Chồng xin lĩnh án tử để tạ tội với vợ
“Giết chết” đứa con trong bụng vợ rồi giết vợ, tới phút cuối y mới rơi nước mắt tạ tội.
Bị cáo khiếm thị đứng lặng người trước vành móng ngựa không kiềm chế được cảm xúc khi thuật lại quá trình phạm tội, gây ra cái chết thương tâm cho người vợ. Nói lời sau cùng, bị cáo chỉ xin mức án tử hình để tạ tội với người vợ đã khuất…6
Bao giờ mới hết trình trạng này? (Hình minh họa)
Câu chuyện bị cáo Tô Văn Tuấn khai tại Toà khiến nhiều người không khỏi xót xa cho bi kịch một gia đình. Tuấn xuất thân là một nông dân từ một làng quê Bắc bộ, nên duyên vợ chồng với chị Trần Thị Ngọc Lan khi hai người còn rất trẻ. Bao nhiêu năm cực nhọc “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” trên mảnh đất cằn sỏi đá, cặp vợ chồng vẫn không thoát khỏi cảnh đời nghèo khó. Tuấn cùng vợ quyết định rời bỏ lũy tre làng, đưa nhau vào Tp. Hồ Chí Minh kiếm kế mưu sinh.
Cuộc sống nơi thị thành cũng rất khó khăn, hai vợ chồng sống tạm bợ trong một căn phòng nhỏ, mải miết đi làm thuê kiếm sống. Số tiền nai lưng ra kiếm hàng ngày đối với những người dân nhập cư, lao động phổ thông, chỉ đủ trang trải cuộc sống bình thường ở chốn đô thị đắt đỏ. Thay vì phải thương yêu vợ, cùng nhau vượt lên hoàn cảnh khó khăn, Tuấn lại bắt đầu sa vào rượu chè. Sau mỗi lần uống say, Tuấn lại mắng nhiếc, thượng cẳng tay, hạ cẳng chân với vợ. Hai vợ chồng trẻ thường xuyên xảy ra tình trạng “cơm không lành, canh chẳng ngọt” khiến cuộc sống ngày càng trở nên ngột ngạt.
Cho đến một ngày, chị Lan báo tin có bầu cho Tuấn với ý nghĩ khi sắp làm cha, Tuấn sẽ có trách nhiệm hơn. Thế nhưng, Tuấn cũng chẳng lấy đó làm vui mừng, y vẫn không thay tính đổi nết, thậm chí ngày càng hung hăng. Trong một lần lớn tiếng mắng vợ, bị một người hàng xóm can ngăn, Tuấn đùng đùng nổi giận xách con dao phay ra định chém kẻ dám can thiệp vào công việc riêng của gia đình mình. Chị Lan hoảng hốt ngăn can liền bị Tuấn bạo hành khiến chị bị sảy thai. Đau đớn và oán hận, chị Lan suy sụp tinh thần. Thế nhưng, với sự vị tha, chị vẫn tự nhủ chắc người chồng cũng đau đớn, xót xa không kém gì mình nên không yêu cầu pháp luật truy cứu để chồng thoát khỏi vòng lao lý. Tất cả những gì có thể làm được chị đều làm với lòng vị tha và khát vọng Tuấn sẽ hối hận, thay đổi tính nết, vợ chồng sẽ làm lại từ đầu.
Sau một cơn bạo bệnh, thị lực của Tuấn bỗng suy yếu, không thể nhìn rõ. Không có đủ tiền điều trị nên chị Lan đành đưa Tuấn về quê để tiện bề chăm sóc. Những tháng ngày sau đó, mặc cho chị tận tâm tận lực lo lắng nhưng Tuấn vẫn không thương vợ. Cuối cùng, chị Lan quyết định thoát khỏi người chồng lạnh lùng, hung hãn, một mình trở lại Tp. Hồ Chí Minh tiếp tục cuộc đời làm thuê. Vài tháng sau đó, Tuấn tìm đến phòng trọ, nhiều lần yêu cầu chị về quê nhưng đều bị từ chối. Không đạt được mục đích, Tuấn nảy sinh một âm mưu độc ác…
Một buổi sáng, Tuấn nhờ chị Lan đưa đến bệnh viện xin hồ sơ bệnh án. Dù sao vẫn còn nghĩa tình, chị Lan đã đồng ý giúp đỡ người chồng khiếm thị. Sau khi ở bệnh viện ra, Tuấn lại ngỏ ý muốn chị đưa đến hội từ thiện thành phố nhưng do bận công việc nên chị Lan không thể đáp ứng. Chị gọi cho Tuấn một chiếc xe ôm và chu đáo đưa tiền cho người chồng. Tuy nhiên, Tuấn bất ngờ khống chế vợ, rút dao đâm tới tấp. Mặc cho chị Lan vùng vẫy, bỏ chạy nhưng bị Tuấn vẫn quyết tâm thực hiện hành vi phạm tội đến cùng, đâm thâm nhiều nhát vào lưng cho đến khi người vợ tắt thở y mới buông tha.
Ngay cả khi ra đứng trước vành móng ngựa, ban đầu Tô Văn Tuấn vẫn không tỉnh ngộ, cho rằng do tuyệt vọng vì mù mắt nên mới gây án… Nhưng, khi nghe HĐXX phân tích pháp luật, đạo lý vợ chồng, Tuấn mới rưng rưng nước mắt ân hận, xin được nhận mức án cao nhất để tạ tội với vong linh người vợ quá cố. Xét tính chất hành vi phạm tội của bị cáo là quá dã man, tàn ác, không thể cải tạo, HĐXX quyết định loại bỏ Tô Văn Tuấn vĩnh viễn ra khỏi xã hội với mức án tử hình. Vụ án này cũng là bài học cho những người chồng nhẫn tâm, bạc tình…
Theo BDVN
Video đang HOT
Sản phụ tử vong liên tiếp, bà bầu lo lắng
"Đọc báo thấy chỉ trong vòng tháng nay có tới 4 vụ mẹ con sản phụ tử vong, mình lo lắm. Vậy nên nhà xa, bốn giờ sáng mình đã phải khua chồng dậy đưa lên thành phố khám cho yên tâm", đưa tay gạt mồ hôi, một thai phụ chia sẻ.
Những cái chết thương tâm
Chỉ trong thời gian ngắn, bốn sản phụ liên tiếp tử vong ở bệnh viện thuộc các tỉnh từ Bắc chí Nam gồm Bắc Ninh, Hưng Yên, Quảng Ngãi và gần đây nhất là trường hợp mẹ con sản phụ tử vong tại Bệnh viện Hóc Môn (TP.HCM).
Sự việc đã gây bức xúc cho gia đình nạn nhân và sự hoang mang cho không ít gia đình.
Ngày 19/4, người nhà sản phụ Đào Thị Hạnh (31 tuổi) đưa chị đến Bệnh viện Đa khoa Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên) để chờ sinh.
Quá trình thăm khám, bác sĩ cho biết kết quả kiểm tra cho thấy tình trạng sức khỏe của chị Hạnh và thai nhi hoàn toàn bình thường.
Bệnh viện đa khoa Kinh Bắc đã đình chỉ cả bác sĩ và nữ hộ sinh trong kíp trực sinh của thai phụ tử vong Trần Thị Loan (Ảnh: VietNamNet)
Tuy nhiên, một ngày sau, cháu bé đã tử vong ngay khi vừa được sinh ra rồi sản phụ Hạnh cháu bé cũng tử vong ngay sau đó vì mất quá nhiều máu.
Ngày 20/4, tại Bắc Ninh, thai phụ Trần Thị Loan có biểu hiện sắp sinh nên được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Kinh Bắc để khám. Các bác sĩ chuẩn đoán chị Loan đang trong giai đoạn chuyển dạ, đề nghị nhập viện ngay.
Đêm đó, chị Loan đau đẻ nên được chuyển vào phòng hộ sinh, các bác sĩ cho biết sức khỏe của thai phụ bình thường. Thế nhưng, khoảng 0 giờ 30 phút ngày 21/4, bác sĩ thông báo cho gia đình rằng chỉ cứu được người mẹ. Hơn một giờ sau, gia đình đột ngột nhận được tin cả hai mẹ con sản phụ đã tử vong.
Gần đây nhất, ngày 25/4, sản phụ Ngô Thị Hồng Thu (30 tuổi, Hóc Môn, TP.HCM) đến Bệnh viện Hóc Môn khám thai. Tại đây, các bác sĩ yêu cầu sản phụ phải nhập viện để theo dõi.
Khoảng 13 giờ ngày 29/4, chị Thu được chuyển vào phòng dự sinh do có dấu hiệu trở dạ. Gia đình đề nghị cho sản phụ được mổ sinh nhưng các bác sĩ không đồng ý vì cho rằng chị có thể sinh thường, sinh thường sẽ tốt hơn cho sức khỏe của mẹ và bé. Thế nhưng sau đó mẹ con sản phụ Thu đã tử vong tại bệnh viện.
Trước tình trạng trên, nhiều phụ nữ mang thai cảm thấy vô cùng lo lắng. Dù kết quả thăm khám, theo dõi thai kỳ kết luận bà mẹ và thai nhi hoàn toàn khỏe mạnh nhưng không ít gia đình vẫn mất ăn, mất ngủ chờ "đón Rồng".
Lên thành phố cho chắc!
Gần 10 giờ trưa, hàng ghế chờ trước khu vực khám theo yêu cầu của Bệnh viện Từ Dũ vẫn đông, không còn một chỗ trống.
Phần lớn phụ nữ có mặt đều là những bà bầu đến đây để thăm khám, theo dõi thai kỳ. Hành lang chật chỉ vừa kê một hàng ghế chờ còn lại dành chỗ cho một lối đi nhỏ.
Chiếc quạt treo tường quay hết công suất không đủ để phục vụ cho các bà bầu gương mặt đang đỏ tía vác theo cái bụng nặng nề, nóng hầm hập.
Các thai phụ ngồi chờ khám thai tại Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM)
Mang thai tháng thứ 7, chị Nguyễn Thị Thảo (27 tuổi) thức dậy từ bốn giờ sáng lật đật vác bụng bầu lặn lội từ Long Thành (Đồng Nai) lên để khám thai nhưng đến gần trưa vẫn chưa đến lượt.
Vừa thở hổn hển, chị Thảo vừa cho biết: "Mình biết bệnh viện này đông lắm nên gần 4 giờ sáng đã đánh thức chồng dậy để đi rồi. Khoảng 7 giờ hai vợ chồng tới nơi, vì muốn khám sớm nên mình đăng ký khám dịch vụ, viết phiếu hẹn giờ rồi nhưng vẫn phải chờ lâu vì đông quá.
Ở quê mình toàn khám ở trạm y tế thôi nhưng mình thấy sức khỏe yếu nên lo lắm, nhất là gần đây đọc báo thấy nhiều người chết cả mẹ lẫn con khi sinh nên sợ. Con đầu nên cả nhà lo, bắt lên thành phố khám cho chắc.
Mình đã không ăn uống được mấy nghe thấy càng lo, nhiều lúc cứ nằm nghĩ quẩn đến ngủ cũng mơ, vừa sợ đau, vừa sợ không đủ sức...".
Cùng tâm trạng với chị Thảo, chị Đào Thị Hoa (29 tuổi, Bình Phước) cho biết để đi khám thai vợ chồng chị đã phải xin nghỉ làm từ hôm, chồng chị bắt xe đò đưa chị lên ở nhờ nhà người quen ở TP.Biên Hòa (Đồng Nai) rồi sáng nay đi sớm.
Sáng 3/5, khoảng 6 giờ 30 phút vợ chồng chị có mặt tại bệnh viện nhưng sau khi xếp hàng, làm các thủ tục rồi bốc số khám đã lên tới số 71 nên vẫn phải chờ lâu, dù vậy chị Hoa rất vui vẻ. Chị lý giải đi khám xa, vất vả, tốn kém nhưng đổi lại yên tâm hơn.
"Đứa trước tử cung đã mở 8 phân nhưng mình không sinh thường được nên vẫn phải mổ. Người ta nói nếu có thuốc, có phương tiện đầy đủ thì bác sĩ có thể kích thích giúp sinh thường. Ở dưới đó cái gì cũng còn hạn chế, khi vừa lên bàn đẻ thì mình kiệt sức rồi nên phải đi mổ. Bữa đó, chỉ cần lâu chút nữa là con mình bị ngộp rồi".
Khi được hỏi về thông tin xung quanh những vụ sản phụ tử vong, chị Hoa vội cướp lời: "Mấy vụ đó mình hay theo dõi lắm, xem để biết nhưng mà xong cũng lo. Lo nên vợ chồng mình quyết định lên đây khám, sau này gần sinh có lẽ lên ở nhà người quen để đi sinh cho yên tâm".
Thai phụ này cho rằng, dù thế nào ở đây là "trung ương" nên phương tiện, dịch vụ tốt hơn, bác sĩ lại nhiệt tình chứ không nặng nhẹ như "dưới đó".
Đó không chỉ là tâm trạng riêng của chị Hoa mà hầu hết các bà bầu có mặt đều có chung suy nghĩ này. Quả thực, có trò chuyện mới thấy rằng để chuẩn bị cho đứa con sắp chào đời, các ông bố bà mẹ đã phải vò đầu tính toán.
Dù thế nào, yếu tố họ đặt lên hàng đầu vẫn là vấn đề đảm bảo an toàn sức khỏe của bà mẹ và thai nhi. Và như vậy, khi các bà bầu lo lắng về sự an toàn, độ tin cậy rồi đổ xô lên bệnh viện tuyến trên, xem ra ngành y tế sẽ còn phải đối mặt với bài toán giảm tải tuyến trên, "ế ẩm" tuyến dưới (?).
Theo VietNamNet
Trẻ em đuối nước dịp hè: Những cái chết thương tâm do sự vô tâm của người lớn Mới chớm hè, tin tức trẻ em chết vì bị đuối nước xuất hiện dày đặc trên các mặt báo, khiến chúng ta nhói lòng. Có nhiều nguyên nhân được đưa ra, song, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này vẫn là sự vô tâm, bất cẩn của người lớn. Những nỗi đau đeo đẳng Khoảng 9h sáng ngày 17-3, tại khu...