Chồng “vỡ vụn” khi phát giác bị vợ lập mưu rũ bỏ còn đường hoàng ôm theo tiền “bồi thường”
Hóa ra ngay từ đầu An đâu có thật lòng muốn lấy anh, cuộc hôn nhân với anh chỉ là một phương án kinh doanh để kiếm lợi…
Ảnh minh họa
Cưới nhau hơn 1 năm chưa có tin vui, bố mẹ đôi bên đều sốt ruột thay cho vợ chồng An và Thịnh. Thịnh bàn với vợ đi khám tổng quát xem tình hình thế nào, còn biết đường xử lí sớm. Đến ngày hẹn, An có việc đột xuất, Thịnh đành đi một mình, bữa khác An kiểm tra sau vậy.
Kết quả kiểm tra cho thấy sức khỏe sinh sản của Thịnh hoàn toàn bình thường. Nhưng của An thì không khả quan cho lắm. Cô bị mắc hội chứng buồng trứng đa nang, khó có con tự nhiên. An dù buồn vẫn động viên chồng, 2 người ở hiền ắt sẽ gặp lành, ông trời nhất định thương tình vợ chồng cô.
Lại nửa năm nữa mà An vẫn chưa mang thai, trong khi cả nhà đã cố gắng chạy chữa thuốc thang cho cô. Thịnh buồn, bố mẹ anh sốt sắng, bố mẹ An lo lắng, An cũng chẳng vui cho nổi. Bản thân buồn bã, u sầu vì không được làm mẹ, lại chịu áp lực từ bốn phía, tâm trạng An ngày càng không tốt, có dấu hiệu trầm cảm.
An trở nên vui buồn thất thường, còn hay cáu gắt, tức giận vô cớ, thậm chí đập phá đồ đạc. Không khí trong nhà lúc nào cũng căng như dây đàn. Thịnh đưa vợ đi khám bác sĩ, bác sĩ nói vì An chịu gánh nặng tâm lí quá lớn mới dẫn tới sự bất ổn tinh thần như vậy. Gia đình cần tạo sự thoải mái, đừng gây áp lực cho cô, tránh tình trạng ngày càng diễn biến xấu.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Từ bệnh viện về nhà, ban đầu Thịnh còn cố gắng kiên nhẫn với vợ, nhưng dần dà anh cũng nản lòng khi bệnh trạng của An chẳng khá hơn chút nào. Đi làm cả ngày mệt nhọc, tối về còn đủ thứ rắc rối khiến anh nhiều khi muốn phát điên. Anh và An đến với nhau qua mai mối, đôi bên dừng ở mức có cảm tình với nhau, chưa hề có quãng thời gian yêu đương, gắn bó sâu sắc. Vì trách nhiệm, anh sẽ không bỏ rơi An, nhưng thâm tâm anh thực sự thấy mệt mỏi.
Bố mẹ Thịnh càng chẳng phải nói. Con dâu không thể sinh cháu nội cho mình, giờ đây còn bị bệnh, ông bà trong thời gian ngắn như già đi mấy tuổi. Không phải ông bà không thương An, nhưng để so An với hạnh phúc cả đời của con trai và cháu nội thì rõ ràng tầm quan trọng của An nhỏ bé hơn nhiều, dẫu sao cô cũng chỉ là một người ngoài. Đó là tâm lí thường tình của mỗi người, chẳng thể trách ông bà được.
Lại nửa năm nữa qua đi, An và Thịnh kết hôn đã được 2 năm, vấn đề tâm lí của An chỉ nặng hơn chứ không thuyên giảm, mặc dù gia đình Thịnh hết lòng chạy chữa, đưa cô đi khám bệnh các nơi. Thời gian đó An tất nhiên nghỉ làm, gánh nặng kinh tế đặt hết lên vai Thịnh. Anh không thể không thừa nhận, lúc này An là một gánh nặng với mình, nhưng vợ chồng một ngày cũng nên nghĩa, anh đâu còn cách nào khác là chấp nhận?
Bố mẹ Thịnh bắt đầu nghĩ đến việc khuyên con trai ly hôn để tìm hạnh phúc mới. Suy cho cùng, Thịnh còn quá trẻ, lẽ nào cả đời sau của anh cứ mãi thế này? Bạn bè Thịnh cũng bảo, đối xử với An tận tình thời gian qua coi như hết nhẽ rồi, lấy vợ lấy chồng để chung tay vun đắp hạnh phúc, một mình anh không có nghĩa vụ phải gồng gánh An cả đời. Nhìn nhà người ta hạnh phúc sum vầy, đầy tiếng cười nói của trẻ thơ, Thịnh có phần lung lay.
Lựa một lúc An tỉnh táo, bình tĩnh, Thịnh nhẹ nhàng nói với An chuyện ly hôn. An vừa nghe đã nổi khùng lên, lao vào đánh đấm, cào cấu Thịnh, vừa la hét vừa mắng mỏ anh không tiếc lời. Thịnh đứng im chịu trận để cô đánh mình, trong lòng dâng đầy tuyệt vọng.
Thế nhưng, ngày hôm sau, An bỗng tuyên bố đồng ý ly hôn, với điều kiện nhà Thịnh phải “bồi thường” cho cô 300 triệu, nếu không cô có chết sẽ không li dị, thậm chí còn lu loa lên cho bàn dân thiên hạ biết nhà Thịnh bội tình bạc nghĩa, thấy con dâu bị bệnh liền bỏ rơi không thương tiếc, khiến nhà anh không ngẩng mặt lên được nữa thì thôi.
Bố mẹ Thịnh giận tái mặt, 2 năm qua nhà ông bà đối xử với An còn chưa tốt ư? Những gì có thể làm cho cô đều làm hết rồi còn gì. Số tiền ấy đối với gia đình như nhà Thịnh với nhà An là không hề nhỏ, gần như gom góp hết trong nhà mới đủ. Bố mẹ Thịnh chán nản, để chuyện này cho Thịnh giải quyết. Thịnh suy nghĩ một đêm, quyết định làm theo yêu cầu của An. Thật lòng anh vẫn cảm thấy áy náy với cô khi chủ động ly hôn, số tiền này coi như đền bù cho cô vậy, đồng thời khiến lòng anh thanh thản.
Từ lúc nhận tiền và kí giấy ly hôn, tinh thần An bỗng bình thường trở lại, cô vui vẻ dọn đồ về nhà mẹ đẻ, thậm chí còn nhờ cậy quan hệ để thủ tục ly hôn nhanh chóng được làm xong. Vừa nhận phán quyết của tòa án, mấy hôm sau Thịnh đã nghe tin An và một người đàn ông chuyển ra sống chung với nhau như vợ chồng, còn mở cửa hàng kinh doanh. Thịnh thấy quá đỗi kì quái, liền cất công tìm hiểu thì được biết, gã đó chính là người yêu cũ của An!
Mấy tháng sau, Thịnh lại nghe tin An mang thai. Kì quái nối tiếp kì quái, trong lòng Thịnh tràn ngập nghi ngờ, anh không kìm lòng được, bèn đến gặp An. “Bây giờ có nói cho anh cũng chẳng sao. Tôi chả có vấn đề gì hết, tôi không muốn có thai với anh nên uống thuốc tránh thai đấy. Tiếp theo, nếu tôi không giả ngây giả dại thì làm gì lấy được tiền bồi thường của nhà anh dễ dàng như thế. Cũng phải cảm ơn anh, nhờ có số tiền ấy chúng tôi mới có vốn làm ăn. Đầu tư ra 2 năm để có cuộc sống hạnh phúc như bây giờ, cũng đáng lắm”, An cười sung sướng nhìn vẻ mặt tối sầm của Thịnh.
Hóa ra ngay từ đầu An đâu có thật lòng muốn lấy anh, cuộc hôn nhân với anh chỉ là một phương án kinh doanh để kiếm lợi, sau đó quay về đoàn tụ với người tình cũ mà thôi. Thịnh im lặng ra về, dù căm giận An song anh không nghĩ tới việc trả thù. Oan oan tương báo bao giờ mới kết thúc, từ đây anh thật sự không muốn có bất cứ liên quan gì tới An nữa.
Theo Afamily
Bị lạm dụng và bệnh tật mà tôi chẳng thể chia sẻ cùng chồng
Có nên nói với anh về tất cả những gì chưa nói? Có nên hy vọng rằng chúng tôi sẽ có một cuộc sống bình an nào khác?
ảnh minh họa
6 tuổi, tôi lần đầu bị lạm dụng bởi một người họ hàng, sự việc diễn ra rất nhiều lần. 20 tuổi, tôi nhận ra trò ngày ấy có bản chất là gì. 24 tuổi, truớc khi đi du học, lần thứ 2 tôi bị lạm dụng. Ông ấy là lão sửa giày tật nguyền gần nhà. Cảm giác có nhảy sông cũng không gột sạch được. Cũng thời gian đó, tôi phát hiện mình bị ung thư, may mắn chỉ cần cắt bỏ mà không phải tiến hành xạ trị hay hoá trị. Trong thời gian điều trị, anh - người yêu cũ của những năm đầu đại học đã luôn bên cạnh, quan tâm và chăm sóc tôi.
Sau lần ấy chúng tôi quay về với nhau, dù anh không chắc rằng mình có thể yêu xa. Việc bị lạm dụng tôi không với anh hay gia đình. Tôi lên đường du học được ít tháng thì anh quyết định chia tay vì không thể qua điện thoại. Sau nhiều lần suy nghĩ, tôi đồng ý và hạn chế liên lạc đến mức tối đa để tìm về bình yên của riêng mình. Sau này có người tìm hiểu và ngỏ ý, nhưng cái bóng của anh quá lớn, tôi khó mở lòng với ai. Tôi quyết định trò chuyện lại, mong nguôi đi nỗi nhớ, mong nếu cư xử bình thường thì mối quan hệ sẽ về lại mức bạn bè. Nhưng tôi đã lầm, chúng tôi trò chuyện suốt đêm, đủ mọi thứ, có cảm giác như những ngày đầu.
Ít lâu sau anh muốn tôi về đăng ký kết hôn, xem như có cái neo để neo chúng tôi lại và cũng vì bây giờ anh nhận ra rằng chỉ có tôi mang đến một cảm giác đặc biệt, rằng những người anh có cảm tình sau này luôn phảng phất những nét giống tôi. Tuy tôi tin vào tình cảm, đạo đức nhiều hơn là một tờ giấy, nhưng cũng vì muốn níu anh nên vội vã trở về. Khi quay lại để tiếp tục học, tôi phát hiện trước khi ngỏ lời cùng tôi khoảng mươi hôm, anh cũng ngỏ lời với người khác nhưng bị từ chối. Trước đây, tôi đã đôi lần hỏi về mối quan hệ của hai người (anh có kể tôi nghe một số chuyện và tôi linh cảm có gì đó đặc biệt), nhưng anh luôn nói chẳng có gì. Lúc đấy tôi tin và cũng tự trấn an rằng dù gì chúng tôi không có ràng buộc thời điểm đó, hơn hết là họ chỉ mới biết nhau vài tháng nên chắc chẳng có gì to tát, có điều nó đi xa hơn tôi tưởng rất nhiều. Anh thật sự bỏ công sức dành cho cô ấy, hứa sẽ đi cùng cô ấy đến bất kỳ đâu (vì cô ấy cũng có ý định đi du học), sẽ cưới cô ấy làm vợ. Trái tim tôi vụn vỡ vì anh nói dối. Tôi không biết rằng anh muốn cưới tôi hay đơn thuần là muốn cưới vợ cho xong để chạy trốn mối quan hệ kia.
Từ chỗ hàng ngày gọi điện thoại, sau khi cưới hai ba tuần anh mới gọi một lần, mỗi ngày nhắn đôi tin "xã giao", anh bảo vì công việc bận. Tôi ngậm ngùi cố gắng nhưng thực sự cảm xúc rất hỗn độn và không tránh khỏi cãi vã. Lúc này tôi đang đi thực tập ở một công ty mà người đồng nghiệp rất giống người từng lạm dụng tôi. Tôi cũng nhận tin rằng u xuất hiện trở lại. Bác sĩ bảo yên tâm, tỉ lệ bị ung thư lần nữa thấp và rằng 90% bệnh nhân sống đến 10 năm. Năm ấy tôi vừa buớc qua sinh nhật 25 tuổi được 3 tháng. Tôi hoảng loạn về mối quan hệ vợ chồng, về việc cố gắng giữ thái độ bình tĩnh trong công ty suốt ngày đêm, về việc cố quên đi chuyện cũ, cố tự thuyết phục bản thân rằng nếu tôi sống tốt sẽ an yên mà thôi.
Ngoài việc mong anh liên lạc nhiều hơn, những chuyện khác tôi không thể nói ra được. Anh có cố gắng liên lạc với tôi mỗi khi rỗi (sau giờ làm, sau khi đi lễ, sau khi đi chơi, khoảng 1-2 cuộc gọi một tuần), tôi cố chấp nhận. Rồi anh quyết định không sang với tôi nữa vì phải chăm sóc cho mẹ và sự nghiệp đang dang dở ở Việt Nam. Ban đầu tôi tỏ thái độ nhưng sau cũng nghĩ đó là điều phù hợp với anh. Về phần mình tôi không biết phải làm thế nào. Lúc này tôi phân vân giữa quay trở về Việt Nam ngay khi học xong vì thật sự rất mỏi mệt, không thể cùng ai và cũng không biết gì về cuộc sống của chồng; hoặc tôi ở lại làm 3-4 năm rồi về với một sự nghiệp thụân lợi hơn. Tôi có nói với anh mình mệt mỏi rồi, nhưng với tần suất trò chuyện thưa thớt, tôi không thể giải thích cặn kẽ hay tâm sự gì được. Anh bảo hãy ở lại, hãy làm những điều tôi mơ ước, nếu cần người quan tâm tôi có thể kiếm người ở đó.
Đầu tháng 12, tôi nhận tin người quen đã qua đời vì ung thư giai đoạn cuối. Tiệc tất niên, người ta cũng bàn nhau ung thư phổ biến thế nào, làm sao chết trong thanh thản. Những điều này và sợ hãi kèm theo mà tôi cũng không thể với anh, không biết bắt đầu từ đâu, như thế nào. Tuổi 26 sắp sửa, tôi tự rạch tay mình và hút thuốc để trốn tránh áp lực. Anh biết được đã rất giận và bảo: "Anh muốn em khoẻ mạnh, vậy mà em lại làm như thế này". Anh bảo tôi đã thay đổi, thế giới hai đứa quá khác nhau, nơi tôi đang sống là khao khát của anh nhưng đã làm tôi thành ra thế này, còn nơi anh đang sống có những hạnh phúc bình dị mà tôi không cảm nhận được. Anh có biết đâu trong lòng tôi chỉ ước có một ngày anh nhẹ nhàng nói: "Hãy quay về, chúng mình sẽ sống thật hạnh phúc, để lại gió bão sau cánh cửa". Anh có biết đâu rằng xã hội bên đây, ngoài cô đơn ra, không có gì quật ngã tôi cả, tất cả là do tôi không đủ mạnh mẽ để vượt qua những điều không thuận lợi xảy ra từ khi ở Việt Nam.
Tôi muốn sống thêm đúng 3 năm, để chia tay anh không cần đắn đo, không cần giải thích, kiếm thật nhiều tiền cho gia đình, không ám ảnh bởi quá khứ, không lo lắng về tương lai, không cần hạnh phúc nữa. Tôi thật sự đã nói chia tay anh nhưng giây phút gặp lại và sống cùng nhau ngắn ngủi lại làm tôi chùn bước. Nhưng anh bây giờ cũng không còn tin vào tương lai của hai đứa, vì tôi đã thay đổi. Tôi có nên nói với anh về tất cả những gì chưa nói? Có nên hy vọng về một tuơng lai có tôi và anh, hay một cuộc sống bình an nào khác? Làm sao để lạc quan trở lại, để sống có ích hơn?
Theo VNE
Tôi bị đuổi ra đường vì không thể đáp ứng tiền bạc cho mẹ Bố mẹ còn mời công an phường đến nhà để yêu cầu tôi dọn đi. Tôi như là con ghẻ trong gia đình 3 chị em, mẹ luôn đối xử bất công với tôi. Trước khi bà về hưu, bà lo chuyển công tác cho chị tôi sang vị trí tốt hơn và mua nhà cho chị ở, rồi mua thêm căn cho...