Chữ chi chít trang giấy, hightlight đủ màu sặc sỡ, học sinh chỉ cần nhìn phát biết ngay dân chuyên môn nào!
Thời đi học, học sinh muốn “thấm” được môn Văn nhất định sẽ gặp cảnh này ít nhất một lần.
Thời đi học, môn Văn thường bị coi là cơn ác mộng của học sinh. Phải dùng tâm hồn bay bổng để cảm thụ, ý thơ thì dài lê thê chưa kể môn có quá nhiều lý thuyết, cô cũng thường giảng liền mạch nên chuyện không kịp chép là chuyện bình thường.
Dân chuyên Văn thường sẽ nhanh tay chép ý vào sách giáo khoa, mỗi một đoạn lại một màu mực khác cho dễ nhận ra. Vậy nên, nếu muốn biết ai học chăm Văn cứ nhìn vào sách giáo khoa. Nếu sách dày đặc chữ thì đúng là dân học Văn, còn nếu sách trống trơn chắc hẳn trong giờ không học hay lại làm chuyện riêng không chú ý nghe giảng rồi!
(Ảnh: Đăng Duy Đỗ/ Group Trường Người Ta)
Dân chuyên Văn sẽ cách riêng “trị” môn học khó nhằn này. Học trò sẽ phải học cách tốc ký, gạch từ khóa rồi ghi ý chính hay biện pháp nghệ thuật đặc biệt. Cầu kì hơn mỗi đoạn sẽ có một màu mực khác nhau khiến quyển sách giáo khoa như ngập tràn bảy sắc cầu vồng. Cũng có những bạn giống cô học trò trong ảnh, không đủ chỗ viết phải lấy hẳn tập giấy note đè lên góc bên phải. Ai cũng nhận xét ghi vào sách giáo khoa sẽ tiện hơn ghi vào vở vì nay mai cứ giở đến bài đó đọc một lần là nhớ ngay chưa kể việc viết kín trang thế này sẽ tạo cảm giác mình chăm học hơn hẳn.
Ngay sau khi bức ảnh trên được đăng tải đã thu hút lượng like và bình luận lớn từ cộng đồng mạng, đủ thấy đây chẳng phải nỗi lòng riêng của bất kỳ dân học Văn nào.
“ Đối với một đứa nào không thể ghi nhớ tý gì về Văn như mình thì ghi như này quá khỏe luôn, mỗi lần học chỉ cần đọc lại là nhớ cả bài“, bạn N.Q chia sẻ.
Video đang HOT
“ Vậy nên học Văn thì sách ai đứa đó xài thôi, chúng nó ghi ý lung tung hết nhìn như bùa chú, căng mắt mà vẫn không hiểu gì hết“, bạn T.N bình luận.
“ Không chỉ dân chuyên Văn đâu mà cả học sinh không chuyên cũng học kiểu này. Chỉ cần ghi sương sương là đã đủ kiến thức để kiểm tra rồi“, bạn K.L chia sẻ.
“ Sách giáo khoa bẩn thế này thì mới là học chứ, mất quyển sách là mất nguyên kiến thức một năm học“, bạn H.T bình luận.
“ Ngày xưa cũng như vậy, sách Văn là phải ghi kín luôn, có khi lấy giấy note chồng lên nhau luôn ý. Nhiều khi đến lúc cần viết nghị luận văn học thì cần sửa chút rồi bê y chang làm là auto điểm cao rồi“, bạn S.N bình luận.
Theo helino
Bức ảnh nói hộ nỗi lòng dân học Văn khiến học sinh nào cũng bồi hồi: Hóa ra mình từng có thời học hành ác liệt như vậy
Sách giáo khoa Văn phải chằng chịt chữ như mạng nhện thế này mới đúng là học sinh chăm chỉ!
Thời đi học, Ngữ Văn là một trong những môn gây nản lòng đám học trò nhất. Phải dùng tâm hồn bay bổng để cảm thụ, học thuộc ý thơ dài lê thê hay nghe lời cô giảng không khác gì ru ngủ... là combo ác mộng khiến học sinh cứ nghĩ đến Văn là sợ, cứ đến tiết lại thi nhau ngủ gục hay làm việc riêng trong giờ.
Học môn nào cũng cần bí kíp và kinh nghiệm. Để học được môn Văn, học sinh cần phải ghi chép thật nhanh. Vì khi giảng bài giáo viên nói rất nhiều, không thể đọc từng từ cho chép được nên học sinh phải biết cách tốc ký, đánh dấu từ khóa trong sách rồi ghi ngắn gọn ý nghĩa của từ. Vậy nên, muốn biết ai học chăm Văn cứ nhìn vào sách giáo khoa. Nếu sách dầy đặc chữ thì đúng là dân học Văn, còn nếu sách trống trơn chắc hẳn học trò đó trong giờ không học hay lại làm chuyện riêng không chú ý nghe giảng rồi!
Bức ảnh nói hộ nỗi lòng chung của dân học Văn sau khi chia sẻ vào group học đường nổi tiếng đã ngay lập tức nhận được gần 20.000 lượt like, share và nhiều bình luận đồng cảm nỗi lòng của cộng đồng mạng.
Chữ chằng chịt thế này nhất định là của dân học Văn rồi! (Ảnh: Huyền Trang)
Cụ thể, trang sách nữ sinh ghi kín chữ này nằm trong bài thơ "Việt Bắc" của Tố Hữu. Với mỗi từ khóa cô bạn lại dùng bút hightlight rồi ghi ngắn gọn ý nghĩa hay cách dùng nghệ thuật của từ. Mỗi đoạn nữ sinh ghi bằng màu mực khác nhau nên tuy dày đặc chữ nhưng nhìn vẫn rất khoa học, tiện lợi cho nay mai ôn bài chỉ cần đọc qua một lượt đã hiểu hết vấn đề. Chưa kể viết vào vở mỗi lần tìm lại loạn hết cả đầu nên cô nàng ghi luôn vào sách cho tiện, mỗi lần học chỉ cần lật ra đúng bài mình cần.
Ngay sau khi đăng tải, bài đăng đã nhận được rất nhiều lượt bình luận và chia sẻ. Nhiều học sinh không khỏi nhớ lại quãng thời gian học Văn, tai thì nghe nhưng tay phải liên hoàn ghi chú và chép.
" Ngày xưa cũng như vậy, sách Văn là phải ghi kín luôn, có khi lấy giấy note chồng lên nhau luôn ý. Nhiều khi đến lúc cần viết nghị luận văn học thì cần sửa chút rồi bê y chang làm là auto điểm cao rồi", bạn Song Nhi bình luận.
" Vậy nên mình chỉ thích học sách cũ của chị, cũng ghi chú thế này nên có gì chỉ cần đọc trước rồi mai nghe giảng mới vào đầu", bạn Huyền Trang chia sẻ.
" Sách nào mình cũng ghi dày khoảng trống luôn, lỡ mà có trống thì cũng lấy kiến thức môn khác ghi vào cho kín", bạn Thu Thu bình luận.
" Mỗi lần học mình đều ghi tùm lum ra sách thế này để cảm thấy bản thân thật chăm chỉ", bạn Yến Nhi chia sẻ.
(Ảnh: Linh Trúc)
(Ảnh: Như Huỳnh)
Một số quyển sách Văn cũng chịu chung số phận của cộng đồng mạng. (Ảnh: Quan Phan Hoang)
Theo Helino
Sách giáo khoa môn Thể dục tại Việt Nam có cần thiết? Thông tin về sách giáo khoa Giáo dục thể chất theo chương trình Giáo dục phổ thông mới đang nhận được nhiều sự quan tâm từ dư luận, đặc biệt là giáo viên. Năm 2020, Bộ GD&ĐT sẽ bắt đầu lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới trong trường học. Trong đó thông tin về cuốn sách giáo khoa...