Chrome cảnh báo “Không bảo mật” trên website không dùng HTTPS
Ngay khi ra bản 68, Google Chrome đã đánh dấu các website không cài đặt giao thức mã hóa HTTPS là “Không bảo mật”.
Với những website đang sử dụng giao thức HTTP (Hypertext Transfer Protocol), người dùng có thể nhìn thấy dòng chữ “Không bảo mật” trước địa chỉ trang web trong trình duyệt.
Google Chrome hiển thị “Không bảo mật” nghĩa là kết nối của bạn có thể nguy hiểm vì không có chứng chỉ SSL mã hóa kết nối giữa thiết bị với máy chủ của website được truy cập. Các dữ liệu được gửi qua kết nối không sử dụng HTTPS sẽ ở dạng văn bản và kẻ xấu có thể ăn trộm mật khẩu, thông tin thanh toán.
Các giai đoạn hiển thị “Không bảo mật” của Chrome
Sự thay đổi lần này không phải là bất ngờ. Google đã cho những quản trị viên website thời gian để chuyển trang của mình sang kết nối an toàn bằng cách hiển thị cảnh báo “Không bảo mật” cho những địa chỉ có thu thập thông tin qua từng phiên bản.
Hãng bắt đầu từ phiên bản Chrome 56 vào tháng 1/2017. Cảnh báo “Không bảo mật” được hiển thị ở các website sử dụng HTTP có thu thập mật khẩu và thông tin thẻ tín dụng của người dùng. Đến tháng 10/2017, Google cho ra mắt bản Chrome 62, các website có cảnh báo là những trang HTTP có nhiều ô nhập dữ liệu và được truy cập ở chế độ ẩn danh.
Vào ngày 24/7/2018, bản Chrome 68 đã ra mắt và buộc các website phải sử dụng giao thức HTTPS bằng cách hiển thị cảnh báo “Không an toàn” ở tất cả địa chỉ sử dụng HTTP, kể cả khi không xử lý bất kỳ dữ liệu nào từ người dùng.
Lợi ích gì khi dùng HTTPS?
Video đang HOT
Theo báo cáo chính thống từ Google, 75% website được truy cập qua Chrome trên nền tảng Windows đang dùng HTTPS và 81% trong top 100 trang trên thế giới sử dụng mặc định.Dưới đây là lý do nên cài đặt HTTPS:Cải thiện thứ hạng của website và điểm SEO trên Google.Bảo mật và quyền riêng tư được cải thiện.Giúp tăng độ tin tưởng của người dùng.Tốc độ tải trang web sẽ nhanh hơn.Bảo vệ người dùng khi lướt web bằng WiFi công cộng.Đang miễn phí..
Theo: The Hacker News
Cách bảo vệ thông tin cá nhân khi lướt web
Mỗi khi thực hiện việc lướt một trang web hoặc một dịch vụ internet nào đó, ít nhiều bạn cũng sẽ để lộ lại vài thông tin cá nhân. Vậy làm thế nào để bảo mật mọi dữ liệu khi lướt web?
Tránh các trang web không sử dụng giao thức HTTPS
Truy cập một trang web không có tiền tố HTTPS có nghĩa bất cứ điều gì bạn làm ở đó đều không được mã hóa. Mặc dù điều này không phải là mối quan tâm đối với các trang web chứa nội dung công khai nhưng nó rất đáng xem với bất kỳ trang web nào mà bạn đang nhập thông tin cá nhân như thông tin đăng nhập, chứng minh thư...
Các trang web được mã hóa với giao thức HTTPS sẽ đảm bảo dữ liệu truy cập đã mã hóa an toàn
Một số trang web có thể bao gồm tiền tố HTTPS trên trang chủ, sau đó chuyển sang HTTP không được mã hóa ở các trang liên kết. Mọi thứ trở nên tồi tệ hơn khi bạn ở một trang web cần đăng nhập bằng mật khẩu hoặc chi tiết thanh toán.
Trình duyệt Chrome giờ đây sẽ gắn cờ các trang web là an toàn nếu chúng được mã hóa đầy đủ hoặc không an toàn nếu chúng chưa được mã hóa, nhưng vẫn yêu cầu mật khẩu hoặc thông tin thẻ tín dụng. Cảnh báo xuất hiện ở bên trái của hộp URL và nó đánh dấu các trang web mã hoá bị lỗi.
Vì vậy hãy kiểm tra xem URL của trang đó có tiền tố HTTPS trước khi nhập bất kỳ thông tin đăng nhập hoặc thông tin thanh toán nào. Tiện ích mở rộng HTTPS Everywhere dành cho Firefox, Chrome và Opera sẽ tự động mã hóa các liên lạc của trình duyệt với trang web chính nếu phát hiện liên kết HTTPS bị lỗi.
Giảm thiểu việc sử dụng plugin và phần mở rộng
Có nhiều phần mềm tải về được thiết kế để cung cấp cho trình duyệt của bạn thêm an toàn, nhưng chúng có thể chứa lỗ hổng mà các hacker có thể khai thác để thu thập thông tin cá nhân của bạn. Và khi các nhà phát triển không cập nhật phần mở rộng, người sử dụng chúng có thể trở thành mục tiêu của tin tặc.
Hãy tránh sử dụng các phần mở rộng không cần thiết trên trình duyệt
Để an toàn, hãy truy cập vào phần thiết lập trình duyệt để xem bạn đã tải xuống những plugin và tiện ích mở rộng nào, sau đó tắt những plugin mà bạn không thường xuyên sử dụng hoặc không sử dụng. Bạn có thể xem xét vô hiệu hóa 3 plugin lớn, gồm Microsoft Silverlight, Adobe Flash và Java. Nhiều trang web không còn sử dụng các plugin này để phát video nữa. Netflix đã bỏ Silverlight và YouTube không sử dụng Flash.
Tránh bị theo dõi
Các trang web thường yêu cầu truy cập dữ liệu vị trí, kích thước màn hình hoặc phiên bản trình duyệt mà bạn sử dụng để tải các trang web một cách chính xác. Tuy nhiên, các trình plugin bổ sung như Adobe Flash và Java cũng chuyển tiếp nhiều thông tin hơn, bao gồm phần cứng, plugin đã được cài đặt... Danh sách này kết hợp để tạo ra dữ liệu đặc trưng cho trình duyệt, khiến bạn bị theo dõi ngay cả khi đã vô hiệu hóa trình theo dõi.
Hãy sử dụng các nền tảng có độ bảo mật cao để bảo vệ dữ liệu cá nhân
Về lý thuyết, mỗi nền tảng có cách thiết lập tránh bị theo dõi khác nhau. Ví dụ: iPhone sẽ bảo vệ tốt hơn so với Android vì nó ít được tùy chỉnh.
Ngăn chặn tấn công lừa đảo với tính năng tự điền của trình duyệt
Chức năng tự động điền của trình duyệt giúp bạn điền vào các biểu mẫu yêu cầu thông tin như tên, địa chỉ và ngày sinh. Tuy nhiên, một nhà phát triển web gần đây đã phát hiện ra rằng một số trình duyệt nhất định, bao gồm Chrome, Safari và Opera cũng như phần mở rộng của trình quản lý mật khẩu LastPass có thể bị đánh lừa để tiết lộ thông tin cá nhân đã lưu mà người dùng không phát hiện.
Tính năng tự động điền của trình duyệt có thể bị khai thác bởi kẻ gian
Điều này sẽ xảy ra thông qua các hộp văn bản ẩn được mã hóa vào một trang web độc hại, cùng với một vài yêu cầu hiển nhiên đối với những thông tin vô hại như tên và địa chỉ email của bạn. Khi bạn nhập thông tin, tính năng tự động điền sẽ thêm thông tin khác được lưu trong trình duyệt hoặc LastPass, có thể bao gồm đủ chi tiết để kích hoạt gian lận thẻ tín dụng.
Do đó, hãy tránh nhập bất kỳ thông tin cá nhân nào trên trang web mà bạn không chắc chắn. Đăng xuất khỏi LastPass để bất kỳ thông tin cá nhân bạn đã lưu ở đó được mã hóa an toàn. Xóa thông tin thẻ tín dụng khỏi trình duyệt của bạn hoặc tắt hoàn toàn tính năng tự động điền.
Kiến Văn
Ảnh chụp màn hình
Theo Thanhnien
Google Chrome từ chối chứng chỉ bảo mật trang web của Symantec Google và Symantec đang lao vào cuộc chiến liên quan đến cấp độ an ninh của nhau, và Google tin rằng Symantec đã phát hành chứng chỉ bảo mật không đúng cho hàng ngàn trang web. Symantec đang là một trong những nhà cung cấp chứng chỉ CA lớn nhất thế giới. ẢNH: AFP Theo Techcrunch, trang web mã hóa kết nối (sử...