Chrysler – ông lớn Mỹ về tay người Italy
Fiat vừa hoàn thành mua lại toàn bộ số cổ phần mà VEBA đang nắm giữ, chính thức nắm toàn bộ Chrysler.
Từ 2009, Fiat mua 20% cổ phần Chrysler khi hãng này tiến hàng tái cấu trúc. Chrysler cùng với Ford và GM là ba hãng xe lớn nhất của Mỹ. Phi vụ mạo hiểm của hãng xe Italy có thành quả tốt khi tình hình kinh doanh từ đó tới nay từng bước sáng sủa, mang lại lợi nhuận, từ đó mở rộng cổ phần tại Chrysler.
Hiện con số cổ phần của Fiat là 58,54 %, số còn lại 41,46 % thuộc về VEBA. VEBA (Voluntary Employee Beneficiary Association) là Quỹ chăm sóc sức khỏe công nhân nghỉ hưu, thuộc hiệp hội công nhân trong ngành sản xuất ôtô Mỹ UAW (United Automobile Workers).
Những chiếc Jeep của Mỹ giờ đây về tay người Italy.
Hợp đồng mua lại cổ phần có trị giá 3,65 tỷ USD, sẽ được kí trước 20/1. Theo đó, Fiat trả 1,75 tỷ USD và Chrysler trả 1,9 tỷ USD cho VEBA. Ngoài ra một điều khoản phụ là Chrysler sẽ trả thêm cho UAW 700 triệu USD trong 3 năm tới để nhận được sự ủng hộ của Hiệp hội này.
Theo các chuyên gia, định giá Chrysler rơi vào khoảng 10,5 tỷ USD, như vậy thương vụ mua lại này là một món lời cho Fiat, dù chưa thể nói chắc chắn khả năng phát triển kinh doanh trong tương lai.
Fiat thành lập năm 1899 bởi Giovanni Agnelli, hãng phát triển mạnh trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai. Hiện tại Italy Fiat là nhà sản xuất tạo nhiều công ăn việc làm nhất. Một số thương hiệu lớn thuộc sở hữu của Fiat như Ferrari, Maserati, Chrysler, Alfa Romeo.
Video đang HOT
Chrysler là một trong ba hãng xe lớn nhất Mỹ cùng Ford và GM. Ra đời năm 1925 bởi Walter Chrysler, hãng sản xuất ôtô và các bộ phận riêng lẻ. Các thương hiệu thuộc sở hữu của Chrysler như Dodge, Jeep, Fiat (Mỹ), SRT…
Theo CEO Fiat, ông Sergio Marchionne, sau thương vụ mua lại toàn bộ Chrysler, Fiat trở thành nhà sản xuất ôtô lớn thứ 7 thế giới, cùng Volkswagen và GM là các tập đoàn sở hữu nhiều thương hiệu con nhất thế giới.
Theo VNE
Toàn cảnh những thị trường ô tô lớn nhất thế giới
Mặc dù có mức độ phát triển và triển vọng khác nhau nhưng các thị trường ô tô lớn nhất thế giới như châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ... luôn chứa đựng những cơ hội cũng như rủi ro.
Châu Âu gặp khó nhất thập kỷ qua: Công chúa Anh Beatrice bên một chiếc Mini được sản xuất tại Anh nhưng thuộc sở hữu của tập đoàn BMW của Đức. Người Anh đang quảng bá văn hóa của mình tại Đức ở thời điểm các nhà sản xuất ô tô toàn châu Âu đang lo ngại sâu sắc về tình trạng sụt giảm của thị trường.
Fiat của Italy tìm kiếm cơ hội bên ngoài: Thị trường ô tô Italy đang gặp nhiều khó khăn và Fiat đang tìm kiếm cơ hội ở nước ngoài. Trong ảnh là chiếc Fiat 500E được sản xuất tại nhà máy Fiat ở Mỹ, nơi Fiat nắm giữ thương hiệu Chrysler.
Người Mỹ muốn gì: Chevrolet đã gây tò mò lớn tại triển lãm ô tô Bắc Mỹ 2013 bằng việc giới thiệu mẫu xe thể thao hai cửa thế hệ thứ 7 Corvette. Tuy nhiên chiếc xe thể thao đầy sức mạnh này dường như đang đi ngược lại xu hướng thị trường, nơi người tiêu dùng đề cao xe nhỏ và tiết kiệm nhiên liệu.
Sai lầm phải trả giá đắt: Khi Honda Civic 2012 thất bại, Honda đã nhanh chóng thiết kế lại và chỉ 19 tháng sau, phiên bản mới của Civic ra mắt và đạt doanh số đáng mơ ước. Ví dụ này cho thấy sai lầm sẽ khiến các nhà sản xuất phải trả giá đắt, không chỉ ở một mà nhiều thị trường trên thế giới.
Nga hấp dẫn các nhà đầu tư: Các tập đoàn xe hơi lớn đang rót nhiều tỷ đô la vào Nga và tìm kiếm cơ hội tại một trong những thị trường ô tô lớn nhất thế giới. Tuy nhiên giao thông là vấn đề tồi tệ nhất tại Moscow, mọi con đường thường xuyên chật cứng...
Ấn Độ hứa hẹn tiềm năng: Nissan là một trong nhiều tập đoàn xe hơi đầu tư vào Ấn Độ thời gian gần đây và chờ đợi cơ hội phát triển trong dài hạn. Tuy vậy, thị trường ô tô siêu xe đã không phát triển, và khách hàng Ấn Độ có xu hướng thích xe hơi trong nước hơn là xe nước ngoài.
Chính trị và xung đột đầu tư ở Trung Quốc: Toyota đã thấm thía bài học về chính trị ở Trung Quốc trong năm qua. Doanh số bán của Toyota và các nhà sản xuất xe hơi Nhật khác đã tụt dốc không phanh khi người Trung Quốc tẩy chay do tranh chấp Nhật - Trung về biển đảo. Vậy Trung Quốc sẽ là thị trường ô tô lớn nhất thế giới không khi các tập đoàn xe hơi không cảm thấy an toàn ở đây?
Hãng xe Nhật vật lộn với khó khăn: Các hãng xe hạng 2 như Mazda đang tìm kiếm cơ hội do sự không ổn định của thị trường nội địa, nơi doanh số bán giảm mạnh do suy giảm kinh tế và thảm họa thiên nhiên. Mazda đang hợp tác với Ford tìm kiếm các đối tác nước ngoài như Fiat với hy vọng tìm kiếm các cơ hội mới.
Chờ đợi Brazil: Như Ấn Độ, thị trường ô tô Brazil luôn được xem là chứa đựng cơ hội đầu tư. Các công ty từ khắp thế giới, bao gồm cả Trung Quốc, cũng đang cố gắng tìm kiếm cơ hội đầu tư tại đây. Một số dự báo cho rằng thị trường này sẽ sớm vượt qua Nhật Bản. Tuy vậy những thách thức về kinh tế, chẳng hạn thuế cao, vẫn đang hiện hữu.
Theo VnMedia
Chrysler và Fiat lãi lớn Hãng sản xuất xe hơi Chrysler của Mỹ ngày 30/1 tuyên bố họ vừa trải qua quý 4/2012 kinh doanh có lãi khi thu nhập ròng của hãng tăng 68%, chủ yếu là nhờ doanh số xe bán ra ở thị trường Mỹ, đồng thời hãng này dự báo mức tăng trưởng mạnh hơn trong năm 2013. Phòng trưng bày sản phẩm một...