Chốt nhiều quyết sách phát triển vùng biên
Việt Nam – Campuchia khẳng định quyết tâm thúc đẩy kết nối 2 nền kinh tế, nhất là mối liên kết giữa các tỉnh biên giới, bằng hàng loạt giải pháp được hai bên nhất trí thông qua và cam kết thực hiện
Hội nghị hợp tác và phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam – Campuchia lần thứ 10 đã diễn ra tại TP HCM vào ngày 10-1 dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Vương quốc Campuchia Sar Kheng. Hội nghị đã ra thông cáo chung nêu rõ 2 nước Việt Nam – Campuchia nhất trí nhận thấy hợp tác và phát triển các tỉnh biên giới 2 nước kể từ Hội nghị lần thứ 9 (tháng 3-2017) đến nay đã đạt nhiều kết quả thực chất.
Kim ngạch thương mại 2 chiều liên tục tăng
Cụ thể, các bộ, ngành, cơ quan chức năng của hai bên nỗ lực đề ra nhiều chính sách, biện pháp, ký kết nhiều văn kiện tạo khuôn khổ thuận lợi cho hợp tác vùng biên. Các địa phương có chung biên giới và khu vực lân cận của 2 nước tích cực trao đổi đoàn, giao lưu, triển khai nhiều hoạt động hợp tác cụ thể, phát huy truyền thống giúp đỡ lẫn nhau. Hai bên đánh giá cao nỗ lực của các bộ, ngành hai bên trong việc tích cực hợp tác xây dựng khuôn khổ pháp lý, triển khai các cơ chế hợp tác nhằm tạo thuận lợi cho hợp tác của các tỉnh biên giới, phù hợp với phương hướng đã đề ra tại Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam – Campuchia lần thứ 9. Hai bên khuyến khích tăng cường đầu tư, hỗ trợ các tỉnh biên giới và phối hợp hiệu quả hơn nữa nhằm giải quyết kịp thời những khó khăn và các yêu cầu cấp bách thực tế của các tỉnh biên giới.
Hội nghị đã ra thông cáo chung nêu rõ 2 nước Việt Nam – Campuchia nhất trí nhận thấy hợp tác và phát triển các tỉnh biên giới 2 nước đã đạt nhiều kết quả thực chất Ảnh: TRƯỜNG HOÀNG
Về vấn đề kinh tế, kim ngạch thương mại 2 chiều năm 2018 đã có bước tiến lớn, đạt 4,68 tỉ USD. Việt Nam có 210 dự án đầu tư tại Campuchia với tổng số vốn đăng ký 3,033 tỉ USD, là một trong những nước có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất tại Campuchia. Trong khi đó, đầu tư của Campuchia vào Việt Nam cũng tăng. Đến nay, có 19 dự án với tổng vốn đầu tư 63,42 triệu USD.
Video đang HOT
Từ những thuận lợi trên, hai bên dự kiến nỗ lực thúc đẩy kim ngạch thương mại 2 chiều sớm đạt 5 tỉ USD vào năm 2020 theo thỏa thuận của lãnh đạo Chính phủ 2 nước. Để đạt mục tiêu này, 2 nước cũng như các tỉnh biên giới Việt Nam – Campuchia đã nhất trí ưu tiên đẩy mạnh kết nối 2 nền kinh tế, nhất là kết nối giữa các tỉnh biên giới, chú trọng kết nối các tuyến giao thông vận tải, điện năng, du lịch, viễn thông, ngân hàng; đẩy mạnh giao thương tại các cửa khẩu, sớm ký kết Hiệp định Thương mại Biên giới; đưa chợ biên giới kiểu mẫu tại xã Đa, huyện Memot, tỉnh Tbong Khmum; sớm ký kết Nghị định thư sửa đổi Nghị định thư thực hiện Hiệp định Vận tải đường bộ Việt Nam – Campuchia và Bản ghi nhớ về bổ sung, sửa đổi Hiệp định về vận tải đường thủy Việt Nam – Campuchia.
Đầu tư mạnh cho các tỉnh biên giới
Việt Nam – Campuchia bày tỏ quyết tâm tăng cường đầu tư, hỗ trợ hơn nữa cho các tỉnh biên giới, kể cả thông qua các chương trình hợp tác đa phương trong các khuôn khổ tiểu vùng tại Đông Nam Á lục địa. Nhất trí triển khai và tạo điều kiện đầu tư vào cây công nghiệp và các loại cây trồng khác, hỗ trợ các tỉnh biên giới tiếp tục hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực y tế, giáo dục – đào tạo; hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp khu vực biên giới, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quy hoạch thủy lợi; quản lý và sử dụng bền vững, có hiệu quả nguồn nước sông Mê Kông.
Lãnh đạo 2 nước Việt Nam – Campuchia hoan nghênh việc đồng ý về chủ trương nâng cấp cặp cửa khẩu phụ Tân Nam (tỉnh Tây Ninh) – Mơn Chây (tỉnh Prây Veng) lên thành cửa khẩu quốc tế và sớm hoàn tất các công tác chuẩn bị cần thiết để khai trương cặp cửa khẩu này vào thời gian thích hợp cũng như hoàn tất thủ tục nâng cấp cặp cửa khẩu Phước Tân (tỉnh Tây Ninh) – Bô-sa-môn (tỉnh Svay Riêng) thành cửa khẩu quốc gia; nhất trí phối hợp ngăn chặn việc qua lại các cửa khẩu chưa được thành lập chính thức và nâng cao hiệu quả kiểm tra hàng hóa, hành khách, phương tiện qua lại biên giới. Hai bên cũng nhất trí thúc đẩy nhóm công tác hỗn hợp về cửa khẩu biên giới thảo luận và kiến nghị cấp có thẩm quyền việc mở, nâng cấp thêm các cửa khẩu trong thời gian tới bảo đảm thiết thực, hiệu quả và đáp ứng nhu cầu thực tế của các tỉnh biên giới.
Trong hội nghị, hai bên cũng nhất trí tiếp tục duy trì cơ chế họp song phương về phối hợp tần số vùng biên hằng năm, phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tập huấn về quản lý thông tin xuyên biên giới, hợp tác chia sẻ thông tin cảnh báo về an toàn thông tin, ngăn chặn sử dụng mạng xã hội để phát tán thông tin xuyên tạc về mối quan hệ 2 nước. Đặc biệt, Việt Nam – Campuchia nhất trí triển khai hiệu quả Hiệp định Tương trợ tư pháp về dân sự, Hiệp định Dẫn độ giữa Việt Nam và Campuchia, Bản ghi nhớ về hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Bộ Tư pháp 2 nước, tổ chức Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Campuchia lần thứ 2 trong năm 2019.
Việt Nam – Campuchia nhất trí nỗ lực sớm kết thúc 2 văn kiện pháp lý ghi nhận thành quả 84% công tác phân giới cắm mốc vào giữa năm 2019. Kết thúc hội nghị, hai bên thống nhất tổ chức Hội nghị lần thứ 11 về hợp tác và phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam – Campuchia tại Vương quốc Campuchia trong năm 2020.
XUÂN MAI – TRƯỜNG HOÀNG
Theo NLĐO
Bộ Chính trị trình Trung ương lập các tiểu ban chuẩn bị Đại hội Đảng
Ngày làm việc đầu tiên của Ban Chấp hành Trung ương tại hội nghị lần thứ 8, Trung ương nghe báo cáo về tình hình kinh tế xã hội, báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược biển, nghe đề án quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ cấp cao và tờ trình về việc lập các tiểu ban chuẩn bị Đại hội lần thứ 13 của Đảng.
Hội nghị Trung ương 8 dự kiến diễn ra từ 2-6/10/2018
Thông cáo phát đi của Văn phòng Trung ương Đảng chiều muộn ngày 2/10 cho biết, sáng hôm nay, hội nghị Trung ương 8 khai mạc. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc hội nghị.
Trước giờ khai mạc hội nghị, Trung ương Đảng dành phút mặc niệm hai cán bộ vừa từ trần là Chủ tịch nước Trần Đại Quang và nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thay mặt Bộ Chính trị điều hành chương trình ngày làm việc đầu tiên.
Trong buổi sáng, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng báo cáo xin ý kiến Ban Chấp hành Trung ương Đảng về chương trình hội nghị.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tờ trình của Ban cán sự đảng Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019.
Phó Thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đọc tờ trình của Bộ Chính trị về việc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính đọc tờ trình của Bộ Chính trị về Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Trưởng Ban Tổ chức Trung ương cũng trình phương án của Bộ Chính trị về việc thành lập các Tiểu ban chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Buổi chiều, Trung ương làm việc tại tổ, thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019.
Theo Dantri
Tổng Bí thư dự lễ khởi công nhà máy chế biến sữa TH tại Nga Ngày 7/9/2018, tại Khu công nghiệp thuộc vùng kinh tế đặc biệt "Kaluga" huyện Borovsk, tỉnh Kaluga, tập đoàn TH tổ chức Lễ Khởi công Nhà máy chế biến sữa TH công suất 1.500 tấn/ngày- thuộc tốp đầu nhà máy có công suất chế biến sữa lớn nhất nước Nga. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến dự lễ khởi công nhà...