Chú chó mất hết chủ trong ta.i nạ.n máy bay Hàn Quốc được nhận nuôi
Chú chó bị mất cả gia đình chủ trong vụ ta.i nạ.n máy bay Jeju Air đã được một hiệp hội bảo vệ quyền động vật Hàn Quốc cưu mang.
Tờ The Korea Times ngày 2.1 đưa tin tổ chức bảo vệ quyền động vật Care đã cứu và cưu mang Pudding, chú chó bị mất cả gia đình chủ trong vụ ta.i nạ.n máy bay Jeju Air hôm 29.12.2024 tại sân bay Muan, miền nam Hàn Quốc.
Chú chó tên Pudding bị mất hết người thân trong vụ ta.i nạ.n máy bay Jeju Air. ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH THE KOREA TIMES
Pudding sống cùng gia đình chủ tại ngôi làng ở huyện Yeonggwang, tỉnh Jeolla Nam. Trong vụ ta.i nạ.n máy bay, chủ nhân của Pudding là cụ ông 79 tuổ.i, người vợ và 7 thành viên khác trong gia đình thiệ.t mạn.g. Cả gia đình trước đó sang Bangkok (Thái Lan) du lịch và mãi mãi ra đi sau ta.i nạ.n.
Thảm kịch rơi máy bay Hàn Quốc: Gia đình 9 người thiệ.t mạn.g, gồm cụ ông đi mừng sinh nhật
Dân làng đã phát hiện Pudding quanh quẩn gần nhà như để tìm gia đình chủ trong những ngày qua. Hình ảnh của chú chó đợi chủ đã làm lay động cộng đồng mạng.
“Chúng tôi thấy Pudding ngồi lặng lẽ bên ngoài hội trường làng. Khi chúng tôi đến gần, nó chạy tới mừng rỡ như thể vẫn đang chờ gia đình chủ”, Care cho biết.
Tổ chức nói sẽ không an toàn khi để chú chó sống một mình. Sau khi liên hệ người thân của gia đình, tổ chức này đã nhận nuôi Pudding cho đến khi tìm được người nhận nuôi phù hợp. Chú chó đã được đưa đến một bệnh viện thú y tại Seoul để kiểm tra sức khỏe. “Dù Pudding có lo lắng một chút trong chuyến xe, nó có vẻ vẫn bình tĩnh và ngoan. Chúng tôi đang kiểm tra sức khỏe vì nó nôn ra thức ăn có hại như hành và xương gà”, Care cho hay.
Bí ẩn nguyên nhân gây vụ ta.i nạ.n máy bay Hàn Quốc
Chủ của Pudding là người lớn tuổ.i nhất thiệ.t mạn.g trong vụ ta.i nạ.n máy bay. Chiếc Boeing 737-800 của Jeju Air gặp trục trặc khi hạ cánh xuống sân bay Muan tại Jeolla Nam và phải tiếp đất bằng bụng. Máy bay tông vào mô đất cuối đường băng và nổ tung, làm 179 người thiệ.t mạn.g. Chỉ có 2 tiếp viên ngồi ở sau cùng sống sót.
Phi công sân bay Muan: Trước giờ tôi cứ tưởng rào chắn bê tông là đống đất
Một phi công tại Sân bay Muan (Hàn Quốc) nói rằng trước giờ ông vẫn đinh ninh rào chắn trên đường băng trong sân bay mà chiếc máy bay của hãng Jeju Air đâ.m vào rồi phát nổ làm 179 người chế.t là đống đất chứ chưa từng biết đó là một cấu trúc bê tông.
Ngày 2-1, một phi công với bảy năm kinh nghiệm tại Sân bay Quốc tế Muan (Hàn Quốc) nói rằng ông chưa từng được thông báo về sự tồn tại của một rào chắn bê tông có chứa thiết bị định vị trên đường băng, theo hãng thông tấn Yonhap.
Kết cấu bê tông này được cho là đã làm trầm trọng thêm mức độ nghiêm trọng của thảm kịch máy bay tại Sân bay Muan cuối tuần trước. Chiếc máy bay của hãng Jeju Air chở 181 người đã va phải gò bê tông khi hạ cánh bằng bụng. Lực va chạm mạnh được cho là nguyên nhân trực tiếp gây ra vụ nổ kinh hoàng của chiếc máy bay.
Ngày 2-1, các nhà điều tra tìm kiếm gần hiện trường thảm kịch máy bay tại Sân bay Muan (tỉnh South Jeolla, Hàn Quốc). Ảnh: YONHAP
Trả lời phỏng vấn Yonhap, vị phi công kiêm huấn luyện viên bay (không nêu tên) nói rằng ông không thể phân biệt được gò bê tông với một đống đất thông thường.
"Tôi đã nhìn thấy cấu trúc này từ trên cao trong vô số lần cất và hạ cánh, và luôn nghĩ rằng đó chỉ là một đống đất. Chưa bao giờ tôi nghĩ nó được làm bằng bê tông" - vị phi công nói.
"Không có bất kỳ thông tin nào trên bản đồ sân bay hay trong các tài liệu hướng dẫn chỉ ra rằng cấu trúc này thực chất là một kết cấu bê tông cao 2 m và dày 4 m. Nhiều phi công khác cũng không hề biết về kết cấu thật sự của nó" - ông nói thêm.
Ngoài ra, viên phi công cũng đề cập vấn đề máy bay va phải chim - một nguyên nhân khác có thể liên quan vụ ta.i nạ.n.
Ông giải thích rằng các phi công thường xuyên theo dõi hoạt động của chim thông qua Dịch vụ Thông tin Nhà ga Sân bay (ATIS).
"Theo kinh nghiệm của tôi, chim va vào máy bay xảy ra khoảng một lần mỗi năm và thường chỉ ảnh hưởng đến cánh máy bay. Chúng tôi luôn kiểm tra điều kiện thời tiết qua tần số liên lạc, và gần đây sân bay Muan thường xuyên phát cảnh báo hàng ngày về hoạt động của chim. Các kiểm soát viên không lưu cũng thông báo ngay nếu phát hiện chim trên đường băng" - ông nói thêm.
Ngày 29-12-2024, một máy bay của hãng hàng không Jeju Air chở 175 hành khách và 6 thành viên phi hành đoàn đã không thể hạ càng đáp trong lúc hạ cánh và đã hạ cách bằng bụng, chiếc máy bay trượt khỏi đường băng tông vào rào chắn bê tông và nổ tung tại Sân bay Muan ở huyện Muan, tỉnh South Jeolla.
Thảm kịch khiến 179 người chế.t, chỉ có hai thành viên phi hành đoàn sống sót.
Nguyên nhân chính xác gây ra thảm kịch vẫn chưa được xác định. Hàn Quốc đang mở cuộc điều tra quy mô lớn để tìm hiểu nguyên nhân vụ việc.
Bên cạnh thông tin ban đầu rằng máy bay va phải chim là nguyên nhân của vụ việc, nhiều suy đoán cho rằng việc Jeju Air khai thác máy bay với tần suất quá mức và việc có rào chắn bê tông tại đường băng của Sân bay quốc tế Muan là một phần nguyên nhân gây ra thảm kịch.
Cảnh sát Hàn Quốc cấm CEO hãng Jeju Air rời khỏi đất nước Ngày 2/1, cảnh sát Hàn Quốc đã phát lệnh cấm Giám đốc điều hành (CEO) của hãng hàng không Jeju Air, ông Kim E Bae, rời khỏi đất nước sau thảm họa hàng không tồi tệ nhất tại nước này. Giám đốc điều hành Jeju Air Kim E Bae (thứ 3, phải) tại cuộc họp báo ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 29/12/2024. Ảnh:...