Chồng xông vào nhà đang cháy nhưng không thể cứu được vợ con
Lúc nhà cháy, người chồng nhảy từ ban công xuống mái tôn nhà bên cạnh thoát ra ngoài. Ra ngoài không thấy vợ con đâu, ông lại trèo vào nhà tìm kiếm nhưng vẫn không cứu được vợ và 2 con của mình.
Sáng 4/12, vụ cháy tại căn nhà trên đường Lạc Long Quân, quận 11, TPHCM khiến 3 mẹ con tử vong thương tâm, nhiều người dân trong xóm vẫn chưa hết bàng hoàng, thương tiếc vì họ bất lực chữa cháy.
Tay vẫn còn run run sau buổi nỗ lực cứu hỏa, ông Phan Văn Sang (49 tuổi, hàng xóm nhà nạn nhân) cho biết: “Lúc nghe người dân hô hoán, tôi chạy ra cùng mọi người dùng bình chữa cháy, nước để dập lửa nhưng không được. Chúng tôi còn dùng gậy gộc để phá cửa nhưng cũng bất thành!”.
Một số nhân chứng cho biết, thời điểm cháy có nhiều người may mắn thoát ra được cửa sau. Chị Loan (35 tuổi, sống đối diện căn nhà hỏa hoạn) cho hay, chủ căn nhà nhảy từ ban công xuống mái tôn nhà bên cạnh. Khi thoát ra ngoài mà tìm không thấy vợ con đâu, ông đã trèo trở lại tìm kiếm.
“Ông Mười cùng nhiều người khác thoát ra được, nhưng sau đó trèo vào để kiếm vợ nhưng không được. Khi trở ra đôi chân ông bị bỏng nặng phải đưa đi bệnh viện cấp cứu” – chị Loan kể.
Khi phát hiện hỏa hoạn, nhiều người trong xóm đã ứng cứu và đưa người bị nạn đi bệnh viện cấp cứu, còn những người khác lo phá cửa để cứu người bên trong.
“Không thể mở cửa vào bên trong được, chúng tôi đạp cửa chỉ nghiêng rồi xịt nước vào, khoảng 20 phút sau thì PCCC tới mới phá cửa và dập tắt lửa được” – anh Huỳnh Văn Long, người tham gia dập lửa để cứu gia đình anh Mười kể.
Theo hàng xóm, ông Đinh Văn Mười (chủ nhà) làm thợ hồ, còn vợ làm bảo mẫu một trường gần đó. Hai con Đinh Ngọc Trà My (15 tuổi) đang đi học nghề và Đinh Thị Bích Quyên (6 tuổi) đang đi học.
Đại diện PCCC cho biết, căn nhà cháy có diện tích khoảng 40 m2 gồm 1 trệt, 1 gác gỗ. Ghi nhận tại hiện trường, căn nhà bị lửa thiêu rụi hoàn toàn. Nhiều vật dụng bên trong cháy trơ khung.
Trước đó như Dân trí đã đưa tin, khoảng 5h16 sáng 4/12, ngọn lửa bùng lên từ căn nhà ở địa chỉ 161D Lạc Long Quân, phường 3, quận 11, TPHCM khiến 3 mẹ con gồm: bà Nguyễn Thị Bích Liễu (vợ chủ nhà), Đinh Ngọc Trà My (15 tuổi) và Đinh Thị Bích Quyên (6 tuổi) tử vong.
Video đang HOT
Những hình ảnh ghi nhận tại hiện trường vụ cháy:
Hiện trường căn nhà hỏa hoạn khiến 3 mẹ con tử vong
Lực lượng PCCC dựng dàn giáo để đưa các thi thể xuống
Đến 8h sáng cùng ngày, xe cứu thương đưa thi thể nạn nhân về nhà xác để khám nghiệm tử thi
Căn nhà 1 trệt, 1 lầu nơi xảy ra cháy
Lầu 1 nơi 3 mẹ con bị kẹt lại tử vong.
Bên trong căn nhà chứa nhiều vật dụng dễ cháy
Vụ cháy gây hậu quả nghiêm trọng khiến người dân bàng hoàng
Đến 9h sáng cùng ngày, cảnh sát vẫn đang phong toả hiện trường để khám nghiệm.
Trương Nhân – Đình Thảo
Theo Dantri
Bé trai bị sát hại ở Tp HCM: Rủi ro khi giao việc nhiều áp lực cho người có tiền sử tâm thần
Về vụ việc một bảo vệ có tiền sử tâm thần bỗng dưng lên cơn và cứa cổ một bé trai 6 tuổi ở TP.HCM, bác sĩ La Đức Cương - nguyên Giám đốc Bệnh viện Tâm thần T.Ư 1 khẳng định, giao việc có nhiều tiếp xúc, giao tiếp cho người đã có tiền sử bệnh tâm thần rất nguy hiểm.
Theo bác sĩ Cương, Luật pháp không bắt buộc những người có tiền sử tâm thần phải đi điều trị hoặc quản lý tập trung. Sau khi chữa khỏi các triệu chứng bệnh, ổn định sức khỏe và tâm lý thì người tâm thần được giao về địa phương và gia đình để quản lý. Với một số địa phương có dự án Bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng thì cán bộ y tế sẽ quản lý danh sách người có tiền sử tâm thần, phát thuốc để họ uống hàng ngày, đồng thời có tư vấn về sức khỏe, tâm lý cho người bệnh và người nhà của họ khi cần thiết.
Tiệm tạp hóa gần nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: Người lao động.
Tuy nhiên, bác sĩ Cương cho biết, trên thực tế, nhiều người bệnh cho rằng mình đã khỏi hẳn, luôn lo lắng mình và gia đình bị kỳ thị, xa lánh, do đó họ thường giấu bệnh, không uống thuốc đều, không đi tái khám. Do đó, bản thân họ và gia đình cũng sẽ không nhận biết được các giấu hiệu tái phát bệnh. Đến khi có cơn tâm thần hoang tưởng, nghĩ rằng bị tấn công, bị đe dọa thì họ sẽ tấn công, gây án với người khác.
Về việc người có tiền sử tâm thần có nên đi làm hay không, bác sĩ Cương cho biết, sau khi điều trị ổn định, người tâm thần có sức khỏe, trí tuệ bình thường có khả năng lao động, tái hòa nhập với cộng đồng. "Về cơ bản có thể giao việc cho người có tiền sử tâm thần để họ có thu nhập, hòa nhập với cộng đồng. Tuy nhiên không nên giao cho họ những việc có giao tiếp, tiếp xúc với nhiều người, những công việc đảm bảo trật tự, an toàn hay va chạm với người khác. Khi đó, nếu họ không uống thuốc định kỳ có thể dễ bị kích thích, tâm thần không ổn định" - bác sĩ Cương nói.
Bác sĩ Cương cũng cho biết, hiện tại rất khó phát hiện ai là người có tiền sử tâm thần hay không để giao việc. Hiện nay khi đi xin việc, người sử dụng lao động chỉ căn cứ vào lời khai của người lao động và bản khám sức khỏe thông thường. Với việc khám sức khỏe đó thì không bao giờ phát hiện được dấu hiệu ai có bệnh tâm thần hay không. Vì vậy, khi giao những việc nặng nhọc, dễ căng thẳng cho người có tiền sử tâm thần sẽ không phù hợp, dễ xảy ra rủi ro.
"Tôi rất mong muốn đến ngày chúng ta quản lý sức khỏe mọi người bằng hồ sơ y khoa, có mã số. Khi đó chỉ cần đánh mã số vào hệ thống là biết được tiền sử sức khỏe của mọi người. Như vậy chúng ta mới có cách hành xử tránh được những án mạng đau đớn như vậy" - bác sĩ Cương nói.
Bác sĩ Cương phân tích, các dấu hiệu sắp phát bệnh của người tâm thần rất khó phát hiện, vì đôi khi biểu hiện của họ chỉ hơi cáu kỉnh, hơi "gàn dở". Bệnh tâm thần là bệnh mãn tính phải điều trị cả đời. Do đó, chỉ có cách là đưa những người có tiền sử tâm thần đi khám định kỳ hàng tháng, cho họ uống thuốc đều đặn. Tuy nhiên, việc gia đình có đưa bệnh nhân đi điều trị hay không cũng rất hạn chế.
"Gia đình thiếu năng lực, thiếu kiến thức chuyên môn để quản lý người tâm thần. Họ cũng còn nhiều e ngại sợ kỳ thị nên giấu bệnh. Ngoài ra, các gia đình có người tâm thần phân liệt có hoàn cảnh kinh tế rất eo hẹp, nên dù biết người thân bệnh nặng cũng không có tiền đi viện. Rất nhiều trường hợp người tâm thần phát bệnh tự sát hoặc gây ra các vụ thảm sát là ở các gia đình có kinh tế khó khăn, văn hóa thấp" - bác sĩ Cương phân tích.
Theo Danviet
Đau đớn xé lòng ở đám tang bé 6 tuổi bị BVDP sát hại Hai chị em bé Kh. hay đến chốt bảo vệ dân phố chơi và nghi can hay cho bánh kẹo, cho tiền hai cháu nhỏ. Ngồi lặng lẽ bên linh cữu cháu ngoại - bé Kh., nạn nhân bị bảo vệ dân phố sát hại hôm 26-11 ở Tân Phú (TP.HCM), bà Lê Thị Em thổn thức dặn những người tới viếng: "Cô...