳnh Anh/TTXVN)
Trói cua biểu diễn được xem là hoạt động để du khách hiểu hơn về đặc tính của con cua ở vùng đất Cà Mau. (Ảnh: Huỳnh Anh/TTXVN)
Du khách đạt thành tích cao khi tham gia trò chơi trói cua tại Ngày hội cua Cà Mau. (Ảnh: Huỳnh Anh/TTXVN)
Nuôi cua biển lãi 150 triệu đồng/ha/năm
Theo Chi Cục Thuỷ sản tỉnh Trà Vinh, đến đầu tháng 11/2022, nông dân ở các vùng ven biển thuộc các huyện: Châu Thành, Cầu Ngang, Duyên Hải, thị xã Duyên Hải đã thả nuôi hơn 23.150 ha cua biển, tăng hơn 1.200 ha so cả năm 2021.
Tổng sản lượng cua biển đã được nông dân trong tỉnh thu hoạch gần 5.200 tấn. Bình quân, nông dân nuôi cua năm nay đạt lợi nhuận khoảng 150 triệu đồng/ha/năm.
Các thương lái kiểm tra độ chắc của gạch cua. Ảnh tư liệu: Huỳnh Thế Anh/TTXVN
Ông Nguyễn Văn Quốc, Chi Cục Trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Trà Vinh cho biết, hầu hết nông dân nuôi cua biển trong tỉnh đều có thu nhập cao, nhờ giá cua biển thương phẩm từ đầu năm đến nay luôn ổn định, thị trường tiêu thụ lớn. Cùng đó, nuôi cua biển chi phí thấp, rất ít gặp rủi ro, nông dân nuôi theo phương thức thu hoạch tỉa thưa chọn cua đạt kích lớn để bán nên tăng thêm lợi nhuận. Bình quân, nuôi cua biển từ 4 - 5 tháng cho năng suất từ 0,8 - 1,2 tấn cua thương phẩm/ha/vụ.
Ông Nguyễn Văn Thảnh, ấp Phước Thiện, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải cho biết, gia đình vừa thu hoạch xong 0,3 ha mặt nước ao nuôi cua biển với sản lượng hơn 250 kg cua thương phẩm. Nhờ giá cua thịt ( loại 4 - 5 con/kg) năm nay ổn định ở mức 180.000 đồng/kg và 350.000 đồng/kg đối với cua gạch, gia đình thu được hơn 25 triệu đồng trong vụ nuôi cua này.
Ông Nguyễn Hoàng Hải, ở xã Hiệp Thạnh, thị xã Duyên Hải cho biết, năm nay, nhiều hộ dân ở địa phương chuyển đổi hồ nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú thâm canh, bán thâm canh sang nuôi cua biển. Nguyên nhân do giá thức ăn công nghiệp dành cho tôm tăng cao, còn giá tôm thương phẩm không ổn định.
Trong khi đó, nông dân nuôi cua biển không phụ thuộc vào nguồn thức ăn công nghiệp mà tận dụng nguồn cá tạp, ốc, hến... làm thức ăn cho cua, giảm được chi phí. Nếu so sánh với nuôi tôm sú, tôm thẻ bán thâm canh, thâm canh bình thường, lợi nhuận từ nuôi cua biển đem lại tương đương.
Ông Nguyễn Văn Quốc, Chi Cục Trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Trà Vinh cho biết, nhiều năm nay, nông dân ở các vùng ven biển trong tỉnh Trà Vinh đã chọn cua biển làm con nuôi chủ lực để thay thế cho 1 hoặc 2 vụ nuôi tôm, nhằm hạn chế sự rủi ro việc nuôi tôm 3 vụ trong năm. Ngành nông nghiệp tỉnh luôn khuyến khích nông dân không có đủ diện tích đất bố trí quy trình kỹ thuật an toàn hệ thống ao để nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo hình thức thâm canh mật độ cao nên chuyển sang nuôi cua biển thay cho 1 hoặc 2 vụ nuôi tôm, vừa tránh rủi ro, vừa đảm bảo về nguồn thu nhập.
Người đàn ông mù ở miền Tây, 20 năm lặn biển bắt cá tôm để sống Đôi mắt bị mù nhưng hơn 20 năm qua, ông Vương Hoài Ân (Chín Liều, 58 tuổi) vẫn mỗi ngày lặn biển bắt hải sản sống qua ngày. Biệt danh 'rái cá' Về xứ biển Ba Hòn (TT.Kiên Lương, H.Kiên Lương, H.Kiên Lương, Kiên Giang), hỏi thăm ông Chín Liều có biệt danh 'rái cá' thì hầu như ai cũng biết. Nhắc đến...