Chủ biên lên tiếng vụ “biến” thơ Trần Đăng Khoa thành tác phẩm dân gian
Những ngày qua dư luận xôn xao quanh việc cuốn “Từ điển type truyện dân gian Việt Nam” in nhầm truyện thơ “Đi đánh thần hạn” của nhà thơ Trần Đăng Khoa thành truyện… dân gian Bạc Liêu. Trước dư luận, PGS.TS Nguyễn Thị Huế- chủ biên của cuốn từ điển trên đã lên tiếng.
Liên quan đến những ồn ào xung quanh cuốn “Từ điển type truyện dân gian Việt Nam” của nhóm biên soạn Viện Văn học, do PSG.TS Nguyễn Thị Huế làm chủ biên, báo Dân trí đã đăng tải ý kiến của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Để rộng đường dư luận, phóng viên Dân trí đã có cuộc gặp với chủ biên- PGS.TS Nguyễn Thị Huế.
Trả lời phóng viên Dân trí chiều 26/7 về những ồn ào xung quanh vụ việc của cuốn “Từ điển type truyện dân gian Việt Nam”, PGS.TS Nguyễn Thị Huế cho biết, “Cá nhân tôi rất bất ngờ trước những bài viết đăng tải trên báo chí xung quanh việc cuốn từ điển của chúng tôi in nhầm truyện thơ Đi đánh thần hạn của nhà thơ Trần Đăng Khoa thành truyện dân gian Bạc Liêu. Ngay khi có dư luận về sự việc, tôi đã gọi điện cho nhà thơ Trần Đăng Khoa trao đổi rõ hơn với nhà thơ về công việc nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi đã làm đúng quy trình biên soạn của mình, và tôi nghĩ nhà thơ đã hiểu. Đây chỉ là sự hiểu lầm đáng tiếc, bản chất sự việc không có gì to tát cả”.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Huế, trong quá trình nghiên cứu, sưu tầm những câu chuyện dân gian để hoàn thành cuốn từ điển, nhóm các nhà nghiên cứu đã sử dụng tư liệu của cuốn Văn học dân gian Bạc Liêu do PGS. Chu Xuân Diên (chủ biên), Nxb. Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, năm 2005. Đây là công trình do Khoa Ngữ văn và Báo chí Đại học KHXH&NV – Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện. Trong cuốn Văn học dân gian Bạc Liêu, truyện Đi đánh thần hạn được xếp ở phần Thần thoại (trang số 4 đến trang số 6). Từ khi cuốn sách Văn học dân gian Bạc Liêu được công bố đến nay đã có một độ lùi về thời gian và trong thời gian ấy không hề có một ý kiến phản hồi nào nên nhóm tác giả biên soạn “Từ điển type truyện dân gian Việt Nam” đã hoàn toàn yên tâm sử dụng.
Năm 2011, cuốn Văn học dân gian Bạc Liêu được nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội tái bản có bổ sung. Truyện Đi đánh thần hạn (từ trang 29 đến trang 31) cũng có nội dung như bản kể năm 2005.
Truyện thơ “Đi đánh thần hạn” của nhà thơ Trần Đăng Khoa được in trong mục truyện Thần thoại trên cuốn Văn học dân gian Bạc Liêu
“Như vậy, về nguyên tắc chúng tôi đã sử dụng văn bản truyện kể đều có xuất xứ và ở dưới dạng tự sự và đã được công bố, xuất bản. Công trình của chúng tôi không hề sử dụng tác phẩm của nhà thơ với dụng ý ngoài khoa học mà biên soạn trên nguồn tư liệu đã được công bố cách đây 8 năm về trước và được tái bản cách đây 2 năm. Chúng tôi sưu tầm tài liệu dựa trên 3 cơ sở: nội dung tác phẩm, tác phẩm được thẩm định với độ lùi thời gian nhất định và tác phẩm không bị kiện cáo, tranh chấp bản quyền. Chúng tôi đã làm đúng. Chúng tôi không vi phạm nguyên tắc biên soạn công trình theo nguyên tắc folkloer học. “- PGS.TS Nguyễn Thị Huế khẳng định.
Video đang HOT
PGS.TS Nguyễn Thị Huế cho biết thêm, một tác phẩm văn học được phổ biến trong dân gian ( khiến nhiều người nhầm tưởng là thơ ca dân gian) nhưng hoá ra lại là tác phẩm của một nhà thơ nhà văn cụ thể nào đó từng xảy ra rất nhiều. Các nhà folklore đã gọi hiện tượng này là tác phẩm folklore có nguồn gốc văn học.
Phân tích về quá trình nghiên cứu, biên soạn cuốn “Từ điển type truyện dân gian Việt Nam” có sử dụng tài liệu là cuốn Văn học dân gian Bạc Liêu, nhưng PGS.TS Nguyễn Thị Huế không phủ nhận, việc nhầm lẫn này là một sai sót của nhóm nghiên cứu trong quá trình hoàn thiện tác phẩm của mình.
“Chúng tôi đã đọc ý kiến từ dư luận cho rằng chúng tôi cẩu thả, sự thật, chúng tôi không cẩu thả. Chúng tôi đã có hàng chục năm gắn bó với nghề nghiên cứu, mỗi chúng tôi đều đã nỗ lực, cố gắng hết sức để tác phẩm của mình được hoàn thiện, nhưng sẽ rất khó để có được một tác phẩm toàn bích. Khi nhà thơ Trần Đăng Khoa nói đó là tác phẩm của anh, chúng tôi rất bất ngờ. Cá nhân tôi cho rằng, có thể, trong quá trình sưu tầm các tác phẩm dân gian để biên soạn thành cuốn Văn học dân gian Bạc Liêu, các bạn sinh viên khoa ngữ văn đã mắc chút sai lầm, nhưng những điều đó là cảm thông được. Trước một công trình nghiên cứu lớn, những sai sót nhỏ là không tránh khỏi. Đây cũng sẽ là bài học để chúng tôi rút kinh nghiệm những lần sau này”- PGS. TS Nguyễn Thị Huế nói.
Bên cạnh đó, PGS.TS Nguyễn Thị Huế bày tỏ quan điểm trước những bức xúc của dư luận quanh cuốn “Từ điển type truyện dân gian Việt Nam” những ngày qua.
“Dư luận cho rằng chúng tôi “ăn” tiền nhà nước với nghiên cứu của mình. Xin thưa, chúng tôi có được nhà nước bảo trợ, nhưng số tiền đó nếu so sánh có khi không bằng số tiền bỏ ra làm 1 m2 đường. Công việc của chúng tôi là nghiên cứu. Chúng tôi hưởng lương viên chức. Sinh viên ra trường bây giờ đều muốn đi làm những công việc kiếm ra tiền, có ai muốn về các viện nghiên cứu? Nếu ở các viện nghiên cứu, chúng tôi chỉ ngồi trên tiền để viết sách, tại sao sinh viên ra trường không ai muốn về?”.
PGS.TS Nguyễn Thị Huế giải thích thêm về những thuật ngữ tiếng Anh dùng trong cuốn từ điển, theo PGS những từ tiếng Anh được nhóm biên soạn dùng là nhóm thuật ngữ chuyên ngành đã được cả thế giới công nhận, bất kỳ nhà nghiên cứu trong ngành nào khi đọc những thuật ngữ này cũng sẽ hiểu.
“Biết rằng, công trình khó tránh khỏi những sai sót, chúng tôi xin được đón nhận những ý kiến đánh giá toàn diện, khách quan, và công bằng, thiện ý của bạn đọc cũng như những nhà chuyên môn”- PGS. TS Nguyễn Thị Huế nói.
Theo Dantri
Những tác phẩm nghệ thuật từ vật dụng hàng ngày
Dưới bàn tay tài hoa của người nghệ sỹ, những vật dụng tưởng như rất bình thường - kẹo cao su, kem đánh răng, củ lạc v.v... bỗng biến thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Dường như người nghệ sĩ Kazuki Guzmán nhìn thấy nghệ thuật ngay cả trong những vật bình thường nhất. Kazuki lấy cảm hứng cho mình ngay từ những việc làm trong cuộc sống hàng ngày, như một lần ghé thăm cửa hàng đồ cổ, vào một hiệu sách thiếu nhi, hay khi đi mua sắm thức ăn. Từ những vật tưởng như hết sức bình thường mà ông nhìn thấy, như quả chuối, kẹo cao su, miếng thịt heo hay kem đánh răng... Kazuki đã dùng bàn tay khéo léo của mình để thổi hồn cho những vật dụng đó trở thành các tác phẩm nghệ thuật vô cùng độc đáo và sống động.
"Nghệ thuật không chỉ có ở những phòng trưng bày, bảo tàng hay viện nghiên cứu" Guzmán nói, "Có rất nhiều thứ và rất nhiều việc ngay trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta có thể được gọi là nghệ thuật. Một người nghệ sĩ cần phải làm hiện ra vẻ đẹp nghệ thuật tưởng như vô hình đó."
Hãy cùng chiêm ngưỡng những tác phẩm sáng tạo và độc đáo của nghệ sĩ Kazuki Guzmán, chế từ những vật dụng quen thuộc trong cuộc sống:
Theo ANTD
Từ chiến tranh hạt nhân đến phát ngôn gây sốc của thần đồng Thím và mọi người thấy sốc, chứ ta chẳng thấy gì sốc cả. Rất bình thường... Đỗ Nhật Nam và vấn đề hạt nhân ở Triều Tiên PV: Có người bảo cuộc xung đột ở Triều Tiên đang sôi sùng sục thu hút đến quay cuồng các hãng truyền thông trên khắp hành tinh mà lão Khoa cứ bằng chân như vại. Không...