Chrome Mobile nén dữ liệu xuống còn một nửa, tiết kiệm phí 3G
Sau khi ra Chrome 32 cho các máy Windows, Mac và Linux, hôm nay Google tiếp tục ra mắt bản Chrome 32 cho Android và iOS. Phiên bản mới sẽ có trên Google Play và App Store của Appls trong “vài ngày tới”.
Theo The Next Web, Chrome cho cả Android và iOS đều có tính năng nén dữ liệu được người dùng mong đợi từ lâu. Như vậy, sử dụng trình duyệt Chrome trên di động sẽ giúp bạn tiết kiệm băng thông, tải các trang nhanh hơn và duyệt web an toàn hơn (bởi vì các trang đi qua các máy chủ của Google, và công ty sẽ kiểm tra những trang web có mã độc).
Google hy vọng với tính năng giảm dung lượng dữ liệu này, người dùng Chrome sẽ có thể tiết kiệm tiền cho gói cước dữ liệu di động. Công ty tuyên bố dịch vụ có thể giảm tới 50% dung lượng dữ liệu khi duyệt web.
Để bật tính năng, vào Settings, vào tiếp phần quản lý Bandwidth (băng thông), sau đó chọn “Reduce data usage.” Bật lên ở chế độ “On” và mọi thứ đã sẵn sàng.
Tính năng nén dữ liệu của Google lần đầu tiên có trong bản Chromium hồi tháng 3/2013 và sau đó sớm có trên Chrome 26 beta cho Android. Hồi tháng Tư năm ngoái, Chrome 27 beta cho Android đã bật mặc định tính năng này và để người dùng thấy rõ dung lượng dữ liệu tiết kiệm được khi vào phần “Bandwidth Management” trong Settings và bật “Reduce Data Usage.”
Ngoài ra, ứng dụng Android này cũng đã hỗ trợ đường tắt ứng dụng (shortcut), cho phép người dùng thêm các đường dẫn tắt website vào màn hình chủ Android. Một điểm mới nữa là Chrome cho iOS cũng đã hỗ trợ Google Translate. Người dùng Chrome trên máy Android đã hưởng tính năng này từ hồi tháng Bảy năm ngoái, nhưng mãi tận bây giờ người dùng Apple mới có dịp trải nghiệm.
Video đang HOT
Theo Vnreview
Vì sao trình duyệt di động luôn bị "đứng hình" 300 mili giây?
Vào tuần trước, Pocketnow rò rỉ thông tin rằng Google sẽ loại bỏ thời gian lag (trễ) 300 mili-giây được cố ý đưa vào Chrome. Vậy, tại sao các nhà phát triển lại cố ý tăng thời gian trễ cho quá trình tải web, và việc loại bỏ thời gian lag này sẽ có ý nghĩa gì?
Với nhiều người, trình duyệt là một phần mềm khá đơn giản. Phần mềm này chỉ có tác dụng duyệt web - một tác vụ luôn luôn được xem là "nhẹ ký" so với các tác vụ khác như chơi game hoặc xử lý video. Thực tế không phải như vậy, nếu bạn mở nhiều tab trên Firefox hoặc Chrome, bạn sẽ thấy các trình duyệt này chiếm tới hàng trăm megabyte RAM của bạn. Do đó, việc phát hành trình duyệt cho các thiết bị di động (vốn có phần cứng hạn chế hơn máy vi tính rất nhiều) là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn.
Vấn đề không chỉ dừng lại ở đây. Khi kỷ nguyên smartphone bắt đầu với sự ra mắt của iPhone, phần lớn các trang web được thiết kế cho độ phân giải 800 x 600 pixel. Nói cách khác, chúng được thiết kế để hiển thị không bị lỗi trên các màn hình có độ phân giải từ 800 x 600 pixel trở lên.
Điều này khiến cho một số nhà phát triển cố gắng tạo ra các trang web "hoàn hảo từng pixel" (hiển thị trên trình duyệt của người dùng giống hệt như khi chúng hiển thị trên công cụ phát triển của nhà phát triển). Việc tạo ra một trang web như vậy gần như là không thể: Có quá nhiều loại màn hình với các độ phân giải khác nhau; có quá nhiều phiên bản trình duyệt, hệ điều hành; chất lượng các màn hình cũng khác nhau và người dùng cũng có thể phóng to/thu nhỏ trình duyệt của mình. Bất kì nhà lập trình web nào cũng cần xét tới các yếu tố này, song trên các thiết bị di động, chúng trở nên rắc rối gấp nhiều lần.
Lướt web trên thiết bị di động
Vào thời điểm iPhone và Android ra mắt, có rất ít trang web được thiết kế một phiên bản di động riêng như hiện nay. Bởi vậy, các trình duyệt di động phải "thu nhỏ" nội dung trang web lên màn hình của smartphone và cho phép người dùng phóng to/thu nhỏ (zoom) để xem các phần nội dung của trang web. Lúc đầu, Apple dùng cử chỉ cảm ứng kéo-để-zoom, song Android thì lại dùng cử chỉ chạm liên tiếp vào màn hình 2 lần (double-tap) để phóng to.
Bởi các trang web thường không nhận diện cử chỉ "click đúp" (hoặc chạm liên tiếp 2 lần) trên toàn bộ trang, Google đã có thể phát triển một lớp tương tác riêng có thể nhận diện cử chỉ này và cho phép người dùng phóng to trang web.
Xét về mặt lập trình, thế nào là "chạm liên tiếp 2 lần"?
Chạm liên tiếp 2 lần, hay còn gọi là "nhấn đúp" vào màn hình, là 2 lần chạm vào màn hình cách nhau một khoảng thời gian ngắn. Nhằm nhận diện xem bạn vừa "nhấn đúp" hay chỉ nhấn một lần vào màn hình, sau khi bạn nhấn lần thứ nhất, trình duyệt sẽ phải đợi trong một khoảng thời gian ngắn để xem bạn có nhấn tiếp lần thứ 2 hay không.
Thông thường, các nhà phát triển thường để trình duyệt đợi trong vòng 300 mili-giây, tức khoảng 1/3 giây. Trong khoảng thời gian này, trình duyệt sẽ không làm gì và đợi xem liệu bạn có tiếp tục chạm vào màn hình lần thứ 2 hay không. Bởi vậy, nếu bạn sử dụng các ứng dụng nền web trên di động, bạn có thể có cảm giác hơi "lag" nếu chỉ "nhấn đơn" mà không "nhấn đúp".
Khoảng thời gian chờ 300ms là không còn cần thiết nữa
Trong khoảng vài năm trở lại đây, các thiết bị di động đã trở nên mạnh mẽ và phổ biến hơn rất nhiều: tất cả các trang web nổi tiếng đều có phiên bản di động, và thậm chí đối với hiều trang web thì phiên bản nền di động còn được phát triển trước cả phiên bản dành cho PC.
Để biến một trang web trở nên "thân thiện" với các thiết bị di động, các nhà phát triển web chỉ cần thêm một dòng mã nguồn vào trình duyệt của mình:
Thuộc tính "name" được đặt giá trị "viewport" để chỉ cửa sổ trình duyệt của bạn. Thuộc tính "content" được đặt thành "width=device-width" để trang web luôn luôn "vừa vặn" với cửa sổ của bạn. Nói cách khác, trang web nào có dòng mã nguồn trên cũng sẽ hoạt động tốt trên thiết bị di động của bạn mà không cần phóng to/thu nhỏ.
Như vậy, các trình duyệt di động không còn cần khoảng thời gian trễ 300ms để "chờ" người dùng ra lệnh nhấn đúp nữa. Điều này được thể hiện rất rõ ràng trên phiên bản beta mới của Chrome trên Android:
Nếu bạn muốn thử nghiệm thay đổi mới này, hãy tải về Chrome Beta từ gian hàng Play Store của Google.
Theo Pocketnow
Google tung ra công cụ mới "hạ gục" các nhà mạng Hãng Google vừa tung ra công cụ mới với tính năng giúp người tiêu dùng tiết kiệm đáng kể lượng tiền phải trả cho nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Cụ thể, công cụ nói trên được tích hợp vào trình duyệt Chrome di động dành cho hai nền tảng phổ biến iOS và Android, giúp người dùng giảm lượng khai thác...