Chồng vừa qua đời được 3 tháng, bố mẹ chồng đã thúc ép tôi tái hôn vì lý do không tưởng
Tôi và chồng yêu nhau suốt 4 năm rồi mới kết hôn, sau đó nhanh chóng sinh được một bé trai kháu khỉnh, đáng yêu.
Cuộc sống tưởng chừng đã hạnh phúc viên mãn thì anh lại đột ngột qua đời trong một vụ giao thông trên đường đi công tác cách đây 3 tháng. Khi đó, con trai tôi mới được gần 2 tuổi.
Đối mặt với cái chết tức tưởi của chồng, tôi đau đớn vô cùng và dường như không thể chấp nhận sự thật. Tôi chỉ có thể vì con, vì bố mẹ chồng mà gắng gượng và không làm điều dại dột. Thế nhưng chỉ sau 3 tháng ngày chồng mất, bố mẹ chồng đã bắt đầu nói đến chuyện tôi nên tái hôn, thậm chí họ còn trực tiếp giới thiệu người khác cho tôi khiến tôi vô cùng khó hiểu và cảm thấy sai trái trong lòng.
Mặc dù tôi nhất quyết từ chối nhưng bố mẹ chồng vẫn nhắc đến chuyện này mỗi ngày, và còn nói sẽ giữ con trai tôi lại chăm sóc để tôi không phải vướng bận gì. Họ nói tôi còn trẻ, có thể tìm được cuộc sống mới trong tương lai, họ tâm sự không muốn tôi chết mòn vì chuyện của con trai mình. Tôi có phần cảm động nhưng đau khổ và sợ hãi nhiều hơn. Tôi tiếp tục từ chối và còn nhờ cả bố mẹ đẻ đến giải thích rằng tôi chỉ muốn yên ổn sống trong những kỷ niệm với chồng.
Mọi chuyện tạm lắng xuống được một thời gian thì chị chồng lại xuất hiện làm ầm lên. Mỗi lần gặp chị ta lại chỉ triết tôi, nói rằng tại tôi khắc chồng nên mới khiến em trai chị chết yểu, em trai chị một lòng hiếu thảo với bố mẹ mà vì tôi đen đủi nên giờ không còn cơ hội phụng dưỡng bố mẹ già. Chị muốn đuổi tôi ra khỏi nhà và còn nói rằng khoản tiền trợ cấp sau tai nạn khoảng 300 triệu đồng của chồng tôi, tôi sẽ không được quyền sử dụng mà phải đưa hết để bố mẹ chồng dưỡng già.
Tôi sốc thực sự, hóa ra nguyên nhân nhà chồng muốn tôi tái hôn là vì số tiền này sao? Họ còn ngấm ngầm muốn giữ con gái tôi lại vì nếu không họ sẽ không được chia tiền? Mẹ tôi biết chuyện đã rất tức giận, bà đến nói chuyện với bố mẹ chồng tôi rằng số tiền bồi thường không quan trọng, bà chỉ mong con gái được yên ổn và chữa trị tốt về mặt tinh thần, dần dần may ra tôi mới có thể hạnh phúc trở lại. Mẹ tôi cũng gặp chị chồng tôi ở đó, chị ta vẫn cay nghiệt đổ lỗi cho tôi, thậm chí còn nhiếc tôi bạc bẽo, chưa gì đã dọn dẹp hết những đồ liên quan đến em trai chị trong nhà đi.
Thực tế, những vật đó khiến tôi không quên được chồng, cứ nhìn thấy chúng tôi lại nhớ nhung, u uất. Tôi cũng đã bàn bạc với bố mẹ chồng và được họ đồng ý trước khi cất bỏ chúng chứ không có ý gì khác.
Bố mẹ chồng tôi công nhận điều đó, họ cũng nói rằng muốn tôi tái hôn và giữ lại cháu nội chỉ đơn giản là muốn tốt cho tôi chứ không không hẳn vì số tiền kia, tôi sẽ rất phiền phức khi có mối quan hệ mới nếu mang theo con nhỏ.
Tôi nói dù tôi có đi khỏi nhà này, tôi cũng dứt khoát phải mang theo con trai, không bao giờ có chuyện tôi rời xa nó. Tôi cũng đề nghị chia số tiền bồi thường làm 2, một nửa đưa cho bố mẹ chồng, nửa còn lại tôi giữ và đưa cho con trai khi nó đủ tuổi. Thế nhưng bố mẹ chồng nhất quyết không đồng ý, họ nói đứa trẻ là máu thịt còn lại duy nhất của con trai họ nên nó phải ở trong nhà của họ.
Video đang HOT
Thậm chí chị gái chồng còn lu loa lên rằng tôi không xứng đáng nhận một đồng nào cả, tôi phải để con lại và ra đi tay trắng. Mọi chuyện càng lúc càng căng thẳng, cuối cùng thương lượng vô hiệu và hai bên gia đình quyết định giao sự việc cho pháp luật xét xử công bằng. Tôi không biết rồi sự việc sẽ đi đến đâu, tôi thương con, thương bản thân mình và thương cho cả người chồng đã mất trước cảnh tượng đau lòng này.
Độc giả giấu tên
Mua nhà cho con trai bị thiếu 50 triệu, tôi vay tiền chồng hai bị anh ta từ chối: "Tiền của tôi phải để lại cho con trai ruột mua nhà"
Một số người nói rằng khi kết hôn lần đầu tiên, chúng ta luôn luôn hỏi cha mẹ có đồng ý hay không, còn khi kết hôn lần thứ hai, hãy hỏi xem con cái có đồng ý không.
Không ít phụ nữ tái hôn vì ghét người chồng trước; lại cũng không thiếu đàn ông tái hôn vì không thể quên người vợ đầu tiên mà anh ta yêu thương. Những người phụ nữ như vậy tái hôn là thử vận may, còn đàn ông là đang mạo hiểm.
Vì vậy, nếu không phải bất đắc dĩ, phụ nữ sẽ không dễ dàng ly hôn, cũng không dễ dàng tái hôn. Bởi vì một khi ly hôn hay tái hôn, đó không còn chỉ là việc riêng của cô ấy, mà còn có phần của con cái trong đó.
Hai người - hoàn cảnh tương tự - thấy hợp nhau nên tái hôn
Yến và người chồng hiện tại đều là kết hôn lần 2. Dù họ đã lấy nhau 3 năm nhưng chuyện kinh tế vẫn khó rạch ròi được như cuộc hôn nhân trước.
Yến và chồng cũ ly hôn vì mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu. Hai người là bạn học đại học, chồng cũ không những nghèo mà còn "ngu hiếu". Mỗi khi mẹ chồng - nàng dâu cãi nhau, anh ta không có chính kiến rõ ràng, luôn khuyên vợ phải nén giận.
Nhiều lần như vậy, Yến không thể nhịn được nữa, liền dứt khoát ly hôn. Lúc ly hôn, chồng cũ cứng rắn chiếm đoạt quyền nuôi con trai không chịu buông, nói con trai mang họ anh ta thì phải ở lại nhà anh ta. Yến quá thất vọng về chồng và cuộc hôn nhân này, cuối cùng vẫn thỏa hiệp, mang theo 200 triệu rời đi.
Sau ly hôn, có người giới thiệu đối tượng cho Yến nhưng cô đều thấy sợ, rất không muốn lặp lại vết xe cũ, nếu có tái hôn, nhất định phải tìm một người đàn ông có chủ kiến, có đạo lỳ. Khổ nỗi Yến vóc người không cao, diện mạo cũng bình thường, đàn ông gia cảnh tốt thường không để cô vào mắt, gặp 1 lần rồi thôi.
Yến bị đả kích nặng nề, cuối cùng trầm cảm một thời gian dài. Mãi cho đến sau này có người giới thiệu với cô người chồng hiện tại tên Cường, khi đó cũng đã ly hôn được vài năm. Vợ cũ của Cường có hoàn cảnh gia đình tốt, ngay từ đầu anh đã không hợp nhãn cô ấy nhưng hai người vẫn miễn cưỡng trải qua mấy năm hôn nhân. Sau đó tầm mắt vợ Cường ngày càng cao hơn, nhiều người bắt đầu so sánh, khiến cô ta ấy ghét bỏ chồng, nói anh không có tương lai, quyết đoán ly hôn và mang theo con trai.
Sau khi hiểu rõ tình huống của Cường, Yến thấy có sự đồng cảm. Anh tuy gia cảnh không tốt nhưng có công việc ổn định, lương cũng không tệ. Mà quan trọng hơn là, mẹ Cường đã sớm qua đời, Yến gả về nhà chắc chắn sẽ không xảy ra chuyện mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu.
Cuối cùng, dưới sự tác hợp của người giới thiệu, hai người, hoàn cảnh tương đương, cuối cùng kết hôn. Chỉ là sau khi tái hôn, Yến lại có chút tổn thương tâm trí. Bởi vì mới kết hôn được tháng đầu tiên, Cường đã yêu cầu cô giúp đỡ nuôi gia đình, mà tiền lương mình, anh định tích góp để mua nhà khi về già.
Mua nhà cho con ruột, thiếu 50 triệu
Yến tuy rằng có chút thiệt thòi, nhưng cũng không phản đối. Dù sao thi thoảng Cường cũng đưa 2, 3 triệu sắm đồ gia dụng. Tuy rằng không thể cầm thẻ lương của chồng trong tay nhưng Yến cũng không quá sốt ruột. Cô cho rằng con người ai cũng vậy, dù sao cũng phải ở chung một thời gian mới có thể đối đãi với nhau chân thành.
Yến toàn tâm toàn ý vì gia đình thứ hai, thậm chí với con trai ruột cũng có phần chểnh mảng. Cho nên, lúc chồng cũ nói muốn mỗi bên góp 1 nửa tiền mua nhà cho con trai, không nghĩ đếnphải góp bao nhiêu, Yến liền gật đầu đáp ứng.
Yến nghĩ con trai kết hôn bây giờ là quá sớm nhưng chuyện nhà cửa, chuẩn bị trước vẫn hơn là về sau gấp rút đi mua, chưa chắc đã tìm được nhà đẹp mà giá còn "chát". Nhưng lúc Yến kiểm kê toàn bộ số tiền mình tích cóp được trong nhiều năm, mới nhận ra còn thiếu 50 triệu mới đủ số cần góp.
Nghĩ đến mấy năm nay, mình vì nhà chồng hai cũng hao phí không ít tâm tư. Hầu hết các chi phí trong nhà là đều là tiền cô bỏ ra nên "hợp tình hợp lý" tìm đến chồng để "đòi tiền". Kết quả lại rất cay đắng.
Cường chẳng những không đồng ý, ngược lại còn chỉ trích Yến có tâm địa không tốt, lấy cớ mua nhà cho con trai riêng để tính toán tiền nong với anh ta. Yến nghe xong giận lắm nhưng không đành lòng để con trai thiếu tiền mua nhà nên cố tình đổi từ "đòi tiền" thành "vay tiền", hứa sau này sẽ trả lại.
Chồng từ chối: "Tiền của tôi phải để lại cho con trai ruột của tôi mua nhà"
Mặc dù vậy, Cường vẫn không đáp ứng, ngược lại còn trào phúng Yến: "Quyền nuôi con trai cũng không nằm trong tay mình, em không cần phải hao phí nhiều khí lực giúp nó mua nhà. Sau này em già, con trai ruột cũng chưa chắc sẽ phụng dưỡng".
Những gì chồng nói, Yến đều hiểu. Nhưng cô vẫn cho rằng, dù sao thằng bé cũng là con ruột mình, sau này bố nó có tái hôn, lấy vợ mới, con trai cũng sẽ không "vong ân phụ nghĩa". Chỉ có điều nói thế nào chồng cũng không mềm lòng. Anh ta thậm chí kịch liệt từ chối, nói : "Tiền của anh phải để cho con trai ruột mua nhà. Con trai em và anh không có quan hệ huyết thống, mà anh cũng không muốn đem tiền của mình giúp người khác nuôi con!"
Cường cự tuyệt, khiến Yến có chút lạnh lòng. Cô vốn tưởng rằng mình và anh đã kết hôn được 3 năm, dù thế nào cũng gọi là có tình cảm. Bây giờ cô gặp khó khăn, cần tiền gấp, đáng lẽ anh nên vươn tay giúp đỡ.
Nhưng điều khiến cô bất ngờ chính là chồng 2 căn bản không coi cô là người nhà, nếu không sẽ không phân biệt rõ ràng với cô như vậy. Anh vừa dụ ngọt cô bỏ tiền nuôi người nhà anh, lại vừa âm thầm tích cóp tiền mua nhà cho con trai riêng. Cô chỉ vay có 50 triệu nhưng anh cũng không muốn xuất tiền.
Nghĩ đến việc bị chồng đề phòng như vậy, Yến nhất thời không còn tin tưởng vào cuộc hôn nhân thứ hai này. Chồng cho con trai riêng của anh 4 triệu tiền cấp dưỡng mỗi tháng, Yến mỗi lần nhìn thấy đều ngầm đồng ý, bởi cô cho rằng cha mẹ dù ly hôn thì con cái là vô tội.
Nhưng bây giờ xem ra, lòng tốt của cô trong mắt chồng 2 chẳng qua chỉ là một trò đùa. Việc chăm lo cho ngôi nhà này, từ đầu đến cuối chỉ có một mình cô.
***
Một số người nói rằng khi kết hôn lần đầu tiên, chúng ta luôn luôn hỏi cha mẹ có đồng ý hay không, còn khi kết hôn lần thứ hai, hãy hỏi xem con cái có đồng ý không.
Cha mẹ ly dị, đứa trẻ là vô tội và tội nghiệp nhất. Bởi vì vốn dĩ chúng đang có đầy đủ cả cha lẫn mẹ, nhưng sau khi bố mẹ ly hôn, lại trở thành đứa trẻ "cha không thương, mẹ không yêu".
Vì vậy, phụ nữ, cho dù là ly hôn hay tái hôn, họ đều phải suy nghĩ kỹ càng. Một khi hành động khinh suất, cuộc hôn nhân thứ 2 dễ đi vào vết xe đổ của cuộc hôn nhân trước.
Trong hôn nhân, vấn đề con riêng không dễ xử lý. Cũng khó trách đa phần mọi người vẫn sẽ thiên vị con riêng của mình hơn, nhưng trong tình huống kể trên, Yến gần như bị chồng 2 lợi dụng. Anh ta muốn cô tận tâm cho gia đình mình, mọi chi phí đều đổ lên đầu vợ một cách vô lý, thế nhưng lúc vợ cần sự trợ giúp, anh ta lại phủi tay vô trách nhiệm. Có lẽ Yến nên suy nghĩ lại về cuộc hôn nhân này, cũng xem xét thay đổi để mình không phải chịu thiệt thòi.
Định tái hôn với chồng cũ nhưng tôi 'quay đầu' ngay khi vô tình nghe cuộc đối thoại của mẹ con anh Chúng tôi đã ly hôn 3 năm, chứng kiến cảnh con thiếu thốn tình cảm của bố nên tôi cũng có ý định tái hôn với chồng cũ. Chồng cũ học cùng trường đại học nhưng trên tôi 2 khóa. Lúc đó tôi là hoa khôi lớp nên có rất nhiều người theo đuổi, anh cũng là người mến mộ tôi nhưng không...