Chú bê chạy khỏi lò mổ sợ quá lao ra biển và nhận kết cục rất bi thương
Rất nhiều loài động vật có cảm xúc, tình cảm giống như con người vậy. Những người đã từng nuôi chó mèo trong nhà chắc hẳn cũng phần nào cảm nhận được điều này. Tuy nhiên gần đây ở Brazil xuất hiện một câu chuyện đáng buồn, một chú bê vì tháo chạy khỏi bị làm thịt đã nhảy xuống biển.
Theo tờ Daily mail, ở Brazil, một chú bê 3 tuổi được đưa đến lò mổ, trên đường chú bê mất kiểm soát nhảy từ trên xe nhảy xuống khi xe đang chạy trên đường rồi biến mất ở khu rừng gần đó. Khi nhân viên cảnh sát tìm thấy chú bê, nó tỏ ra rất sợ hãi, bị đuổi nên chú bê chạy tới bờ biển gần đó, vì không còn đường khác nên đã nhảy xuống biển.
Trước tình huống như vậy, cảnh sát lại càng muốn bắt nó lại, nhưng càng đến gần chú bê lại càng bơi ra xa, cho dù có người muốn cứu nó thì nó vẫn không ngừng gỡ bỏ sợi dây thừng, cuối cùng vì bơi đến vực nước sâu, sau một thời gian vùng vẫy chú bê đuối nước mà chết.
Phía cảnh sát cho biết, chú bê có lẽ biết chắc mình sẽ bị làm thịt nên không còn tin con người nữa, trong suốt quá trình nó cứ chạy mãi, họ cũng không làm gì được. Sau khi sự việc xảy ra, điều tra phát hiện chú bê này chưa đến kì làm thịt nhưng vì chủ nó muốn bán được giá cao nên đã bán sớm nó đến lò mổ. Không ngờ chú bê này cuối cùng lựa chọn chạy trốn, chú bê thà chết đuối dưới biển cũng không không muốn chết dưới lưỡi dao của con người.
Mời bạn xem clip:
Blue
Khu du lịch quốc gia Sa Pa: Ô nhiễm mùi và tiếng ồn từ các lò giết mổ
Không khí xung quanh bốc mùi khó chịu, nước thải chưa qua xử lý thải trực tiếp ra môi trường.
Tiếng ồn làm cho người sống gần và du khách thức giấc lúc nửa đêm. Đó là những tồn tại đang hiện hữu tại các lò mổ nhỏ lẻ nằm lẫn trong khu dân cư tại khu du lịch quốc gia Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Huyện Sa Pa cần sớm xây dựng lò giết mổ gia súc tập trung nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường và đảm bảo VSATTP
Đã có nhiều khách du lịch than phiền với chúng tôi rằng, nghỉ đêm tại một số khách sạn trong trung tâm Khu du lịch quốc gia Sa Pa, họ đã giật mình tỉnh giấc lúc 3 giờ và thức đến sáng vì tiếng lợn kêu, bò giống... nghe rất thê lương. Tiếng ồn đó phát ra từ những lò mổ tự phát của các hộ dân trên địa bàn thị trấn Sa Pa. Tính đến thời điểm này, huyện Sa Pa chưa có khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Trong khi đó riêng địa bàn trung tâm thị trấn Sa Pa đã có đến 33 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ nằm xen kẽ quanh các khu dịch vụ, nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn.
Theo ghi nhận của PV, các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm hiện có trên địa bàn thị trấn Sa Pa không đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) vì thiếu mặt bằng rộng và không có hệ thống thu gom nước thải, chất thải gia súc, gia cầm trong quá trình nuôi nhốt, giết mổ. Đặc biệt, có những chủ lò mổ làm thịt gia súc ngay dưới nền đất rất bẩn.
Anh Phạm Hồng Quang, Cán bộ Thú y, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Sa Pa đã thẳng thắn cho biết: 100% số lò mổ gia súc, gia cầm hiện có trên địa bàn huyện Sa Pa đều không đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều này, luôn tiềm ẩn nguy cơ cao về việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm cho người dân và du khách đến với Sa Pa.
Cần nhấn mạnh rằng, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm thịt gia súc, gia cầm tại thị trường huyện Sa Pa là rất lớn. Bởi, ngoài 64.916 nhân khẩu của toàn huyện (riêng địa bàn thị trấn Sa Pa là 10.984 nhân khẩu) thì mỗi năm địa phương còn đón trên, dưới 2 triệu lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng. Nhờ vậy, các lò mổ nhỏ lẻ ở đây luôn trong tình trạng hoạt động hết công suất mới đủ thực phẩm cung ứng kịp thời cho người dân và các bếp ăn tập thể là nhà hàng, khách sạn, trường học, bệnh viện, công trường...
Đảm bảo VSATTP có ý nghĩa đặc biệt quan trọng tại những bếp ăn tập thể ở khu du lịch quốc gia Sa Pa
Ông N.V.D một hộ dân sống tại tổ 2 thị trấn Sa Pa cho biết: Gia đình ông sống gần một lò mổ gia súc, bình quân mỗi ngày lò này giết mổ từ 4 - 5 con lợn thịt. Hàng ngày, cứ khoảng 2- 3h sáng là gia đình ông và các gia đình sống gần đó đã phải chịu đựng tiếng ồn do lò mổ này gây ra. Không khí xung quanh luôn bốc mùi khó chịu vì nước thải của lò mổ này thải trực tiếp ra môi trường chưa qua xử lý.
Hai vợ chồng anh Nguyễn Văn Hòa, du khách đến từ tỉnh Ninh Bình cho biết, từ hôm đến đây, ngày nào vợ chồng anh cũng phải nghe tiếng kêu thê lương của lợn bò bị giết do chọn một nhà nghỉ gần với lò mổ. Đây có lẽ là lần đầu tiên cũng sẽ là lần cuối cùng vợ chồng tôi đến với khu du lịch này.
Tình trạng ô nhiễm môi trường về tiếng ồn và mùi hôi trong không khí xung quanh khu vực các lò mổ là rất nặng nề. Bởi, để giảm cước phí vận chuyển và chủ động được nguồn hàng, các chủ lò mổ thường mua gia súc, gia cầm thương phẩm với số lượng lớn về nuôi nhốt và giết mổ dần trong khoảng thời gian từ 3 -7 ngày. Khi môi trường sống bị ô nhiễm, người đầu tiên phải gánh chịu chính là những chủ lò mổ.
Ông Nguyễn Văn Chịu, chủ lò mổ gia súc tại tổ 11a, thị trấn Sa Pa thẳng thắn chia sẻ: Vì cuộc sống mưu sinh, chúng không thể không làm nghề để nuôi con cái, dù biết gây ra nhiều phiền hà cho các hộ dân xung quanh và khách du lịch. Mong muốn của tôi là huyện Sa Pa sớm xây dựng khu giết mổ tập trung để những người như tôi cùng vào đó làm nghề, để bảo vệ sinh môi trường sức khỏe cho người thân gia đình, hàng xóm và du khách đến với Sa Pa.
Được biết, từ năm 2013, huyện Sa Pa đã có chủ trương giao cơ quan chuyên môn tiến hành rà soát tìm quỹ đất, xây dựng phương án xây dựng khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do địa hình bị chia cắt mạnh, địa phương khó tìm vị trí đất phù hợp và mặt bằng đủ rộng để xây dựng khu giết mổ tập trung. Bên cạnh đó, giá đất ở Sa Pa cao, mức hỗ trợ sau đầu tư theo quy định của nhà nươc thấp, đia phương thiếu cơ chế hấp dẫn cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân... không mặn mà với việc đầu tư xây dựng khu giết mổ gia súc gia cầm tập trung tại Sa Pa.
Bà Trần Thị Lan Hương, Phó Phòng NN&PTNT huyện Sa Pa lo lắng: Nguồn cung gia súc, gia cầm thương phẩm cho thị trường Sa Pa là từ khắp các tỉnh thành trong nước. Dó đó, không có khu giết mổ tập trung, cơ quan chức năng của huyện gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc thực phẩm.Để bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm cho người dân và khách du lịch, thiết nghĩ, huyện Sa Pa cần sớm triển khai xây dựng khu giết mổ gia súc, gia cầm tập chung, đưa ra phương án giải quyết nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho khu du lịch trọng điểm, đặc biệt là đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn cho người dân và du khách. Qua đó, phòng, tránh những hệ lụy đáng tiếc có thể xảy ra.
Bích Hợp
Theo baotainguyenmoitruong
Tưởng bị cảm hóa đái tháo đường thể tối cấp Thấy trong người mệt mỏi, sốt nhẹ, chị C.N.B. (29 tuổi, ở TPHCM) tự đi mua thuốc hạ sốt, uống một liều và tự mua lá cây về xông hơi nhưng tình trạng không cải thiện, nôn ói sau ăn. Đến ngày thứ ba, chị B. vẫn mệt, ăn ít, ói sau ăn. Buổi sáng chị B. còn tỉnh táo, đến chiều thì...