Chốt lịch xét xử anh em ông chủ đậu phộng Tân Tân
Nhà sáng lập thương hiệu đậu phộng Tân Tân cùng em trai bị TAND ở Bình Dương đưa ra xét xử với các tội danh “ Không chấp hành án” và “Trốn thuế”.
Hôm nay (8/9), TAND TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương cho biết vừa có quyết định đưa vụ án hình sự liên quan đến Công ty cổ phần Tân Tân ( Công ty Tân Tân) ra xét xử.
Theo đó, TAND TP Dĩ An sẽ mở phiên tòa xét xử bị cáo Trần Quốc Tân (SN 1963, Giám đốc Công ty Tân Tân) về tội “Không chấp hành án” và “Trốn thuế”. Em trai ông Tân là Trần Quốc Tuấn (SN 1968, thành viên HĐQT công ty) bị xét xử về tội “Không chấp hành án”.
Hiện 2 bị cáo nói trên đang được tại ngoại.
Theo thông báo, thời gian mở phiên tòa là sáng ngày 16/9 tại TAND TP Dĩ An.
Nhà máy Công ty Tân Tân tại TP Dĩ An. Ảnh: X.A.
Ông Tân là nhà sáng lập thương hiệu “Đậu phộng Tân Tân” nổi tiếng trong một thời gian dài. Nhà máy của công ty đặt tại phường Bình An, TP Dĩ An.
Tuy nhiên, đến năm 2015, tại công ty bắt đầu xảy ra tranh chấp liên quan đến các cổ đông.
Video đang HOT
Theo cáo trạng của Viện KSND TP Dĩ An, Công ty Tân Tân (chuyên sản xuất kinh doanh đậu phộng) gồm 3 cổ đông góp vốn. Trong đó, ông Tân sở hữu 6,4 triệu cổ phần của công ty – tương đương 80%, bà Châu Thị Phụng (vợ ông Tân) và ông Trần Quốc Tuấn (em trai ông Tân) mỗi người sở hữu 10% cổ phần.
Ngày 5/7/2011, ông Tân làm hợp đồng chuyển nhượng cho bà Nguyễn Thị Thanh (62 tuổi, ngụ TPHCM) 3,6 triệu cổ phần của cá nhân với giá trị 36,6 tỷ đồng (10.000 đồng/cổ phần). Công ty Tân Tân cũng cấp giấy chứng nhận sở hữu 45,83% cổ phần cho bà Thanh.
Tuy nhiên, sau khi trở thành cổ đông, dù yêu cầu nhiều lần nhưng bà Thanh không được ông Tân cung cấp thông tin về hoạt động kinh doanh, các báo cáo tài chính, đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Đến tháng 11/2015, bà Thanh gửi đơn kiện đến TAND tỉnh Bình Dương. Bản án của TAND tỉnh Bình Dương ban hành buộc các thành viên HĐQT Công ty Tân Tân phải “triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông bất thường để bầu lại HĐQT của công ty theo đúng quy định pháp luật“; yêu cầu công ty này phải cho bà Thanh được xem xét, trích lục sổ, biên bản, nghị quyết của HĐQT, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm.
Mặc dù sau đó, Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Bình Dương đã ban hành quyết định thi hành án, buộc các thành viên HĐQT Công ty Tân Tân thi hành nhưng ông Tân và 2 thành viên còn lại ” không thi hành bản án mặc dù có điều kiện để thi hành án“.
Đến tháng 9/2020, cơ quan này tiếp tục ra quyết định về việc cưỡng chế thi hành án đối với ông Tân, ông Tuấn và bà Phụng nhưng những cá nhân trên vẫn không thực hiện.
Trước những hành vi trên, đến giữa năm 2023, Cơ quan CSĐT Công an TP Dĩ An đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với ông Trần Quốc Tân và Trần Quốc Tuấn.
Sắp xét xử 7 thanh tra giao thông Bà Rịa - Vũng Tàu nhận hàng tỷ đồng 'làm luật'
Bảy cán bộ thanh tra giao thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bị cáo buộc nhận hối lộ hơn 6 tỷ đồng từ các chủ doanh nghiệp vận tải, lái xe để bỏ qua các vi phạm, trong đó người nhận nhiều nhất là hơn 5 tỷ đồng.
TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã lên lịch xét xử 56 bị can trong vụ án Đưa hối lộ và Nhận hối lộ, xảy ra tại các đội nghiệp vụ Thanh tra giao thông thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Trong đó, 7 bị can là cán bộ thanh tra giao thông bị truy tố tội nhận hối lộ, 49 bị can còn lại là chủ doanh nghiệp vận tải, quản lý và lái xe bị truy tố tội đưa hối lộ.
Dự kiến, phiên tòa sẽ được mở vào ngày 9/9 tới, kéo dài trong 5 ngày.
Cơ quan điều tra khám xét nơi làm việc của một số thanh tra giao thông, hồi tháng 4/2023. Ảnh: Công an cung cấp.
Theo cáo trạng, qua công tác nghiệp vụ, Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát hiện dấu hiệu tội phạm đưa, nhận hối lộ xảy ra tại các đội nghiệp vụ thanh tra giao thông. Các đội này luân phiên thay đổi địa bàn hoạt động trên 7 huyện, thị xã, thành phố (trừ huyện Côn Đảo) với chu kỳ 2 tháng thay đổi 1 lần.
Tháng 4/2023, sau khi thu thập tài liệu ban đầu và đơn tố cáo của các cá nhân, Cơ quan CSĐT đã phối hợp với VKSND cùng cấp triệu tập làm việc, sau đó khám xét khẩn cấp nơi làm việc của một số thanh tra viên.
Quá trình điều tra xác định, từ năm 2021 đến tháng 3/2023, các thanh tra viên gồm: Lâm Hữu Trí (43 tuổi), Võ Thanh Liêm (45 tuổi), Trần Văn Dũng (54 tuổi), Nguyễn Đức Tú (49 tuổi), Trần Ngọc Huệ (61 tuổi), Phạm Văn Dương (47 tuổi) và Trần Văn Minh (58 tuổi) đã nhận tiền "làm luật" của nhiều cá nhân, chủ doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ trên địa bàn tỉnh.
Mục đích nhận tiền để không hoặc ít kiểm tra, xử phạt hành chính các cá nhân, doanh nghiệp và các lái xe để phương tiện vận tải vi phạm quy định về an toàn, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ.
Trong đó, cơ quan điều tra xác định, Lâm Hữu Trí là người nhận tiền nhiều nhất với hơn 5 tỷ đồng của 55 doanh nghiệp, cá nhân.
Cụ thể, Trí sử dụng 2 tài khoản ngân hàng gồm tài khoản cá nhân và tài khoản của bố vợ để nhận tiền của 43/49 bị can bị khởi tố về tội đưa hối lộ trong vụ án, với tổng số tiền hơn 4,6 tỷ đồng và nhận của 12 cá nhân, doanh nghiệp (được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự) với tổng số tiền hơn 334 triệu đồng.
Theo lời khai của Trí, sau khi nhận tiền chuyển khoản, hàng tháng Trí rút tiền mặt từ tài khoản của mình và nhờ bố vợ rút tiền mà các cá nhân, doanh nghiệp đã chuyển vào, để đưa lại cho Trí. Sau đó, Trí chia lại qua chuyển khoản và đưa tiền mặt cho đồng nghiệp là đại diện các đội thanh tra tại trụ sở làm việc.
Tuy nhiên, qua đối chất, những người liên quan không thừa nhận việc bàn bạc, thống nhất giao Trí làm đầu mối nhận tiền và cũng như nhận tiền từ Trí. Riêng các bị can Võ Thanh Liêm, Trần Văn Dũng và Nguyễn Đức Tú thừa nhận được Trí chia tiền nhận hối lộ để chia lại cho các thanh tra viên cùng đội.
Cáo trạng cũng cáo buộc các bị can: Trần Văn Dũng nhận hối lộ tổng số tiền hơn 301 triệu đồng; Phạm Văn Dương nhận hơn 222 triệu đồng; Trần Văn Minh nhận hơn 183 triệu đồng; Võ Thanh Liêm nhận hơn 141 triệu đồng; Trần Ngọc Huệ nhận gần 125 triệu đồng và Nguyễn Đức Tú nhận hơn 40 triệu đồng.
Đối với nhóm 49 bị can đưa hối lộ, người đưa nhiều nhất là 781 triệu đồng và ít nhất là 10 triệu đồng.
Cũng theo cáo trạng, trong vụ án này, có 14 cá nhân, chủ doanh nghiệp được cơ quan điều tra đề nghị miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là những người đã có đơn tố giác tội phạm vì bị ép buộc chuyển tiền hối lộ hoặc đưa hối lộ do bị gợi ý và với số tiền nhỏ.
Mở lại phiên xử cha con ông Trần Quí Thanh Sau hơn nửa tháng tạm hoãn, TAND Cấp cao tại TPHCM mở lại phiên xét xử đối với cha con ông Trần Quí Thanh theo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của cả 2 bị cáo. Hôm nay (6/9), TAND Cấp cao tại TPHCM mở lại phiên xét xử phúc thẩm vụ án "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" theo...