Christian Dior nhà mốt làm thay đổi diện mạo thời trang thế giới
Khi nhắc cái tên Dior, người ta sẽ nghĩ ngay đến sự sang trọng, thượng lưu và là “ niềm hạnh phúc” xa xỉ của không chỉ tất cả phụ nữ trên khắp thế giới mà kể cả những nhân vật, ngôi sao nổi tiếng quốc tế.
Các dòng sản phẩm dưới tên Dior, từ trang phục đến phụ kiện túi xách, giày, nữ trang, nước hoa…đều mang đậm tinh thần quyến rũ đột phá và sâu sắc của một trong những nhà thời trang lớn nhất lịch sử thế giới Christian Dior.
Christian Dior (1905 – 1957) là một nhà thiết kế thời trang có tầm ảnh hưởng lớn của Pháp. Ông được biết đến như là một người đi tiên phong trong lĩnh vực thời trang thời kì sau chiến tranh Thế giới thứ 2, là nhà sáng lập của một trong những thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới – Christian Dior. Các cửa hàng thời trang của Dior có mặt khắp mọi nơi trên thế giới, bao gồm cả các kinh đô thời trang tráng lệ như Paris, Luân Đôn, Milano, New York, Boston, Los Angeles, …
Ông được sinh ra tại Granville, Manche, Normandy. Dior là con thứ của ông Maurice Dior, một người sản xuất phân bón và hóa chất và mẹ ông là bà Madeleine Martin. Dior có một người anh trai tên là Raymond.
Từ năm 1920 đến 1925 Dior theo học chính trị tại trường Ecole des Sciences Politiques theo nguyện vọng của gia đình. Cha mẹ của Dior luôn muốn con trai mình trở thành một nhà ngoại giao nhưng Christian Dior lại đi theo tiếng gọi của nghệ thuật. Sau khi tốt nghiệp, vào năm 1928, Dior đã mở một phòng tranh nghệ thuật chuyên bán các tác phẩm của Pablo Picasso và Max Jacob bằng số vốn nhỏ nhận được từ người cha. Một thời gian sau, công việc làm ăn của cha Dior rơi vào thất bát, kinh tế gia đình vì thế bị suy sụp, Dior cũng phải đóng cửa phòng tranh.
Sau đó, ông phải đi bán thuê cho một cửa hàng quần áo. Nhưng cũng chính kinh nghiệm đúc rút được đã khiến ông kiếm được nhiều tiền hơn trong suốt thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai: ông nhận may đo và thiết kế trang phục cho vợ của các sĩ quan. Với bàn tay khéo léo của mình, ông đã được nhiều quí bà khen ngợi và tin tưởng.
Năm 1938, vận may đã đến với Dior. Ông được nhận vào hãng thời trang Licien Lelong. Tại đây, ông cùng với Pierre Balmain trở thành những nhà thiết kế chính của nhãn hiệu thời trang này.
Vào năm 1945, Dior xây dựng nhãn hiệu thời trang của riêng mình dưới sự hậu thuẫn của Marcel Bousac – một ông trùm ngành vải bông thời bấy giờ. Nhãn hiệu thời trang Dior được ra mắt vào tháng 12 năm 1946 và nhanh chóng giới thiệu bộ sưu tập đầu tiên vào tháng 2 năm 1947. Bộ sưu tập được đặt tên Corolle và Carmel Snow. Một biên tập viên có uy tín của tờ Harper’s Bazaar vào thời điểm đó đã nhận xét bộ sưu tập giống như “cái nhìn mới” (New Look). New Look được ví như một cuộc cách mạng trang phục của phái nữ, đồng thời thiết lập lại vị trí của Paris là một trung tâm thời trang của thế giới sau chiến tranh.
Thành tựu
Christian Dior là người đầu tiên được nhận giải thưởng Neiman-Marcus Award vào năm 1947. Đây là một vinh dự lớn vì Neiman-Marcus Award chính là giải thưởng “Oscar Thời Trang”. Ngoài ra ông còn dành Huy chương Vàng Parsons dành cho Thành tựu Nổi bật (1956).
Tác phẩm
Mỗi BST của ông trong từng giai đoạn đều có chủ đề. Mỗi thiết kế của ông đều có nét quyến rũ riêng, duyên dáng, đầy nữ tính.
“Chérie” (Người yêu dấu), áo dạ hội trong BST Xuân Hè 1947
Mùa Xuân năm 1947 với “Carolle” hay “Hình số 8″, cái tên đưa ra hình ảnh của Dáng vẻ mới với những bộ áo váy thắt eo thật gợi cảm như hình dạng chiếc đồng hồ cát hoặc số 8. “Chérie” là tác phẩm điễn hình của dòng thời trang “New Look”. Phần áo bó sát ở eo, váy may hết khổ rộng của vải, lớp này nối với lớp khác để tạo đủ độ rộng mà nhà thiết kế mong muốn là khoảng 12 mét vải. Do đó, cần phải có kỹ thuật ráp nối cao để may những đường chằn lên các pli san sát nhau theo chiều ngang của váy, nén chặt các nếp gấp cho eo không bị phồng lên, nhưng phần mông phải nở rộng, xòe ra. Thiết kế này cần phải sử dụng các kỹ năng đặc biệt mà chỉ có những bậc thầy trong nghề cắt may mới có thể thực hiện được. Dior rất tự hào về tác phẩm đầy sức sáng tạo này của mình.
“Junon” (Thần Nữ Junon) áo dạ hội, BST Thu Đông 1949-1950
Vào năm 1949, các thiết kế của Dior càng lúc càng trở nên tinh tế và thật sáng tạo, ông được xem như một tài năng thiên bẩm, lỗi lạc của thời bấy giờ. Trong năm này, tác phẩm “Venus” và “Junon” – hay “Hera” đối với người Hy Lạp, là những chiếc áo tinh tế bậc nhất. “Junon” lấp lánh, sáng chói với phần váy được thiết kế như đuôi chim Công, với từng chiếc lông công (nhưng không có con mắt như lông công thật) thêu bằng chỉ ngũ sắc sống động. Chiếc áo được thiết kế phỏng theo truyền thuyết về con chim xinh đẹp phối hợp với hình ảnh của Nữ Thần Hera trong truyền thuyết của Hy Lạp cổ đại.
BST “Váy chữ A” Xuân Hè 1955
Xuân 1955 với phần váy xòe rộng như chữ A từ mông cho đến chân. Đặc trưng là bộ áo váy hình chữ A màu xám biến thể từ bộ trang phục của nam giới, nay thật ấn tượng và đầy nữ tính dù vẫn dùng cách cắt và chất liệu vải len dạ dành cho nam giới. Dior chuẩn bị cho dòng thời trang đơn giản hơn so với New Look. Dòng “A-line” của thập niên 60 được bắt nguồn từ đây.
Áo đầm dạ hội chữ “Y”, BST Thu Đông 1955-1956
Ví dụ điển hình cho sự hoàn hảo của BST năm 1955 là chiếc Áo đầm dạ hội chữ “Y”. Cổ áo sâu và rộng, trễ ra tận hai chóp vai, thân áo kéo thẳng xuống như một cột dọc màu đen đơn giản. Sự phối hợp sang trọng, thanh nhã giữa hai chất liệu vải nhung mờ tương phản với satin bóng để may áo dạ hội vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay.
Thương hiệu Christian Dior
Ngày nay, Christian Dior được biết đến như một thương hiệu thời trang nổi tiếng trên toàn thế giới với nét đặc trưng quyến rũ và lãng mạn. Không khó để bắt gặp các sản phẩm thời trang của Christian Dior trong các trung tâm thời trang với các sản phẩm đa dạng từ quần áo, túi xách đến nước hoa… Trải qua 70 năm phát triển, Christian Dior vẫn luôn giữ vững vị trí hàng đầu của mình.
>
Theo người thành công, designs
Tony Hsieh - "triệu phú bán giày" giản dị nhất thế giới
Những năm đầu của thế kỷ 21, sẽ thật điên rồ nếu đưa ra ý tưởng khiến khách hàng mua giày mà không đi thử nó. Thế nhưng sự ra đời của Zappos đã thay đổi hoàn toàn quan niệm ấy.
Được dẫn dắt và điều hành bởi Tony Hsieh, Zappos giờ đây đã trở thành một công ty bán giày trực tuyến tỷ đô với tôn chỉ mang lại niềm hạnh phúc cho khách hàng. Tony không giống như đại đa số các triệu phú, tỷ phú khác của nước Mỹ. Anh gắn cả cuộc đời mình với niềm đam mê kinh doanh, luôn tìm kiếm niềm hạnh phúc trong cuộc sống và sống giản dị theo cách của riêng mình.
Biệt danh "triệu phú bán giày" đến với Tony Hsieh kể từ khi anh trở thành giám đốc điều hành của hãng bán lẻ trực tuyến giày và quần áo lớn nhất thế giới - Zappos.
Trước khi Zappos ra đời, Hsieh còn từng được biết đến là người đồng sáng lập ra mạng lưới quảng cáo internet LinkExchange mà anh đã bán cho Microsoft vào năm 1999 với giá 265 triệu USD.
Tuy hiện nay Zappos đã bị chuyển nhượng lại cho Amazon nhưng Tony Hsieh vẫn là một nhà đầu tư tài ba với những khoản đầu tư giúp anh hái ra tiền, đưa anh trở thành một nhà triệu phú hiện nắm giữ khối tài sản ròng khoảng 840 triệu USD.
Tony Hseih được biết đến là CEO của hãng bán lẻ giày trực tuyến lớn nhất thế giới Zappos .
Những bước đi đầu tiên
Tony Hsieh sinh ra vào năm 1973, trong một gia đình có cả bố và mẹ đều là những người đến từ Đài Loan. Tony Hsieh đã được sinh ra ở bang Illinois và lớn lên ở khu vực vịnh San Francisco của California cùng với hai người em trai của mình.
Ngay từ ngày còn là một sinh viên đại học của trường Harvard, Tony Hsieh đã là một người có đầu óc về kinh doanh khi anh làm quản lý bán pizza cho hãng Quincy House Grille trong khu vực ký túc xá của mình.
Năm 1995, tốt nghiệp với tấm bằng khoa học máy tính trên tay, Hsieh về đầu quân cho tập đoàn Oracle một hãng phần mềm, một hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến trên thế giới.
Nhưng vốn là người có cá tính mạnh, thích sự tự do nên chỉ sau 5 tháng, Hsieh đã bỏ việc và sau đó bắt tay vào việc sáng lập ra mạng lưới quảng cáo trực tuyến LinkExchange cùng với một người bạn học đại học và cũng là đồng nghiệp cũ ở Oracle, Sanjay Madan.
Đó là vào năm 1996, Hsieh bắt đầu phát triển các ý tưởng cho một mạng lưới quảng cáo trực tuyến, nơi mà các thành viên tham gia được phép quảng cáo trang web của họ trên mạng lưới này thông qua việc hiển thị các banner quảng cáo.
Hsieh và Madan đã gọi "sản phẩm" này là LinkExchange và cho ra mắt vào tháng 3/1996. Hsieh giữ vai trò là Giám đốc điều hành và sau đó đã nhanh chóng tìm thấy 30 khách hàng lớn đầu tiên.
Chỉ trong vòng 90 ngày, LinkExchange đã có hơn 20.000 trang web lớn gửi yêu cầu tham gia vào mạng lưới và có các banner quảng cáo hiển thị trên 10 triệu lần.
Đến năm 1998, trang web này đã có hơn 400.000 thành viên và 5 triệu quảng cáo luân chuyển mỗi ngày. Với mức độ liên kết khủng như vậy, Microsoft đã nhanh chóng đồng ý mua lại LinkExchange của Hsieh với giá là 265 triệu USD - một số tiền không hề nhỏ vào thời điểm lúc bấy giờ, năm 1999.
Sau thương vụ này, Hsieh tiếp tục lên kế hoạch sáng lập ra một thương hội đầu tư bền vững với tên gọi là Venture Frogs với đối tác kinh doanh mới của mình, Alfred Lin.
Họ bắt đầu đầu tư vào một loạt các công ty khởi nghiệp về công nghệ cao và Internet, bao gồm có Ask Jeeves, OpenTable và Zappos.
Từ Tony Hsieh đến "triệu phú bán giày"
Như số mệnh đã gắn kết Tony Hsieh với Zappos, vào năm anh 26 tuổi, Nick Swinmurn - người sáng lập ra trang Zappos.com đã tiếp cận với anh và trình bày ý tưởng về việc bán giày trực tuyến.
Hsieh mới đầu còn hoài nghi và gần như đã gạt phăng ý tưởng này của Swinmurn. Nhưng sau khi Swinmurn nói rằng "giày dép tại Mỹ là một thị trường lớn trị giá 40 tỷ USD, và 5% số đó đã và đang được bán bởi các catalog đặt hàng qua thư giấy," thì Hsieh và Lin đã bị thuyết phục, sau đó hai người quyết định đầu tư thông qua Venture Frogs.
Tony Hseih trở thành "triệu phú bán giày" sau khi thành CEO Zappos.
Chỉ hai tháng sau đó, Hsieh đã gia nhập Zappos và trở thành Giám đốc điều hành, bắt đầu khẳng định thương hiệu CEO Zappos với 1,6 triệu USD doanh thu đạt được vào năm 2000.
Đến năm 2009, doanh thu Zappos đã tăng lên 1 tỷ USD và khi đó, Amazon.com đã bất ngờ thông báo mua lại Zappos.com với một thỏa thuận trị giá khoảng 1,2 tỷ USD.
Hsieh được cho là đã có được khoảng 214 triệu USD từ việc bán giày, chưa bao gồm các khoản khác từ việc đầu tư thông qua công ty liên doanh Venture Frogs. Vì vậy mà anh thường được yêu mến gọi với biệt danh là "triệu phú bán giày".
Tuy nhiên quan trọng hơn là Hseih và nhóm cộng sự đã xây dựng được một văn hóa doanh nghiệp độc đáo với việc tập trung vào việc trao đổi quyền lực cho nhân viên và hứa hẹn đem lại hạnh phúc thông qua sự hài lòng của khách hàng.
Không dừng lại
Sau khi đã hoàn thành thương vụ chuyển nhượng Zappos, không chịu ngồi yên, Hsieh tiếp tục tham gia đầu tư vào hãng máy bay phản lực tư nhân JetSuite vào năm 2011.
Anh đã không ngần ngại đổ một lúc 7 triệu USD để đầu tư vào việc phát triển máy bay phản lực tư nhân siêu nhẹ.
Việc đầu tư này sẽ giúp cho JetSuite có thêm hai chiếc máy bay phản lực Embraer Phenom 100 mới tinh, nặng không quá 4.500kg, tiết kiệm tối đa nhiên liệu nhưng vẫn có đủ hai phi công, hai động cơ và đảm bảo đầy đủ tính năng an toàn tương đương với một máy bay chở khách thương mại cỡ lớn.
Chưa hết, vào năm 2009, sau khi nắm bắt được thị trường Las Vegas dựa trên việc kinh doanh Zappos, Hsieh đã tổ chức một dự án tái phát triển và tái thiết lớn cho trung tâm thành phố này mang tên là dự án Downtown, biến đây thành trụ sở của Zappos.com và sau đó là một trung công nghệ lớn của cả nước.
Hình ảnh mô phỏng trụ sở của Zappos trong tương lai tại trung tâm thành phố Las Vegas của Tony Hsieh.
Một nhà đầu tư cũng phải nể phục tham vọng và sự quyết tâm của Hsieh mà nói rằng: "Tiền không phải là mục đích duy nhất và cuối cùng của Hsieh. Anh ấy không quá bận tâm về tiền. Nếu chỉ còn trong tay 1 triệu USD, anh ấy vẫn sẽ chi 999.999 USD để đầu tư vào Vegas".
Minh chứng sống cho "đơn giản là hạnh phúc"
Mặc dù là người đang sở hữu khối tài sản 840 triệu USD khiến hàng bao người mơ ước nhưng Hseih lại có lối sống giản dị không khác gì người bình thường, thậm chí còn giản dị tới mức đáng kinh ngạc.
Nếu như ai đó nghĩ rằng, làm CEO của một hãng bán lẻ giày lớn nhất thế giới thì ắt hẳn sẽ phải sở hữu một bộ sưu tập giày thể thao khổng lồ thì người đó sẽ phải nghĩ lại khi gặp Hseih.
Hseih không ngần ngại "khoe" rằng anh chỉ có duy nhất 4 đôi giày ở trong tủ quần áo của mình. "Một đôi flip-flops và một đôi dép trong nhà, ngoài ra là một đôi Donald Pliner để đi những lúc tôi không đi giày thể thao".
Thậm chí có những đôi giày nhà triệu phú 42 tuổi này đi ròng rã trong vòng 2 năm, và chỉ đến khi nó đã rách đến độ không đi được nữa thì anh mới chịu vứt bỏ và thay bằng một đôi mới.
Đặc biệt thay vì ở trong những ngôi nhà lầu, biệt thự đắt tiền thì hàng tháng, anh chỉ chi ra không quá 1.000 USD (tức khoảng hơn 21 triệu đồng) để sống trong một chiếc xe kéo diện tích chỉ vỏn vẹn 22 mét vuông.
'Triệu phú bán giày' Hseih cho biết, việc sống như vậy không phải vì anh là một người quá hà tiện, mà chỉ đơn giản là vì anh muốn chi tiêu để có trải nghiệm, chứ không phải để được tận hưởng mà thôi.
Theo người thành công, zing
Rùng mình chuyện hài cốt "công chúa" 2.000 tuổi bỗng dưng đen sì Một bộ hài cốt "công chúa" 2.000 tuổi được tìm thấy tại một bãi biển gần làng Bagicz, phía bắc Ba Lan gây chú ý khi xương chuyển sang màu đen. Bên cạnh bộ hài cốt người phụ nữ là nhiều đồ trang sức, quần áo và đồ da. Vào cuối thế kỷ 19, các nhà khảo cổ tìm thấy một bộ hài...