Chợt thèm ốc mút 5 xu
Ốc biển, trong ký ức của tôi chỉ là một bọc lá sen già chằng sợi rơm vàng tơ cỡ chừng một đùm xôi lúa. Trong đó lủng củng chừng dăm ba chục con ốc gọi là ốc mút, to cỡ chừng con sâu kèn.
Chuyện mắm tômVét xoong – trộn chảoVề nhà ăn cơm
Bây giờ, Hà Nội ngày một giàu có, sầm uất thêm. Ngay như các món quà bánh, cũng nhiều đến vô kể. Quà Tây quà Tàu, quà Nam quà Bắc. Ăn cả tháng cũng không hết.
Tôi sống ở đất Hà Nội từ lúc cha sinh mẹ đẻ, đến giờ thấm thoắt cũng trải già nửa thế kỷ. Miếng ngon qua miệng cũng không thiếu, miếng dở lắm lúc cũng đã từng. Thế mà bây giờ, có lúc thư thả ngẫm ngợi , tôi lại cứ như nhơ nhớ một thứ hương vị gì đó của những ngày thơ ấu rất xa xôi. Nhưng đôi khi, cũng có những nỗi nhớ mình khó có thể gọi thành tên.
Hôm rồi, nhân đi tham quan một siêu thị ốc mới xuất hiện ở Hà Nội, trông thấy có dễ đến gần chục loại ốc hình thù kỳ quái, tưởng như thể là những con ốc xưa ta chỉ lấy vỏ rồi đem trưng bầy trong phòng khách, mà bây giờ đem lên bếp cho kỳ hết. Thế mới lạ chứ. Và tôi lại đâm ra nhơ nhớ một món quà ốc biển của Hà nội xưa. Những năm 50-60 của thế kỷ trước.
Ốc biển, trong ký ức thời thơ bé của tôi chỉ là một bọc lá sen già chằng sợi rơm vàng tơ cỡ chừng một đùm xôi lúa. Trong đó lủng củng chừng dăm ba chục con ốc gọi là ốc mút, to cỡ chừng con sâu kèn, vỏ cứng như sắt, và cũng mang màu sắt han gỉ loang lổ. Tôi không dám chắc đó chính là tên gọi của loại ốc ấy, hay chỉ là tên gọi mà người Hà Nội đặt cho loại ốc này theo phương thức mà người ta ăn nó. Không, đích thực không phải là ăn theo lối thông thường mà chính là mút đấy.
Này nhé, lấy một đồng hai xu hay đồng 5 xu cũ (bây giờ những đồng xu ấy ta chỉ có thể thấy được trong các bộ sưu tập tiền cổ ở Việt Nam), kề phần con ốc cho lọt phần đít nhọn thót của nó vào đúng lỗ đồng xu, ròi nghiến răng nghiến lợi bẻ cắc một cái cho gẫy. Kề luôn miệng con ốc vào môi và mút chụt một cái. Cả thân con ốc gồm cả ruột ốc, to chừng cỡ con nhộng con là cùng, chui tụt vào lưỡi. Một vị ngòn ngọt, tanh tanh, mằn mặn lan toả. Kể thì chưa bõ một miếng. Thế nên lại phải vận động thêm. Nghiến răng nghiến lợi bẻ đến cắc một tiếng nữa. Có khi hết cả buổi trưa, mệt nhoài người mới tiêu diệt hết bọc ốc mút. Thế mà thích thú lắm, vui vẻ lắm. Toàn là bớt tiền quà sáng mẹ cho để dành ăn ốc mút.
Tôi còn nhớ, bà hàng ốc mút thời ấy, mặc áo cánh nâu, khăn vấn đen, để trước mặt một chiếc chậu sành màu da lươn. Trong đó lưng lửng chậu ốc, song vun thành ngọn ở một phía. Phía kia là khoảng nước luộc trong vắt nhưng đen sẫm. Và một lũ trẻ lau nhau lít nhít xúm quanh, mắt và miệng hau háu, hau háu…
Vậy mà bây giờ, cái món quà ốc mút ấy đi đâu chẳng còn thấy nữa. Ôi những con ốc bé nhỏ, rẻ tiền, có lẽ là rẻ tiền nhất trong những món quà của tuổi thơ Hà Nội. Vậy mà chúng để lại cho cả một thế hệ người Hà Nội những hương vị thèm nhớ của một thời khó có thể nào quên.
Video đang HOT
Sau rồi tôi cũng chợt nghĩ rằng, có lẽ bây giờ cuộc sống của người dân trên đất nước ta nói chung, kể cả dân đồng biển, cũng đã khá khẩm hơn xưa. Bởi thế mà những loài hải sản bé mọn như con ốc mút hay con cá đồng tiền, người ta chả buồn đánh bắt nữa, hoặc là có thì cũng chỉ dành để làm mắm hay chế biến thức ăn gia súc mà thôi.
Theo Ngày nay
Suýt thiệt mạng sau khi ăn cá tự nấu, chuyên gia chỉ rõ những hải sản dễ bị ngộ độc khi ăn
Các chuyên gia khuyến cáo, người dân không nên ăn cá nóc, các loài sinh vật biển lạ hoặc ít được ăn... vì luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ không an toàn.
Vừa qua, một người đàn ông ở Trung Quốc đã phải nhập viện sau khi ăn cá mua ở chợ do chính tay mình tự nấu. Trong khi ăn, ông có uống một chút rượu rồi nằm nghỉ. Tỉnh dậy trong trạng thái lơ mơ, khó thở, chân tay khó cử động. Khi tới viện, ông đã rơi vào tình trạng đồng tử giãn, thở khó khăn.
Sau khi thăm khám, các bác sĩ cho biết nguyên nhân đến từ việc ngộ độc do ăn cá nóc.
Được biết, ông đã từng mua cá nóc nhiều lần về tự chế biến nhưng chưa từng bị nhiễm độc. Theo con trai của ông, rất có thể ông đã mua phải một con cá nóc sống hoang dã nên nguy cơ độc hại cao hơn.
Ảnh minh họa
Nói về nguy cơ độc hại do ăn cá nóc, nhiều năm nay, các cơ quan chức năng luôn cảnh báo người dân không nên sử dụng cá nóc nếu không nắm rõ cách chế biến. Tuy nhiên trên thực tế ngộ độc cá nóc vẫn diễn ra hàng năm.
Gần nhất vào tháng 9/2018, bệnh viện đa khoa Cần Thơ cho biết đã cứu sống trường hợp ngộ độc cá nóc rất nặng từ bệnh viện tuyến dưới chuyển lên.
Biểu hiện ngộ độc cá nóc tương đối giống nhau. Sau 2 tiếng ăn cá nóc mít, người đàn ông này cũng cảm thấy tê hai bàn tay, hai chân dần dần đến tê môi và được gia đình cho nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, co giật, tê cứng tay chân, cứng hàm. Sau khi điều trị tích cực, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đã dần được ổn định.
Cá nóc được khuyến cáo không nên ăn khi không biết cách chế biến. Ảnh minh họa
Theo Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế (VFA) nhấn mạnh, độc tố có trong cá nóc là tetrodotoxin và tập trung nhiều ở gan, thận, tụy, cơ quan sinh sản, mắt, mang, da, máu của cá. Độc tố này tăng mạnh vào mùa cá sinh sản (từ tháng 2-7).
Thịt cá nóc không có độc tố nhưng khi đánh bắt, chế biến hoặc cá ươn, bị dập nát, độc tố tetrodotoxin sẽ ngấm vào thịt, gây độc khi dùng.
Độc tố trong cá nóc độc tới mức chỉ cần ăn khoảng 10g thịt có độc tố là bị ngộ độc, trường hợp nặng gây liệt toàn thân, da tím tái, trụy tim... với tỉ lệ tử vong lên đến 60% nếu cấp cứu chậm. Vì vậy để phòng ngộ độc tốt nhất không nên ăn.
Những hải sản có nguy cơ ngộ độc cao, cảnh giác khi ăn
So biển
Con so biển có hình thức bên ngoài rất dễ nhầm với sam biển. Chất độc chết người trong loài so biển là Tetrodotoxin, một chất cực độc giống độc tố của cá nóc.
Những vụ ngộ độc thức ăn do Tetrodotoxin thường rất nặng. Độc tố này tác động lên thần kinh trung ương, gây tê liệt cơ thể, ngừng tuần hoàn, hô hấp, dẫn đến tử vong nhanh chóng.
Sứa biển
Loài sứa cũng là một loại hải sản được ưa chuộng nhiều trong các món ăn nhưng không biết rằng, chúng có khoảng thời gian rất dễ trở thành "chất độc" cho người dùng. Theo đó, vào mùa sinh sản, sứa chứa rất nhiều độc tố có thể gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.
Ốc biển
Ốc biển là một trong các thực phẩm ngon và bổ dưỡng nhưng lại có thể gây ra ngộ độc, nhất là ở tuyến nước bọt của ốc biển. Do đó, khi chế biến ốc biển thành các món ăn, bạn cần phải biết cách loại bỏ độc tố trước khi ăn. Các loại ốc biển thường gây ngộ độc nhất là ốc đụn, ốc mặt trăng, ốc tù và, ốc hương Nhật Bản hoặc ốc trám...
Hàu
Hàu thường bị nhiễm các độc tố, vi khuẩn và virus từ nước, điều này có thể dẫn tới ngộ độc thực phẩm. Buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng và yếu lả là dấu hiệu cho thấy bạn có thể có ngộ độc thực phẩm.
Xư ly ngô đôc hai san như thê nao?
- Loại bo moi chất độc ra khỏi cơ thể sơm nhât, tôt hơn hêt chung ta hay tim cach đê nôn hêt cac thưc phâm đo ra bằng cách sư dung ngon tay rôi cho vao gân cuông hong nhăm tao phan ưng nôn.
- Uông nhiêu tra đương nong, nươc săc la sim, vo măng cut, num hoa chuôi tiêu, la ôi... đê bu nươc va hoa giai chât đôc.
- Trương hơp bi ngộ độc tư cá, tôm, sò, ốc: Cac ban se dùng lá 50g tía tô tươi, sắc với 3 chen nước va uống. Ngoai ra, cac ban con co thê sư dung rau diếp cá và lá tía tô đê sắc uống.
- Nêu la ngộ độc cá nóc: Sư dung ngọn khoai lang tư 50g đên 60g, 6g muối ăn rôi đem tât ca giã nhuyên vao nhau, sau đo chăt lây nươc uống.
Theo giadinh.net
Xinh lung linh 3 bãi biển vừa xanh sạch, vừa gần Sài Gòn Đến với mùa hè - mùa biển gọi, các bãi biển được gợi ý sau đây tin chắc sẽ cho bạn những trải nghiệm cực lý thú, lại cách không quá xa Sài Gòn và cả... túi tiền của bạn. Biển đảo Thạnh An, Cần Giờ Chỉ bằng quãng đường đến Vũng Tàu, xã đảo Thạnh An thuộc huyện Cần Giờ nằm cách...