Chốt phương án đi lại ở TP HCM
Từ ngày 5/10, xe buýt, taxi, ôtô hợp đồng dưới 9 chỗ ứng dụng công nghệ tại thành phố được hoạt động trở lại với số lượng hạn chế; xe ôm tiếp tục dừng.
Nội dung đề cập trong hướng dẫn tổ chức đi lại trên địa bàn TP HCM, được Sở Giao thông Vận tải gửi chính quyền các địa phương và sở ngành liên quan, tối 1/10. Yêu cầu chung cho các loại hình vận tải hoạt động trở lại cần đáp ứng tiêu chí an toàn phòng, chống Covid-19 ở lĩnh vực giao thông vận tải tại thành phố.
Người đi đường được yêu cầu khai báo qua ứng dụng VNEID và mã QR thể hiện lịch sử tiêm chủng của ứng dụng Y tế HCM, hoặc Sổ sức khỏe điện tử (khi PC-Covid chưa hoạt động). Nếu không có mã QR, họ cần xuất trình một trong các giấy tờ chứng minh khỏi Covid-19 dưới 6 tháng hoặc tiêm vaccine (ít nhất một mũi với loại vaccine 2 mũi và sau 14 ngày). Các loại xe chỉ được di chuyển trong phạm vi TP HCM, trường hợp liên tỉnh phải đáp ứng các điều kiện khác.
Xe buýt chạy trên đường Quang Trung, quận Gò Vấp hồi tháng 5/2021. Ảnh: Gia Minh
Trong hoạt động vận tải hành khách đường bộ , từ ngày 5/10, thành phố tổ chức một số tuyến xe buýt với tần suất và thời gian hoạt động phù hợp thực tế, nhu cầu mỗi khu vực. Taxi, xe du lịch được chạy trở lại, nhưng số lượng mỗi loại hình tương ứng không vượt quá 20% và 30% số xe quản lý ở từng đơn vị. Số lượng ôtô dưới 9 chỗ ứng dụng công nghệ không quá 10% số xe doanh nghiệp quản lý; xe không ứng dụng công nghệ được phục vụ chương trình du lịch trong một số trường hợp.
Sở Giao thông Vận tải sẽ cấp giấy nhận diện mã QR cho ôtô được đăng ký hoạt động. Tuỳ theo thực tế và tình hình kiểm soát dịch trên địa bàn, số lượng xe sẽ được sở điều chỉnh phù hợp. Xe ôm công nghệ và truyền thống tiếp tục dừng.
Vận tải hàng hóa , các loại xe ở TP HCM hoạt động như trước thời gian giãn cách theo Quyết định 23, nhưng trong khung giờ cấm phải có giấy nhận diện mã QR do Sở Giao thông Vận tải cấp. Riêng vận tải hàng hoá giữa TP HCM và các tỉnh thành, xe đến, ngang qua thành phố phải có giấy nhận diện mã QR được cấp tại địa chỉ: vantai.drvn.gov.vn hoặc thông qua ứng dụng VNEID. Xe chạy qua thành phố sẽ không được dừng đỗ trên địa bàn, trừ trường hợp bị các sự cố…
Video đang HOT
Vận tải hành khách đường thuỷ , các bến phà Bình Khánh, Cát Lái được hoạt động bình thường và một số bến khách ngang sông, bến thủy nội địa như: Tắc Suất, Biên Phòng, Thiềng Liềng; bến Du thuyền Rừng Sác, Đầm Dơi, Vàm Sát, Khu bến du lịch Cảng công viên Bạch Đằng, Bến Đình, Bến Dược…
TP HCM sẽ tạo điều kiện cho người dân từ các tỉnh thành vào thành phố khám chữa bệnh. Trong đó trừ trường hợp cấp cứu, bệnh nhân phải có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính Covid-19 còn hiệu lực trong 72 giờ; đảm bảo điều kiện như có giấy tờ xác nhận hoặc địa phương cho phép di chuyển…
Người dân TP HCM từ các tỉnh, thành phố khác trở về phải đảm bảo các điều kiện: Có giấy tờ chứng minh thường xuyên cư trú, làm việc tại thành phố (hộ khẩu, giấy tạm trú, chứng minh thư…); giấy chứng nhận chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính Covid-19 trong 72 giờ. Ngoài ra còn cần sự cho phép di chuyển của cơ quan có thẩm quyền.
Cảnh sát giao thông kiểm tra giấy tờ tờ tài xế trên đường Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh, khi TP HCM áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, tháng 8/2021. Ảnh: Gia Minh
Người từ TP HCM đến các tỉnh, thành khác chỉ cho phép một số trường hợp như đưa đón người bệnh, con nhỏ, phụ nữ mang thai; phỏng vấn trước khi đi nước ngoài… Họ phải khỏi Covid-19 hoặc tiêm vaccine, xét nghiệm âm tính nCoV còn hiệu lực; có giấy tờ liên quan, được cho phép của cơ quan có thẩm quyền.
Người từ các tỉnh, thành khác đến TP HCM cũng áp dụng tương tự với một số trường hợp trên. Tuy nhiên trước khi di chuyển, họ phải chính quyền nơi cư trú cho phép, xét nghiệm âm tính nCoV còn hiệu lực.
Hiện, ngoài tổ chức các phương án đi lại nêu trên, TP HCM cũng đã chốt phương án đón lao động từ các địa phương trở lại làm việc. Riêng người đi, đến sân bay Tân Sơn Nhất sẽ thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giao thông Vận tải đang áp dụng.
Từ ngày 1/10, TP HCM áp dụng Chỉ thị 18 về điều chỉnh các biện pháp kiểm soát hiệu quả Covid-19 và phục hồi kinh tế – xã hội, sau hơn 4 tháng giãn cách với nhiều cấp độ.
Taxi chở bệnh nhân vượt đèn đỏ, tông mạnh với xe tải
Tài xế taxi đang chở bệnh nhân được cho là vượt đèn tín hiệu dẫn đến tai nạn với xe tải tại ngã tư Phạm Văn Chiêu - Lê Văn Thọ (quận Gò Vấp, TP.HCM) khiến hai xe bể nát, hư hỏng nặng.
Tài xế và hành khách trên taxi bị thương.
Xe taxi đâm vào cột điện sau tai nạn, phần đầu móp méo, bể nát - Ảnh: MINH HÒA
Thông tin ban đầu, khoảng 3h40 sáng 30-9, tài xế Nguyễn Khắc H. (39 tuổi, ngụ quận 12) lái xe tải chạy trên đường Phạm Văn Chiêu, hướng từ đường Quang Trung về đường Thống Nhất.
Khi tới ngã tư đường Phạm Văn Chiêu - Lê Văn Thọ (quận Gò Vấp, TP.HCM) thì tông nhau với taxi do tài xế Trần Hoàng C. (46 tuổi, ngụ TP Thủ Đức), chạy hướng băng ngang.
Vụ tai nạn khiến taxi mất lái tông vào cột điện, phần đầu và phần hông xe vỡ nát, hư hỏng nặng, túi khí bung ra. Hành khách trên xe là bệnh nhân nữ L.T.D. (25 tuổi, ngụ tỉnh Thái Nguyên) đang bị đau bụng được taxi chở đi bệnh viện.
Xe tải lật ngang, thùng xe rơi ra ngoài, hư hỏng nặng - Ảnh: MINH HÒA
Cú tông mạnh khiến chị D. bị thương ở chân, tài xế taxi chỉ sây sát nhẹ. Chị D. sau đó được chở đi bệnh viện bằng xe máy. Xe tải sau cú tông cũng lật ngang, thùng xe văng ra ngoài, hư hỏng, tài xế bị thương nhẹ.
Nhận tin báo, lực lượng chức năng quận Gò Vấp có mặt khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ tai nạn. Đến 6h30, hiện trường vụ tai nạn được giải quyết xong.
Theo một nguồn tin, xác định ban đầu taxi đã vượt đèn dẫn đến tai nạn. Hiện vụ việc vẫn đang được điều tra.
Trong giai đoạn TP.HCM giãn cách xã hội, đường sá trở nên vắng vẻ vì người dân tuân thủ quy định ở nhà chống dịch COVID-19 và chỉ ra đường khi thật sự cần thiết. Tuy nhiên, không vì thế mà tai nạn giao thông không xảy ra.
Nguyên nhân thường là do đường vắng vẻ, xe cộ chạy với tốc độ cao, thiếu quan sát, vượt đèn đỏ, tâm lý bất cẩn... Ngoài ra, vẫn còn tình trạng vi phạm nồng độ cồn trong thời gian giãn cách xã hội.
Thượng tá Đoàn Văn Quới - phó trưởng Phòng cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (PC08) Công an TP.HCM - nhận định đường vắng làm xuất hiện tâm lý chủ quan ở các tài xế. Họ đã có những vi phạm như chạy quá tốc độ, vượt ẩu, không chấp hành đèn giao thông, chuyển hướng không đúng quy định... dẫn đến các sự cố giao thông.
Sau ngày 30-9, theo đánh giá, lưu lượng phương tiện trên đường sẽ tăng cao, tai nạn giao thông diễn biến phức tạp... TP.HCM sẽ dần thay đổi để người dân trở về với trạng thái bình thường mới, các sinh hoạt hằng ngày của người dân sẽ trở lại, đường phố sẽ đông đúc hơn.
Phòng PC08 khuyến cáo người dân cần tự nâng cao nhận thức để bảo vệ chính bản thân mình và những người xung quanh.
Xe khách, xe buýt, taxi... Phú Yên hoạt động trong tỉnh trở lại Xe khách, xe buýt, taxi, xe hợp đồng được hoạt động có điều kiện trong phạm vi nội tỉnh Phú Yên, trừ các địa phương đang giãn cách xã hội theo chỉ thị 16. Chiều tối 14-9, ông Nguyễn Tấn Chân - phó giám đốc Sở Giao thông vận tải Phú Yên - cho biết vừa ký công văn của sở này về...