“Chốt chặn” cuối cùng của Mỹ với Dòng chảy Phương Bắc 2
Việc xây dựng tuyến ống dẫn khí Dòng chảy Phương Bắc 2 ( Nord Stream 2) từ Nga sang Đức sẽ bắt đầu trong vài ngày ở khu vực biển thuộc chủ quyền của Phần Lan bất chấp việc Đan Mạch chưa chấp thuận.
Thi công lắp đặt đường ống dưới biển
Liên danh các nhà thầu dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 (Nord Stream 2) Nord Stream 2 AG và Allseas của Thụy Sĩ, một trong những nhà tổng thầu phụ của dự án, đã ký kết vào tháng 4/2018 một hợp đồng xây dựng phần đường ống dưới biển. Hợp đồng này đề cập những công việc sẽ được thực hiện bởi ba tàu của Allseas: Pioneering Spirit, Solitaire và Audacia. Tàu Solitaire sẽ bắt đầu trước tiên và chịu trách nhiệm hầu hết công việc. Audacia sẽ được sử dụng để xây dựng đường ống dẫn khí đốt trong vùng biển của Đức, trong khi Pioneering Spirit sẽ lắp đặt đường ống trong vùng nước sâu.
Theo trang web Marine Traffic, chuyên theo dõi vị trí của tàu thuyền, tuần trước Solitaire đã đến cảng Helsinki. Nó không cần phải nhập cảng mà được tiếp liệu bằng các đường ống từ trung tâm hậu cần của thành phố Kotka.
Tàu thứ hai, Audacia, hiện đang ở cảng Amsterdam và chuẩn bị khởi hành tới vùng lãnh hải của Đức. Trong khi Pioneering Spirit hiện đang ở Biển Đen, nơi nó xây dựng một đường ống dẫn khí đốt khác từ Nga sang châu Âu: Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ.
Video đang HOT
Việc xây dựng hai tuyến đường ống trong Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ gần như đã hoàn thành: có một số khó khăn phát sinh liên quan tới việc xây dựng các đoạn đường ống trên đất liền, nhưng những vấn đề này chắc chắn sẽ giải quyết trong thời gian ngắn sắp tới. Cũng giống như những vấn đề của Nord Stream 2 khi Đan Mạch chưa cấp phép. Không phải ngẫu nhiên mà ban điều hành Nord Stream 2 AG đã quyết định bắt đầu xây dựng đường ống Dòng chảy Phương Bắc 2 ngay cả khi chưa được sự chấp thuận của Đan Mạch. Trong trường hợp Đan Mạch không cấp phép, một tuyến đường vòng sẽ được phát triển một cách cẩn thận và sẽ không làm tăng chi phí của dự án.
Theo các chuyên gia, Đan Mạch đang muốn cho đồng minh Mỹ biết giá trị của họ. Bởi sự cho phép của Đan Mạch với dự án Nord Stream 2 sẽ là rào cản cuối cùng để Nga xây dựng dự án Nord Stream 2 mà Mỹ hằng phản đối.
Liên danh các nhà thầu dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 Nord Stream 2 AG thông báo rằng: “Các nhà đầu tư của chúng tôi vẫn cam kết mạnh mẽ cho dự án đang được triển khai đúng tiến độ”.
Nếu Đan Mạch không cho phép, các công ty châu Âu tham gia dự án không có lựa chọn nào khác ngoài việc bỏ qua lãnh thổ nước này để tiếp tục lái đường ống theo hướng đã định.
Mỹ tìm cách ngăn cản Dòng chảy Phương Bắc 2 vì 2 nguyên nhân. Thứ nhất, Washington không muốn châu Âu ngày càng phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Thứ hai, Mỹ muốn bán khí đốt cho châu Âu, nhưng các nước EU không mặn mà với đề xuất này vì giá khí đốt của Mỹ cao hơn nhiều so với của Nga.
Th.Long
Theo petrotimes/AFP
Vì sao châu Âu không từ bỏ được Nord Stream 2 của Nga?
Các nước châu Âu sẽ không để Mỹ dẫn dắt về giá khí đốt và sẽ không từ bỏ đường ống dẫn khí Nord Stream 2 từ Nga sang châu Âu, theo tờ báo Đức Die Zeit.
Đức sẽ không trở thành một "tù nhân" của Tổng thống Mỹ về khí đốt và do đó sẽ không từ bỏ dự án cùng Nga xây dựng đường ống khí Nord Stream 2. Nhà báo Theo Sommer viết trên nhật báo Die Zeit của Đức khi dùng lại những từ của Tổng thống Mỹ Donald Trump nói về nước Đức: "Nước Đức đang trở thành 'tù nhân' năng lượng của Nga".
Ông Trump nói rằng châu Âu, nhất là Đức ngày càng phụ thuộc vào khí đốt của Nga qua các dự án đường ống dẫn khí từ Nga sang châu Âu. Ông chủ Nhà trắng đề nghị EU nên mua khí đốt của Mỹ để giảm sự phụ thuộc trên, nhưng các nước châu Âu đề nghị Mỹ giảm giá khí đốt vì hiện giá khí đốt của Nga bán cho EU rẻ hơn một nửa so với giá bán của Mỹ.
Nhà báo Theo Sommer cho rằng Mỹ không nên xem dự án Nord Stream 2 như là một động cơ chính trị của Moscow khi cho rằng dự án này sẽ khiến châu Âu phụ thuộc vào khí đốt của Nga.
"Hiện nay, chỉ có 40% lượng khí đốt của Đức đến từ các đường ống của Nga... Người Nga cũng cung cấp 36,9% dầu thô cho Đức. Vào năm 1990, lượng dầu khí của Nga bán sang Đức còn lớn hơn nhiều hiện nay", ông Theo Sommer viết.
Ngoài ra, theo ông Theo Sommer, Đức và EU nói chung cần khí đốt tự nhiên hơn nhiều so với trước đây, vì sản xuất ở châu lục này đang giảm, trong khi Nga đã chứng minh trong nhiều thập kỷ rằng họ là một nhà cung cấp đáng tin cậy, ngay cả trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Nhà báo Đức cho rằng châu Âu có một hạ tầng cơ sở khí rộng khắp, với 30 trạm thu/xuất LNG đã được xây dựng. Các trạm này không những nhận khí đốt từ Nga mà còn có thể chuyển khí đốt từ Tây Âu sang phía Đông Âu.
Hơn nữa, nước duy nhất tại châu Âu phản đối dự án Nord Stream 2 là Ukraine, vì đường ống này đi sang Đức mà không quá cảnh qua lãnh thổ Ukraine như trước. Theo nhà báo Đức, để giải quyết vấn này, chỉ cần Tổng thống Ukraine Poroshenko có một "thái độ thực tế hơn".
Tác giả nhắc nhở rằng khí thiên nhiên hóa lỏng của Mỹ, được Tổng thống Donald Trump đề nghị bán cho các nước EU, có giá cao hơm nhiều so với khí đốt của Nga và châu Âu không có lý do chính trị và kinh tế nào để từ bỏ Nord Stream 2.
Tuyến đường ống Nord Stream 2 từ Nga sẽ băng qua biển Baltic, kết nối với người tiêu dùng châu Âu với chiều dài hơn 1.200 km. Đường ống này sẽ có công suất 55 tỷ mét khối khí mỗi năm. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 10 tỷ Euro và các đối tác của Gazprom trong dự án này là Engie, OMV, Shell và hai công ty Đức, BASF và Uniper.
Nh.Thạch
Theo petrotimes/AFP
Doanh nghiệp Đức dọa rời Nord Stream-2: Mặc cả? Nếu Mỹ áp lệnh trừng phạt lên Nord Stream-2 cho bất cứ công ty nào làm ăn với Nga, Uniper có thể sẽ tuân thủ vì sợ ảnh hưởng. Tờ Dow Jones News dẫn lời lãnh đạo công ty năng lượng Đức Uniper, một trong những đối tác châu Âu trong dự án "Dòng chảy phương Bắc-2" (Nord Stream-2) đã tuyên bố một...