Chốt phương án đặt tên đường Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Hội đồng đã đưa ra đề xuất lựa chọn tuyến đường cao tốc Nhật Tân – Nội Bài sẽ mang tên Đại tướng.
Trục giao thông cầu Nhật Tân – Nội Bài
“Chúng tôi đã có kế hoạch rồi. Hãy để chúng tôi làm cho Đại tướng, chúng tôi đang cố gắng làm sao để hài lòng tất cả những người dân”, ông Tô Văn Động, GĐ Sở Văn hóa Hà Nội kiêm Phó chủ tịch Hội đồng tư vấn đặt tên đường phố Hà Nội nói về kế hoạch đặt tên đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Sáng 14/10, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc – Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, thành viên Hội đồng tư vấn đặt tên đường phố Hà Nội cho biết, tất cả đã sẵn sàng, “chỉ chờ HĐND thành phố, UBND thành phố Hà Nội quyết định”.
Theo GS Ngọc, việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ ra đi là điều đã được nhiều người tiên đoán trước. Đối với một nhà cách mạng, một con người vĩ đại có nhiều công lao đóng góp như Đại tướng việc quyết định, lựa chọn đặt tên đường phố mang tên người là điều hiển nhiên.
Video đang HOT
Tiên lượng trước việc này, Hội đồng tư vấn đặt tên đường phố Hà Nội đã tiến hành tổ chức và đưa ra quyết định đặt tên đường phố mang tên Đại tướng.
Cuộc họp do GS Phan Huy Lê, Phó chủ tịch Hội đồng, ông Tô Văn Động – GĐ Sở Văn hóa Hà Nội, Phó chủ tịch Hội động chủ trì.
Hội đồng cũng đưa ra đề xuất lựa chọn tuyến đường cao tốc Nhật Tân – Nội Bài sẽ mang tên Đại tướng. “Đó là phương án lựa chọn tối ưu nhất” – GS.TS Nguyễn Quang Ngọc khẳng định.
GS Ngọc cũng cho rằng: “Việc đặt tên đường phố mang tên Đại tướng rất cần được thành phố quan tâm và hoàn toàn ủng hộ. Hà Nội nên nghiên cứu đặt tên đường mang tên Cụ ngay, việc đặt tên này là làm đẹp thêm cho Thủ đô Hà Nội.
Không nên vì bất cứ lý do gì mà phải lùi lại, đặt tên đường mang tên Đại tướng hoàn toàn có đủ lý lẽ, đủ cơ sở, và phải được thực hiện ngay trong năm nay”, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc nhấn mạnh.
Với vai trò là Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặt tên đường phố Hà Nội – bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, phó chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng chia sẻ mong muốn “Hà Nội lúc nào cũng mong muốn được lấy tên Đại tướng để gắn với một tuyến đường phố của Thủ đô”.
Bà Ngọc cho biết, khi có đề xuất của các nhà khoa học Hà Nội sẽ nghiên cứu. Kể cả khi không có đề xuất thì Hà Nội cũng sẽ nghiên cứu lựa chọn con đường xứng tâm nhất với Đại tướng.
Tuy nhiên, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc khẳng định: “Quyết định và lựa chọn của Hội đồng tư vấn đặt tên đường phố là đề nghị chính thức mà không cần bất cứ đề xuất nào khác. Hà Nội nên đưa ra quyết định rõ ràng. Quyết định cuối cùng chỉ chờ HĐND và UBND”, GS Ngọc cho hay.
Cũng trong ngày 14/10, trả lời vấn đề này, ông Tô Văn Động, GĐ Sở Văn hóa Hà Nội kiêm Phó chủ tịch Hội đồng tư vấn đặt tên đường phố Hà Nội bày tỏ, mong muốn “không nói mà hãy hành động”.
Ông Động cho biết, tất cả ý kiến của dư luận, các nhà khoa học Hội đồng tư vấn sẽ lắng nghe và nghiên cứu nghiêm túc. “Chúng tôi đã có kế hoạch rồi. Hãy để chúng tôi làm cho bác, chúng tôi đang cố gắng làm sao để hài lòng tất cả những người dân”, ông Động nói.
Giáo sư sử học Phan Huy Lê cho rằng, trong quy chế đặt tên đường của Hà Nội, các nhân vật hiện đại sau khi mất 10 năm, mới xem xét đặt tên đường. Nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ, đặc biệt không cần chờ đến 10 năm, sau khi mất có thể đặt tên phố ngay. Các nhân vật lịch sử như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng… là tiền lệ. Theo GS Phan Huy Lê, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cần đặc cách như vậy. Vấn đề là chọn con đường nào xứng đáng, khang trang tiêu biểu cho công lao cống hiến của Đại tướng đối với đất nước, Thủ đô. TS. Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp UBTVQH – Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội cho rằng, “không chỉ lựa chọn đặt tên đường mà còn phải tạc tượng Đại tướng đặt ở 3 nơi ghi dấu của người”. Theo ông Thảo, đối với tên của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi lựa chọn tuyến đường phải lựa chọn đó là trục đường mới, hiện đại, xứng tầm với Đại tướng. Tuyến cao tốc Nội bài – Nhật Tân cũng là một lựa chọn tốt.
Theo Xahoi
Anh hùng La Văn Cầu lặng chờ viếng Đại tướng
Trong dòng người tiễn đưaĐại tướng Võ Nguyên Giáp chiều 12/10 tại nhà tang lễ Quốc gia có Anh hùng lực lượng vũ trang La Văn Cầu. Đã 82 tuổi nhưng ông vẫn xếp hàng 2 tiếng đồng hồ.
Trong trận Đông Khê (Chiến dịch biên giới năm 1950), khi đang chỉ huy tổ bộc phá hàng rào để đơn vị tiến công đồn, người chiến sĩ La Văn Cầu bị thương gãy nát cánh tay phải. Ông đã nhờ đồng đội chặt đứt cánh tay này để khỏi vướng, sau đó dùng tay trái ôm bộc phá đánh mở đường, tạo thời cơ cho đơn vị đánh chiếm đồn địch.
Với sự hiện diện của ông tại đám tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, quá khứ đau thương nhưng hào hùng về một thời khói lửa, với sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, như hiện về.
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân La Văn Cầu (phải) trầm ngâm lắng nghe bài hát "Vị Đại tướng bất diệt".
Đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông La Văn Cầu trầm ngâm. Hình ảnh ống tay áo bên phải được vén gọn vào trong túi áo khiến nhiều người xúc động. Chiến tranh đã qua nhưng mất mát vẫn còn đây.
Nhiều người xin được chụp ảnh, trò chuyện với ông. Nghệ sĩ Tạ Trí Hải đang kéo đàn ngân lên khúc ca "Hồn tử sĩ" cũng tiến lại gần xin được hát tặng vị Anh hùng bài hát "Vị Đại tướng bất diệt".
Theo Tri thức
Tranh cãi phóng viên ảnh tác nghiệp trong lễ tang Đại tướng Bức ảnh đang được lan truyền trên mạng với tiêu đề "Đằng sau 1 bức ảnh xúc động" và gây nhiều tranh cãi trên một số diễn đàn và mạng xã hội. Bức ảnh đang được lan truyền trên mạng với tiêu đề "Đằng sau 1 bức ảnh xúc động" và gây nhiều tranh cãi trên một số diễn đàn và mạng xã...