Chốt lịch xét xử 14 cựu cán bộ giao đất sai ở Đồng Tâm
Tòa án nhân dân huyện Mỹ Đức (Hà Nội) cho biết, dự kiến, phiên tòa xét xử các cựu cán bộ xã Đồng Tâm và cựu cán bộ huyện Mỹ Đức sẽ diễn ra vào ngày 8/8 tới.
14 bị cáo nguyên là cán bộ xã Đồng Tâm và cán bộ huyện Mỹ Đức bị đưa ra xét xử về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Người dân xã Đồng Tâm đến hội trường UBND huyện Mỹ Đức tham dự buổi công bố dự thảo kết quả thanh tra.
Trong số các bị cáo bị đưa ra xét xử, 10 người từng là cán bộ xã Đồng Tâm và 4 người từng là cán bộ huyện Mỹ Đức.
Cụ thể, các bị cáo từng là cán bộ xã gồm: Nguyễn Văn Sơn (SN 1958), nguyên Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm; Lê Đình Thuần (SN 1956), nguyên Chủ tịch UBND xã; Nguyễn Xuân Trường (SN 1959), nguyên cán bộ địa chính xã; Nguyễn Tiến Triển (SN 1954), nguyên Bí thư Đảng ủy xã; Nguyễn Văn Bột (SN 1955), nguyên Chủ tịch UBND xã; Nguyễn Văn Đức (SN 1965), nguyên Chủ tịch UBND xã; Bùi Văn Dũng (SN 1958), nguyên Trưởng ban Tài chính xã; Bùi Văn Hồng (SN 1958), nguyên Xã đội trưởng; Nguyễn Văn Minh (SN 1960), nguyên Trưởng Công an xã; Nguyễn Văn Khang (SN 1965), nguyên kế toán ngân sách xã.
Các cựu cán bộ huyện Mỹ Đức bị đưa ra xét xử gồm: Phạm Hữu Sách (SN 1965), nguyên Trưởng phòng Tài nguyên môi trường huyện; Đinh Văn Dũng (SN 1959), nguyên Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai huyện; Bạch Văn Đông (SN 1974), nguyên Phó Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai huyện; Trần Trung Tấn (SN 1975), cán bộ Văn phòng đăng ký đất đai huyện Mỹ Đức.
Theo cáo trạng, từ năm 2002 đến năm 2013, do buông lỏng công tác quản lý nhà nước về đất đai tại xã Đồng Tâm, các ông Nguyễn Văn Bột, Nguyễn Văn Sơn, Lê Đình Thuần (nguyên Chủ tịch UBND xã), Nguyễn Xuân Trường (nguyên cán bộ địa chính xã) cùng Nguyễn Tiến Triển (nguyên Bí thư Đảng ủy xã) và một số cán bộ nguyên là chủ chốt của xã vì động cơ vụ lợi đã thực hiện việc cấp, giao đất trái thẩm quyền, hợp thức đất lấn chiếm cho một số hộ dân trái quy định.
Video đang HOT
Tất cả các cán bộ kể trên mỗi người đều được hưởng lợi 2 suất đất với tổng diện tích từ hơn 260 đến 334m2 mà không phải nộp tiền đất.
Các cán bộ văn phòng đăng ký đất đai huyện Mỹ Đức và Phòng Tài nguyên – môi trường huyện đã không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, thiếu trách nhiệm trong việc thẩm định, thẩm tra nguồn gốc đất, dẫn đến việc ký xác nhận không có căn cứ.
Tiến Nguyên
Theo Dantri
Vụ Đồng Tâm: Tháng 7 sẽ xét xử các cán bộ xã, huyện sai phạm
Trưởng ban Pháp chế HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Hoài Nam cho biết như vậy tại cuộc họp báo sáng nay do HĐND TP Hà Nội tổ chức trước kỳ họp HĐND thứ 4.
Cán bộ sai sẽ bị xử lý theo pháp luật
Ông Nam cho biết, thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo thanh tra. Hiện nay đoàn thanh tra đang làm kết luận. Sau khi có kết luận thanh tra, chắc chắn trong vòng 7 ngày sẽ công bố theo quy định. Đối việc công an TP Hà Nội bắt giữ người ở Đồng Tâm, Bộ Công an cũng đang thanh tra.
Vụ việc ở Đồng Tâm khi có kết luận thanh tra, sẽ tiến hành xử lý trách nhiệm.
"HĐND thành phố Hà Nội cũng đang giám sát và theo dõi các bước triển khai theo quy định pháp luật về vụ việc ở Đồng Tâm. Khi có kết luận thanh tra, sẽ tiến hành xử lý trách nhiệm. Ai đúng, ai sai, sai chỗ nào xử lý chỗ đó, cán bộ sai cũng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật chứ không chỉ xin lỗi dân", ông Nam nói.
Ông Nam cũng thông tin thêm, trong tháng 7 sẽ xét xử một số cán bộ, lãnh đạo của xã và cán bộ phòng chuyên môn của huyện có những sai phạm trong vấn đề quản lý đất đai tại huyện Mỹ Đức.
Trước đó, ngày 21/6, ông Nguyễn Anh Huy - Trưởng đoàn thanh tra (Phó Chánh Thanh tra thành phố Hà Nội) đã ký thông báo gửi các sở ngành liên quan và UBND huyện Mỹ Đức, xã Đồng Tâm, Lữ đoàn 28 Quân chủng Phòng Không không quân thông báo kết thúc thanh tra tại Đồng Tâm.
Thông báo cho biết, vào lúc 12h00 ngày 21/6/2017, tại vị trí đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm, đoàn Thanh tra đã thông báo kết thúc việc thanh tra trực tiếp tại đơn vị, dưới sự chứng kiến của đại diện Ban Dân nguyện Quốc hội, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân, Lữ đoàn 28, Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội, UBND huyện Mỹ Đức, UBND xã Đồng Tâm. Căn cứ quy định tại Điều 31 Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn Thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra, Đoàn Thanh tra thông báo kết thúc việc thanh tra tại các đơn vị từ ngày 21/6/2017.
5/8 phó giám đốc Sở Nội vụ sắp nghỉ hưu
Một nội dung khác cũng được báo chí đặt câu hỏi đó là quan điểm của HĐND TP như thế nào về việc Sở Nội vụ TP Hà Nội - cơ quan quản lý nhà nước về biên chế của Hà Nội có tới 8 Phó Giám đốc Sở, vượt 4 cấp phó so với quy định.
Cụ thể, theo thông tin từ Cổng thông tin Sở Nội vụ Hà Nội, số phó giám đốc của cơ quan này hiện là 8. Trong khi đó, quy định hiện hành giới hạn số lượng phó giám đốc Sở không quá 3; riêng Hà Nội và TP HCM không quá 4. "Vậy tại sao trong báo cáo của Ban pháp chế gửi tới kỳ họp không có nội dung này?" - PV đặt câu hỏi.
Trưởng Ban Pháp chế HĐND TP Hà Nội Nguyễn Hoài Nam cho biết, trong việc thực hiện Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị về tinh giản bộ máy, biên chế, có thể khẳng định Hà Nội là một trong những địa phương đang làm tốt nhất, thậm chí có thể nói là một cuộc cách mạng. Chưa bao giờ Hà Nội có một cuộc cải tổ mạnh mẽ về tổ chức bộ máy biên chế, giảm được số đầu mối, giảm được số cán bộ lãnh đạo quản lý nhiều đến vậy.
"Còn việc tại Sở Nội vụ Hà Nội có 8 Phó Giám đốc Sở, tại sao trong báo cáo của Ban pháp chế HĐND TP không có nội dung này, về mặt thẩm quyền trách nhiệm của Ban Pháp chế HĐND TP là trên cơ sở giám sát thực hiện Nghị quyết của HĐND TP về việc giao chỉ tiêu biên chế công chức viên chức và đầu mối các cơ quan đơn vị" - ông Nam lý giải.
"Tại thời điểm thực hiện theo Nghị định 24 của Chính phủ về số lượng cấp Phó của các Sở chuyên môn, ở Hà Nội đều thực hiện đúng".
"Tuy nhiên cuối năm 2015, sau đại hội Đảng bộ thành phố và đến đầu năm 2016 thực hiện bầu cử chính quyền các cấp, có chính sách liên quan tới các cán bộ không còn đủ 30 tháng tuổi ở vị trí đó thì không được tiếp tục đảm nhận chức vụ đó. Do đó có một số lãnh đạo chủ chốt của quận, ngay cả ở một số Ban của HĐND TP, không còn đủ 30 tháng tuổi nên không được tiếp tục tái cử mà phải nhận nhiệm vụ khác. Đây hoàn toàn là chính sách cán bộ bắt buộc phải thực hiện chứ không phải các đồng chí đó bị kỷ luật gì cả.
Việc thực hiện chính sách này là theo nghị quyết của Đảng về công tác luân chuyển cán bộ. Số luân chuyển này không tính vào số cán bộ được đề bạt, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật. Nói cách khác, việc có 8 Phó Giám đốc Sở ở Sở Nội vụ Hà Nội hoàn toàn là thực hiện chính sách cán bộ chứ không phải là đề bạt, bổ nhiệm cấp phó vượt quá số lượng theo quy định của Chính phủ" - ông Nguyễn Hoài Nam khẳng định.
Được biết, sau đại hội Đảng bộ các cấp vào cuối năm 2015, một số trường hợp không đủ tuổi tái cử, lại sắp nghỉ hưu nên được thành phố bố trí luân chuyển về công tác tại Sở Nội vụ. Trong số 8 Phó giám đốc của Sở Nội vụ hiện nay, có 5 người sẽ nghỉ hưu trong 2-6 tháng tới. Như vậy, Sở sẽ chỉ còn 3 phó giám đốc.
(Theo Infonet)
Hà Nội công bố kết luận thanh tra đất Đồng Tâm Thanh tra Hà Nội đề nghị thu hồi ngay diện tích đất quốc phòng đang cho thuê, mượn, bị lấn chiếm, chuyển nhượng trái phép tại sân bay Miếu Môn (huyện Mỹ Đức). Sáng 25/7, Thanh tra Hà Nội ban hành thông báo kết luận Thanh tra toàn diện về việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý từ trước đến...