Chốt danh sách 47 chức danh lấy phiếu tín nhiệm hôm nay
Công bố danh sách 47 chức danh lãnh đạo hàng đầu trong bộ máy nhà nước để Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, 2 vị trí Bộ trưởng Tài chính và Tổng Kiểm toán nhà nước không đủ điều kiện lấy phiếu kỳ này.
Theo tờ trình số 439 (ngày 7/6/2013) Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trình bày, tiêu chí để xác định danh sách người được đưa ra lấy phiếu gồm các điều kiện: Người đó đang giữ chức vụ được QH bầu và phê chuẩn; Có thời gian giữ chức vụ đó trên dưới 1 năm để đủ thời gian đánh giá hoạt động, công tác.
Theo đó, Chủ tịch Quốc hội cho biết trường hợp ông Vương Đình Huệ – nguyên Bộ trưởng Tài chính, đủ thời gian công tác 1 năm ở cương vị này nhưng vừa được Quốc hội miễn nhiệm để đảm nhiệm nhiệm vụ khác nên không đủ điều kiện lấy phiếu tại Quốc hội. Ông Huệ sẽ được lấy phiếu ở đơn vị công tác mới, trong khối cơ quan của Đảng.
Ông Đinh Tiến Dũng vừa được bầu làm Bộ trưởng tài chính nên chưa đủ thời gian 1 năm đảm nhiệm cương vị này cũng như ông Nguyễn Hữu Vạn cũng vừa dược bầu làm Tổng Kiểm toán nhiệm 2 tuần trước nên không đủ thời gian công tác để đánh giá tín nhiệm
Đây là lần đầu tiên Quốc hội tổ chức lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh lãnh đạo chủ chốt nhất (ảnh: Việt Hưng).
Vì vậy, từ danh sách 49 người như dự kiến ban đầu, Quốc hội lần này chỉ lấy phiếu đối với 47 chức danh.
Nhấn mạnh ý nghĩa lần đầu lấy phiếu, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, đây là lần đầu tiên Quốc hội dùng quyền giám sát tối cao đối với các vấn đề nhân sự. Ông Hùng thông tin, đây cũng là một hoạt động đặc biệt của Việt Nam khi chưa có nước nào trên thế giới thực hiện việc này.
“Chính các dại biểu sẽ thay mặt cử tri và đồng bào cả nước thực hiện nhiệm vụ rất quan trọng là đánh giá các chức danh chủ chốt trong bộ máy nhà nước mà các đại biểu đã bầu bầu từ nhiệm kỳ (chưa được 2 năm)” – Chủ tịch Quốc hội nói.
Video đang HOT
Ông Hùng khẳng định, Quốc hội sẽ cân nhắc cẩn trọng, công tâm và thực sự khách quan trong đánh giá từng chức danh, theo các căn cứ cụ thể.
Trước hết, các đại biểu đã nghiên cứu báo cáo tự đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, lối sống đạo đức của các vị lãnh đạo. Báo cáo này được những người báo cáo đã thực hiện nghiêm túc, UB Thường vụ đã gửi đúng và sớm từ trước khi khai mạc kỳ họp để đại biểu Quốc hội có thời gian nghiên cứu đánh giá.
Căn cứ thứ 2 chính là thực tế tình hình kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, công tác tư pháp của đất nước. Từ đánh giá về tình hình, đại biểu có thể “soi” trở lại kết quả hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và các vị được bầu, phê chuẩn nói riêng. “Từ những chuyển biến, kết quả có thể nói lên nỗ lực cũng như tồn tại yếu kém đã khắc phục hoặc chưa khắc phục được. Thông tin này có thể nói là rộng khắp, cử tri, đồng bào cả nước đều biết, có thông tin, đều có thể để có đánh giá một cách toàn diện cách hoạt động của nhà nước cũng như các vị đứng đầu được lấy phiếu lần này” – Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Ngoài ra còn các căn cứ khác như kết quả hoạt động của Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ và báo cáo kiến nghị của cử tri cả nước mà UB TƯ MTTQ đã tập hợp gửi đến Quốc hội thời gian qua.
Hơn tất cả, ông Hùng nhấn mạnh, căn cứ quan trọng nhất để đánh giá tín nhiệm mỗi chức danh chính là đánh giá của bản thân mỗi đại biểu với tinh thần thận trọng, khách quan.
Ông Hùng chia sẻ suy nghĩ dưới góc độ là 1 người được tham gia bỏ phiếu đồng thời là người được các đại biểu đánh giá tính nhiệm. Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho biết, ông có 2 tâm trạng, vừa hồi hợp chờ đợi xem Quốc hội đánh giá tín nhiệm đối với bản thân mình như thế nào để còn phấn đấu và trăn trở xem làm sao để thả lá phiếu vào thùng sao cho chính xác. Chủ tịch Quốc hội khái quát, động tác thả lá phiếu rất đơn giản nhưng ý nghĩa rất quan trọng.
“Chúng tôi tin tưởng Quốc hội sẽ hoàn thành tốt trọng trách của mình trước Đảng, nhà nước và đặc biệt là đồng bào cử tri” – Chủ tịch Quốc hội quả quyết.
Ngay sau khi công bố danh sách 47 chức danh đưa ra lấy phiếu và được Quốc hội biểu quyết thông qua với hơn 95% “phiếu thuận”, các đoàn đại biểu tổ chức thảo luận riêng về việc này. 16 giờ chiều, các đoàn đại biểu Quốc hội trở lại hội trường, nghe báo cáo tổng hợp kết quả thảo luận và tiến hành bỏ phiếu.
Kết quả bỏ phiếu cũng như Nghị quyết về lấy phiếu sẽ được công bố công khai đến đồng bào cử tri cả nước vào đầu giờ sáng mai (11/6).
Danh sách 47 chức danh được Quốc hội thông qua:
Trương Tấn Sang – Chủ tịch nướcNguyễn Thị Doan – Phó Chủ tịch nướcNguyễn Sinh Hùng – Chủ tịch Quốc hộiUông Chu Lưu – Phó Chủ tịch Quốc hộiNguyễn Thị Kim Ngân – Phó Chủ tịch Quốc hộiTòng Thị Phóng – Phó Chủ tịch Quốc hộiHuỳnh Ngọc Sơn – Phó Chủ tịch Quốc hộiPhan Xuân Dũng – Chủ nhiệm UB Khoa học, Công nghệ và Môi trườngNguyễn Văn Giàu – Chủ nhiệm UB Kinh tếTrần Văn Hằng – Chủ nhiệm UB Đối ngoạiPhùng Quốc Hiển – Chủ nhiệm UB Tài chính Ngân sáchNguyễn Văn Hiện – Chủ nhiệm UB Tư phápNguyễn Kim Khoa – Chủ nhiệm UB Quốc phòng An ninhPhan Trung Lý – Chủ nhiệm UB Pháp luậtTrương Thị Mai – Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hộiNguyễn Thị Nương – Trưởng Ban Công tác đại biểuNguyễn Hạnh Phúc – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hộiKsor Phước – Chủ tịch Hội đồng Dân tộcĐào Trọng Thi – Chủ nhiệm UB Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồngNguyễn Tấn Dũng – Thủ tướng Chính phủHoàng Trung Hải – Phó Thủ tướng Chính phủNguyễn Thiện Nhân – Phó Thủ tướng Chính phủVũ Văn Ninh – Phó Thủ tướng Chính phủNguyễn Xuân Phúc – Phó Thủ tướng Chính phủHoàng Tuấn Anh – Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịchNguyễn Thái Bình – Bộ trưởng Nội vụNguyễn Văn Bình – Thống đốc Ngân hàng nhà nướcPhạm Thị Hải Chuyền – Bộ trưởng Lao động, thương binh và xã hộiHà Hùng Cường – Bộ trưởng Tư phápTrịnh Đình Dũng – Bộ trưởng Xây dựngVũ Đức Đam – Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủVũ Huy Hoàng – Bộ trưởng Công thươngPhạm Vũ Luận – Bộ trưởng Giáo dục – Đào tạoPhạm Bình Minh – Bộ trưởng Ngoại giaoCao Đức Phát – Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thônGiàng Seo Phử – Bộ trưởng, Chủ nhiệm UB Dân tộcTrần Đại Quang – Bộ trưởng Công anNguyễn Minh Quang – Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trườngNguyễn Quân – Bộ trưởng Khoa học và Công nghệNguyễn Bắc Son – Bộ trưởng Thông tin và truyền thôngPHùng Quang Thanh – Bộ trưởng Quốc phòngĐinh La Thăng – Bộ trưởng Giao thông – Vận tảiNguyễn Thị Kim Tiến – Bộ trưởng Y tếHuỳnh Phong Tranh – Tổng Thanh tra Chính phủBÙi Quang Vinh – Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tưTrương Hòa Bình – Chánh án TAND tối caoNguyễn Hòa Bình – Viện trưởng VKSND tối caoTheo Dantri
Cấp mã số công dân: Sẽ "khai tử" giấy khai sinh, sổ hộ khẩu
Thời gian tới, mỗi công dân sẽ được cấp số định danh cá nhân và mã số này sẽ đi theo mỗi người suốt cuộc đời. Cùng với đó một loại thẻ công dân điện tử cũng được phát triển để giảm các loại giấy tờ như giấy khai sinh, sổ hộ khẩu...
Thủ tướng vừa quyết định phê duyệt Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020.
Một đời người một mã số
Đề án hướng đến mục tiêu hết năm 2015 sẽ hoàn thành việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong phạm vi cả nước. Từ năm 2016, thực hiện việc nhập thông tin cơ bản về công dân vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cấp số định danh cá nhân.
Thủ tục hành chính sẽ đơn giản hơn trong thời gian tới
Đến hết năm 2020, thông tin cơ bản của tất cả công dân sẽ được nhập, cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và mỗi công dân đều có số định danh cá nhân. Các cơ quan hành chính nhà nước tại các cấp chính quyền khai thác, sử dụng thông tin trực tuyến tại cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để giải quyết thủ tục hành chính cho công dân.
Đề án cũng vạch rõ lộ trình hoàn thành việc ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, hủy bỏ các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư.
Cùng với đó, đề án cũng hướng tới việc phát triển ứng dụng Thẻ công dân điện tử hoặc phương tiện điện tử khác để giảm giấy tờ công dân trong lĩnh vực quản lý hộ tịch, quản lý cư trú, quản lý trật tự xã hội và các lĩnh vực có liên quan như giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu và các giấy tờ khác có liên quan.
Từng bước kết nối cơ sở dữ liệu chuyên ngành với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, phấn đấu đến cuối năm 2020, đơn giản hóa thủ tục hành chính và giảm các loại giấy tờ công dân khác như thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, thẻ mã số thuế cá nhân và các giấy tờ khác có liên quan.
Khi công dân đăng ký việc tử, cơ quan Tư pháp có trách nhiệm nhập thông tin khai tử của công dân vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Kể từ thời điểm đó mọi thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ không được thay đổi hoặc cập nhật mới mà chỉ có giá trị lưu trữ.
Đảm bảo bí mật đời tư
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tập hợp thông tin cơ bản về công dân do Bộ Công an xây dựng và quản lý. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xây dựng thống nhất trên toàn quốc để dùng chung cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm cung cấp chính xác, kịp thời thông tin cơ bản về dân cư phục vụ công tác quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu chính đáng của công dân.
Để tra cứu thông tin về công dân khi giải quyết thủ tục hành chính, thay thế cho việc xuất trình hoặc nộp bản sao, nộp bản sao có chứng thực các giấy tờ công dân khi thực hiện thủ tục hành chính có thông tin lưu trữ trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Các thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải bảo đảm tính chính xác và cập nhật.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin cơ bản về công dân cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu khai thác, sử dụng, đồng thời phải bảo đảm về bí mật đời tư theo quy định của pháp luật. Do vậy, đề án cũng chỉ rõ cần xác định quyền truy cập của các Bộ, ngành, địa phương trong việc khai thác, sử dụng thông tin tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Để hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc cấp số định danh cá nhân, đề án cũng chỉ rõ cần tiếp tục hoàn thiện, trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án Luật hộ tịch, tạo cơ sở pháp lý, xác định nội hàm, giá trị pháp lý của số định danh cá nhân. Tiến tới khi thực hiện thủ tục hành chính cá nhân chỉ cần cung cấp số định danh cá nhân để cơ quan có thẩm quyền tra cứu những thông tin cơ bản của cá nhân, không cần yêu cầu cá nhân xuất trình giấy tờ, hạn chế tối đa việc sao chụp giấy tờ liên quan đến cá nhân, giảm thủ tục và chi phí khi thực hiện các thủ tục hành chính.
Theo Dantri
Người khiếu nại không muốn gặp cán bộ tiếp dân chỉ để... gửi đơn "Khi gửi đơn thư khiếu nại, tố cáo, người dân mong muốn gặp lãnh đạo cơ quan để giải quyết tại chỗ nhiều nội dung, chứ không phải chỉ gặp cán bộ để gửi đơn" - Phó Chủ nhiệm UB Pháp luật của Quốc hội Lê Minh Thông nói về luật Tiếp công dân. Dự thảo luật Tiếp công dân được đưa ra...