Chồng yếu sinh lí nhưng sĩ diện ‘chơi gái’
Những tưởng ở cái lứa tuổi U50, cháu nội cháu ngoại đầy đủ cũng có nghĩa là cuộc sống đã yên ổn, coi như là “cập bến” an toàn theo như lời người ta nói nhưng đúng là mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh.
ảnh minh họa
Người phụ nữ lên chức bà như tôi còn phải chịu biết bao tủi nhục mà chẳng dám chia sẻ cùng ai.
Tôi năm nay đã 50 tuổi, còn chồng thì đã hơn 60. Từ ngày chồng tôi về hưu, ông ấy trở thành một con người hoàn toàn khác, tính tình thay đổi lệch lạc khiến tôi vô cùng khổ sở.
Vợ chồng tôi lấy nhau đến nay đã được 30 năm, 2 đứa con một trai một gái của tôi đều đã có gia đình riêng và công việc ổn định.
Vợ chồng tôi là một cán bộ công chức của nhà nước. Tôi thì vẫn còn đang công tác, còn chồng tôi thì đã nghỉ hưu được vài năm nay. Trước kia ông nhà tôi cũng có chút chức vụ trong công ty nên được mọi người rất nể nang và quý mến. Ngay cả các con trai, gái, dâu, rể ai cũng một lòng nể phục bố, một điều hỏi bố, 2 điều xin ý kiến bố. Bố quyết thì làm theo bố không quyết thì không dám làm. Chồng tôi như một “cây tùng”, “cây bách” và là tấm gương sáng cho các con noi theo. Tôi cũng tự hào vì điều đó lắm. Bởi ít ra thì tôi cũng đã có một chỗ dựa vững chắc cả về vật chất lẫn tinh thần.
Nhưng từ hồi chồng tôi về hưu, ông ấy biến thành một con người quái gở. Tôi đã từng thắc mắc hay là ông ấy mắc bệnh gì? Thậm chí còn âm thầm đi xem bói toán xem đất của nhà có bị long mạch không nhưng không có kết quả.
Từ xưa tới anh, ông ấy luôn là một người chồng, người cha mẫu mực. Nhưng giờ thì ông ấy chỉ là người cha vĩ đại trong mắt các con của tôi thôi. Còn với tôi, hình tượng đó đã hoàn toàn sụp đổ.
Video đang HOT
Câu chuyện bắt đầu từ việc chồng tôi bị yếu sinh lý. Ở cái độ tuổi này, khả năng chăn gối không còn mạnh mẽ cũng là một điều dễ hiểu. Nhất là với tôi, lại là người không ham hố chuyện ấy. Với tôi, việc chồng bị như thế là không thành vấn đề, tôi chỉ cần ông ấy luôn vui vẻ và khỏe mạnh là vui lắm rồi. Nhưng chồng tôi thì không nghĩ vậy.Biết được điểm yếu của mình nên ông ấy rất hay mặc cảm. Ông thường liên tục đòi hỏi vợ, có những hôm mệt mỏi tôi từ chối thì ông cằn nhằn nói tôi, ông nói: “Hay là tôi ngủ với thằng khác”. Thậm chí ông còn dùng những lời lẽ chợ búa, cay độc với tôi. Điều mà trước đây không bao giờ xảy ra.
Đọc trên sách báo tôi cũng lờ mờ hiểu được tâm lý của những người bước sang tuổi xế chiều như ông ấy, tôi cũng cố chiều cho ông ấy vui nhưng vẫn vô tác dụng. Mỗi lần hai vợ chồng gần gũi, tôi biết ông ấy rất chật vật mới có thể nhập cuộc dù vô cùng ham muốn nhưng chưa đầy 2 phút là ông ấy đã “ngã ngựa” nên cuộc vui tàn nhanh. Thậm chí có những hôm cố mãi cố mãi mệt nhoài mà ông ấy vẫn “không ăn gì được”. Vì thế, ông ấy lại càng càng mặc cảm, bực bội. Khổ nỗi, tôi thì không có ý định chê bai gì ông ấy bởi tôi hiểu và rất thương chồng nhưng ông ấy cứ kiếm cớ trút giận lên tôi mặc dù lỗi không phải do tôi.
Nếu chuyện chỉ có thế thôi thì tôi còn ngậm bồ hòn làm ngọt được. Giờ ông ấy lại bỗng nảy sinh thêm cái tật ghen tuông vô cớ. Lúc nào ông ấy cũng hoang tưởng rằng tôi bồ bịch, trai gái. Tôi đã nói với ông ấy hàng trăm hàng nghìn lần rồi, ở cái lứa tuổi này, ai đời lại làm cái trò mèo đó cho con cháu nó cười cho. Nhưng ông không ấy nhất định không nghe.
Sáng nào tôi đi làm cũng bị ông ấy bắt bẻ, kiếm cớ gây sự. Tôi làm cho một ngân hàng Nhà nước, quần áo giày dép từ xưa tới nay vốn đã chỉn chu rồi, bởi một phần do đặc thù công việc, một phần bởi thói quen ăn mặc từ xa xưa, chưa có ai lên tiếng chê bai hay góp ý về cách ăn mặc của tôi cả. Tôi tự tin vì mình ăn mặc rất đứng đắn. Tuy nhiên, gần đây ông ấy lại ngứa mắt với trang phục đi làm của tôi. Ông ấy cấm tôi được mặc đầm đi làm (đầm quá gối), hay cấm mặc những chiếc áo cổ hơi rộng, tay hơi ngắn một chút. Cũng không muốn đôi co, tôi đành phải vứt bỏ chúng, thay chúng bằng những chiếc áo dài và quần dài kín mít. Tuy nhiên ông ấy vẫn chưa vừa lòng. Ông ấy giám sát tôi liên tục như một phạm nhân.
Ngày nào đi làm về ông ấy cũng ngồi chờ sẵn ở phòng khách và nhìn đồng hồ. Có những hôm họp hành ở công ty hoặc phải làm thêm giờ, về muộn một chút là ông ấy tra khảo vặn vẹo hỏi đi đâu, làm gì… khiến tôi vô cùng mệt mỏi. Ở nhà cả ngày nhưng ông ấy cũng chẳng cơm nước đỡ đần tôi chút nào. Ngày nào đi làm về tôi cũng phải cơm nước phục vụ từ A đến Z. mà vẫn chưa được yên thân. Chưa kể cơm nấu xong ông ấy còn ỏng eo chê hết món này đến món khác. Nhiều lúc chán nản nhưng tôi vẫn cắn răng chịu đựng cho êm cửa êm nhà với ý nghĩ già rồi nên chắc tính khí có phần thay đổi.
Tuy nhiên có một chuyện tày trời mà tôi không thể nào chấp nhận nổi cũng như không biết phải làm sao, đó là việc ông ta đang cặp kè với một ả chỉ hơn tuổi con gái tôi một chút. Thực ra ở cái lứa tuổi này, tôi thấy việc ghen tuông và bù lu bù loa lên nó không ra thể thống gì nên tôi cứ cố nín nhịn và tìm cách tự giải quyết. Tôi không dám chia sẻ với ai, ngay cả với các con bởi sợ làm to chuyện thì mất hết sĩ diện của ông ấy.
Tôi đã thẳng thắn nói chuyện và khuyên nhủ ông ấy nhưng ông ấy không nghe, cứ cố tình như trêu ngươi tôi vậy. Ông ấy còn nói rằng: Cặp với gái trẻ để vợ chừa cái thói coi thường chồng đi, lúc nào ông ấy cũng cho rằng tôi coi thường ông ấy, chê ông ấy già nhưng khổ nỗi tôi chưa bao giờ có ý định đó. Tôi chiều ông ấy như chiều vong ấy còn chẳng xong. Tôi biết tính ông ấy sĩ diện cao, cặp kè kia chỉ vì sĩ diện thôi chứ già rồi có làm ăn gì được nữa đâu. Giờ cứ có khoản lương hưu nào hay tí tiền con cái dấm dúi cho là ông ấy nộp hết cho con bé kia. Tôi chẳng biết phải làm thế nào cả, chả lẽ già rồi tôi lại đi đánh ghen thì chẳng ra làm sao? Chả lẽ lại kéo nhau ra tòa ly hôn? Nhưng tôi biết phải làm gì để chữa chứng bệnh này cho chồng bây giờ nữa?
Theo VNE
Nhạc trẻ của người U50
Tôi chưa từng nghĩ mình sẽ phải nghe những bài hát với ca từ "hay là mình bất chấp hết yêu nhau đi anh" hay "em hãy là em của ngày hôm qua"... Nhưng rồi tôi phải nghe thôi. Đơn giản vì tôi đang có một cô con gái 14 tuổi.
Tôi sinh bé Út khi 2 đứa con đầu đã học hết cấp 1. Trải qua những ngày tháng làm mẹ ở tuổi ba mươi tư không hề dễ dàng và nhẹ nhàng với 2 lần dọa sẩy thai, cơ thể con không hấp thụ dinh dưỡng từ mẹ và nằm viện triền miên suốt 2 tháng cuối của thai kỳ... sinh con ra rồi, tôi tin rằng mình đã vượt qua được những thử thách khó khăn nhất.
Mẹ không nghĩ gì cho con hết
Bé Út lên lớp 3 là hai đứa con lớn nhà tôi đi học đại học hết, chỉ còn lại 3 người sống trong căn nhà rộng mênh mông. Thời gian đầu, vì phải lo cho 2 con lớn học đại học nên tôi nghiêm ngặt chuyện tiền bạc. Đến khi các con ra trường đi làm, cuộc sống cũng dễ chịu hơn.
Từ đó, bé Út được chăm lo đầy đủ không thiếu thứ gì. Cứ 1-2 tháng là chị gái lại mua cho cái quần, áo mới. Tiền bạc tôi vẫn chi li nhưng anh chị thì thoải mái dấm dúi cho bé Út. Tôi không phải lo nghĩ, trăn trở khi nuôi dạy đứa con thứ 3 nhiều và đổi lại, sự gắn bó của con với tôi cũng ít hơn. Thời gian chủ yếu con bé ở rịt trong phòng riêng, hí húi với nhạc nhẽo, quần quần, áo áo của riêng nó.
Trong vài tháng trở lại đây, tôi có dự định hùn vốn với bạn để mở cửa hàng riêng nhưng ông xã không cho. Vì thế tôi với anh thường xảy ra cãi vã. Một lần, sau khi chuyện trò căng thẳng với chồng, quay ra thấy đã 6h tối mà bếp núc vẫn nguội ngắt, tôi xô cửa phòng con gái quát to:
- Con với cái! Cơm nước không lo suốt ngày cứ nằm dài trong phòng làm gì!
Đáp lại là hình ảnh đứa con gái đang nhảy nhót không ngừng trong tiếng nhạc ầm ĩ. Tôi điên tiết lao tới quơ dây điện, loa liếc, máy móc hết xuống đất.
- Dẹp hết ba thứ nhạc nhẽo điên khùng này đi! Mày có biết nghĩ gì cho ai không?
Con bé nhìn tôi, nước mắt lưng tròng:
- Chứ mẹ có nghĩ gì cho con đâu!
Tôi giận run người, lẩy bẩy bước ra đóng sầm cửa lại trước khi không giữ nỗi bình tĩnh mà đánh con.
Những câu hát cô đơn
Suốt 2 tuần liền, tôi và con bé không nói với nhau nửa lời. Chồng đi từ sáng đến tối nên cũng chẳng quan tâm. Mãi đến khi con gái lớn về nhà, thấy sự lạ mới hỏi han, khuyên nhủ. Hai chị em nó thủ thỉ với nhau cả đêm. Hôm sau, con chị lén lấy nhật ký của bé Út đưa tôi bảo mẹ đọc đi, sẽ hiểu hơn.
Tôi chưa từng nghĩ đứa con gái út tồ tẹt của tôi có nhật ký, càng không ai nghĩ rằng con bé bị sốc vì cô đơn trong những ngày chị gái nó mới rời nhà lên thành phố học. Thậm chí, những thay đổi giữa vợ chồng tôi trong thời gian gần đây cũng khiến con bé mặc cảm. Nó không tìm thấy niềm an ủi nào ngoài những bài hát mở ầm ĩ suốt ngày trong phòng. Chỉ có tiếng nhạc mới giúp nó che lấp được những âm thanh cãi vã đau lòng giữa bố mẹ nó. Sống giữa đủ đầy và ấm yên nhưng những đứa trẻ như con tôi lại thấy lạc lõng và cô đơn, thấy thèm khát một thứ hạnh phúc thuộc về riêng nó...
Đọc những điều con viết, tôi không khỏi choáng váng. Nhưng cũng nhờ những điều đó, tôi mới biết mình đã hờ hững với sự khôn lớn của con biết bao nhiêu. Tôi bắt đầu lần mò lên mạng nghe những bài nhạc con yêu thích, vào trang cá nhân của nó xem những trăn trở, vui buồn của con. Dĩ nhiên, một bà mẹ xấp xỉ 50 đã không còn cảm được những bài nhạc vui tươi, yêu đương thắm thiết của tuổi trẻ bây giờ. Nhưng ít nhất, tôi đã hiểu con tôi đang trải qua những gì, đang cảm thấy ra sao... để có thể làm bạn với nỗi cô đơn của con và dìu dắt con bé đi qua quãng đời tâm tính chông chênh này.
Theo VNE
Đi nhà nghỉ, bạn trai lăn ra ngủ Chúng em đi chơi Noel, vào nhà nghỉ, anh chỉ nằm nói chuyện, em sợ anh yếu sinh lí hoặc là Gay. Chị Thanh Bình thân mến! Em có một chuyện tế nhị liên quan đến vấn đề tình cảm, mong chị hãy cho em một lời khuyên! Thực sự chuyện này khó nói nhưng nó là nỗi băn khoăn rất lớn của...