Chồng vắng nhà, ngày nào bố chồng cũng đến chăm sóc khiến con dâu lo sợ “chuyện không nên”
Từ bao đời nay, mối quan hệ giữa bố chồng nàng dâu và mẹ vợ con rể là những mối quan hệ nhạy cảm, nên giữ chừng mực.
Câu chuyện của một cô gái (ẩn danh) đăng tải trên trang Sohu, Trung Quốc mới đây đã thu hút được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng.
Theo đó, cô gái đã chia sẻ trường hợp mình đang gặp phải, đồng thời mong muốn mọi người có thể cho cô lời khuyên để giải quyết sự việc khá nhạy cảm và khó xử này.
Ảnh minh họa
Cụ thể, cô gái này vừa mới kết hôn, hiện tại hai vợ chồng cô đang ở căn nhà riêng cạnh nhà của bố chồng. Gần đây, cô vô tình bị ngã khiến chân phải tạm thời cố định một thời gian, do đó đi lại sinh hoạt hàng ngày rất khó khăn.
Lại đúng vào đợt này chồng cô thường xuyên phải tăng ca, tối muộn mới về và lúc nào cũng trong tình trạng căng thẳng, bận rộn.
Chính vì vậy, bố chồng cô đợt thi thoảng lại qua chăm sóc giúp đỡ cô. Ban đầu thì cô cảm thấy rất vui và biết ơn bố chồng. Tuy nhiên, những ngày gần đây tần suất sang thăm của bố chồng cô trở nên nhiều hơn, hầu như ngày nào cũng sang.
Hơn nữa bố chồng cô còn quá nhiệt tình, nhiều lần tiến lại gần đỡ cô đi lại dù cô đã có nạng.
Chính những điều này khiến cô cảm thấy lo lắng, cô sợ người ngoài nhìn thấy sẽ có những đánh giá không đúng, nhưng điều khiến cô càng suy nghĩ nhiều hơn đến những “chuyện không nên” có thể xảy ra đó là vào một tối chồng cô báo tăng ca không về.
Lúc đó cũng đã khá muộn theo dự kiến cô sẽ phải ở nhà một mình, đúng lúc cô chuẩn bị đi nghỉ thì bố chồng đến nhà và nói rằng mang thuốc bổ cho cô dùng.
Video đang HOT
May mắn là hôm đó mẹ ruột cô có việc đi qua nên ghé vào thăm và ở lại. Nếu không việc tối muộn bố chồng ở cùng với con dâu sẽ khiến mọi chuyện trở nên vô cùng khó xử. Chính vì sự nhiệt tình và quan tâm chăm sóc hơi “quá đà” của bố chồng khiến cô cảm thấy vô cùng đau đầu.
Nhưng vì chồng quá bận rộn nên cô không dám nói chuyện này với chồng, đồng thời cũng không biết nói như nào với bố chồng cho khéo léo.
Ảnh minh họa
Rất nhiều cư dân mạng sau khi nắm được tình hình đã cho cô nhiều lời khuyên rất hữu ích đồng thời trấn an cô không nên suy nghĩ quá nhiều.
Điển hình trong đó là một bình luận được đông đảo người xem ủng hộ như sau:
” Trong gia đình, mối quan hệ giữa bố chồng nàng dâu và mẹ vợ con rể là những mối quan hệ nhạy cảm, nên giữ chừng mực. Có thể bố chồng bạn chỉ đơn thuần là quan tâm con dâu và quá nhiệt tình nên mới cư xử như vậy. Do đó, bạn không nên suy nghĩ quá nhiều, thay vào đó nên tìm cách giải quyết vấn đề này.
Hiện tại, người có thể khéo léo nói chuyện được với bố chồng bạn có hai người, một là chồng bạn, người thứ hai chính là mẹ đẻ của bạn. Vì mẹ bạn và bố chồng bạn là những người cùng thế hệ, nên sẽ có những cách trao đổi khéo léo phù hợp hơn. Việc này nên giải quyết sớm không nên kéo dài vì hậu quả rất khó lường.”
Bên cạnh đó cũng có một cư dân mạng chia sẻ câu chuyện tương tự mà người này đã gặp phải, khác một điều là câu chuyện này có kết thúc buồn. Vì cô con dâu trong câu chuyện này bị mọi người gièm pha có hành vi không đoan chính với bố chồng. Những lời nói ác ý từ hàng xóm khiến anh chồng của cô gái này bị ảnh hưởng, cuối cùng cuộc hôn nhân của cả hai tan vỡ vì thiếu sự tin tưởng lẫn nhau.
Nếu gặp phải tình huống khó xử như vậy nên làm gì?
Qua câu chuyện này, đưa những lời khuyên cho mọi người. Nếu gặp phải những tình huống kể trên, thay vì lo lắng và suy diễn mọi chuyện thì hãy cân nhắc thật kỹ và tìm cách giải quyết phù hợp. Trong trường hợp không thể góp ý một cách khéo léo thì hãy nói thẳng để giải quyết sự việc này, mặc dù có thể sẽ khiến bạn bị nhất thời mất lòng trước nhưng sẽ được lòng về sau.
Hiện nay, bên cạnh mâu thuẫn về mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu, thì mối quan giữa bố chồng và con dâu cũng khó xử không kém. Bên cạnh việc những cô con dâu cần có cách xử lý khéo léo, thì vai trò của người chồng cũng rất quan trọng. Thay vì quá để tâm đến công danh sự nghiệp, hãy dành thời gian quan tâm tới tổ ấm của mình.
Hãy lắng nghe vợ mình nhiều hơn, đồng thời có sự can thiệp và giúp đỡ vợ mình đúng lúc đúng chỗ. Như vậy, gia đình mới luôn hòa thuận và hạnh phúc.
Bức tâm thư mẹ gửi con đầy xúc động: Mẹ ngàn lần xin lỗi vì gào lên chửi bới cho rằng con đã hư hỏng, mẹ biết ơn chúng ta vì nhau mà cố gắng
Giờ đây, người mẹ đã thay đổi, cảm thấy biết ơn và trân trọng cuộc sống vì đã để các con đến bên mình.
Làm cha mẹ là hành trình thiêng liêng nhưng cũng đầy thách thức. Nhiều bố mẹ phải thừa nhận rằng đòn roi, la mắng, cấm đoán không còn phù hợp để giáo dục thế hệ Alpha, thay vào đó trẻ em ngày nay cần sự quan tâm, đồng hành và tin tưởng từ bố mẹ. Do đó, cha mẹ cần phải thay đổi nhận thức và đặt mình vào thế giới mới để hiểu hơn và trở thành 1 người đồng hành cùng trẻ trên con đường đi đến hạnh phúc, hơn là người quyết định hạnh phúc cho con.
Mới đây, bức thư bà mẹ trẻ gửi đến 2 con của mình đã khiến nhiều phụ huynh cảm thấy xúc động. Từ một người mẹ chỉ biết đến bản thân mà không quan tâm đến cảm xúc của con, chị đã dần thay đổi. Và sự thay đổi này đã có tác động tích cực tới tâm lý và tính cách của các bé, giúp cả 3 mẹ con trở nên vui vẻ, hạnh phúc hơn.
Đặt bút viết những dòng này, trong tâm trí mẹ hiện lên hình ảnh của những năm trước, những lúc "cơn điên" trong mẹ trỗi lên, mẹ đã đánh con, lôi con xềnh xệch, gào lên chửi khi con không nghe lời, con khóc lóc đòi cái gì đó cho bằng được, con không chịu học bài. Lúc đó, hình ảnh mẹ trong mắt các con biến hóa khôn lường, đang là bà tiên có thể quay ngoắt thành mụ phù thủy độc ác.
Thế rồi, cuộc đời với những biến cố xảy ra, gia đình chia lìa, con trai về ở với ông bà nội, con gái ở với mẹ. Hoàn cảnh xa bố, xa mẹ khiến con trai mẹ trở thành đứa trẻ có dấu hiệu tự kỷ, cả gia đình nhà nội xác định con không học nổi hết cấp 2.
Rồi Covid ập đến, giãn cách xã hội, mẹ có cơ hội 1 tháng ở bên con. Thời gian này con dạy cho mẹ 1 điều: mẹ đã sai khi để con xa mẹ. Mẹ đã sai khi vội kết luận cùng với mọi người rằng con hỏng rồi, không sửa được nữa. Mẹ nhận ra con là 1 viên ngọc quý bị vứt lăn lóc nơi xó quê mà không được trân trọng và mài rũa. Con học dốt không phải vì con không thông minh mà vì con chán học, thực tế những môn con thích như tin học thì con học rất giỏi. Con là thầy của mẹ với môn tin học. Bất cứ điều gì về xử lý máy tính mẹ đều phải hỏi con.
Chị Thúy và hai con của mình.
Thế rồi mẹ quyết định đấu tranh với bố để đón con về. Do con mất gốc, lần đầu con thi vào trường cấp Tuệ Đức chỉ được 2 và 3 điểm. May mắn có vợ chồng người cháu là giáo viên cấp 2 sẵn sàng giúp đỡ kèm con ôn thi, hai mẹ con mình lại kẽo kẹt sáng đưa nhau đi, tối đón nhau về ròng rã 1 tháng trời. Và trời không phụ công, lần 2 con đã thi đỗ với điểm 7 và 8. Bài học thứ 2 con dạy mẹ là gieo nhân kiên trì sẽ hái quả thành công.
Thời điểm mới đón con về, mẹ rất hoang mang, không biết dạy con thế nào cho đúng vì sau 3 năm không sống gần mẹ, tính cách con đã thay đổi rất nhiều, có nhiều tiêu cực. Để hiểu con, đồng hành cùng con, mẹ bắt đầu tìm đường đi học. Bài học thứ 3 con dạy mẹ là chúng ta không thể dạy con theo bản năng, mà cần có công cụ để thấu hiểu con, cần dạy con bằng Từ Bi và Trí Tuệ.
Sau khi con về ở với mẹ, mẹ với bố vẫn còn căng thẳng, điều đó khiến cho bố rất thờ ơ với con, mấy tháng không hỏi thăm con. Có lần nhìn con ngồi ôm ảnh bố thẫn thờ, lòng mẹ quặn lại, thương con. Sau bao nhiêu cố gắng, giờ đây các con có 2 gia đình, có bố và có 2 mẹ, bố và mẹ 2 thường xuyên đến đón các con đi chơi và thật lòng quan tâm đến các con. Bài học thứ 4 con dạy mẹ là dù bố mẹ chia tay nhau, con vẫn có thể sống hạnh phúc nếu bố mẹ biết buông bỏ bản ngã mà đặt lợi ích của con lên hàng đầu.
Giờ đây, cả hai bé đều có cuộc sống hạnh phúc bên mẹ.
Giờ đây, con đang ở tuổi dậy thì, con thay đổi rất nhiều, tâm lý khó chịu, hay lý sự, cùng 1 vấn đề mẹ nói 1 thì con lý luận 10, con thích thể hiện quan điểm của con và cố gắng chứng minh mẹ chưa đúng. Mẹ lại được con dạy thêm 1 bài học về sự kiên trì, nhẫn nại, tĩnh tâm trước những lý luận của con, tôn trọng con, làm bạn đồng hành với con, giúp con vượt qua giai đoạn dậy thì đầy khó khăn này.
Nếu như con trai cho mẹ những bài học về nghị lực thì con gái lại cho mẹ những bài học về tình yêu thương và trí tuệ cảm xúc. Những năm con còn nhỏ, mẹ thấy con thờ ơ với cảm xúc của mẹ, mẹ khóc con cũng kệ, mẹ cứ thắc mắc tại sao con lại vô cảm đến vậy. Rồi 1 ngày, đọc 1 bài viết về dạy con, mẹ giật mình nhìn lại. Bao lâu rồi mẹ không nói yêu con, bao lâu rồi mẹ gặm nhấm tổn thương của bản thân rồi thờ ơ với cảm xúc của con, mẹ đã gieo nhân vô tâm để rồi nhận quả vô tâm của con.
Và mẹ bắt đầu thay đổi, mẹ ôm hôn và nói yêu con mỗi tối trước khi đi ngủ cũng như bất cứ khi nào có thể. Kết quả là giờ đây, những lời yêu thương, ôm hôn đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của hai mẹ con mình. Con là 1 cô bé đại bàng cảm xúc, hài hước. Sự hài hước của con truyền sang mẹ, mẹ đón nhận, học hỏi và cùng con phát huy tính hài hước đó để cuộc sống của hai mẹ con ngày càng thú vị hơn.
Biết ơn các con đã đến bên mẹ, đã trở thành những người Thầy, người Bạn tâm linh của mẹ. Biết ơn các con đã dạy cho mẹ những bài học quý giá để giờ đây, từ 1 bà mẹ vô minh, mẹ đã có nhiều kiến thức quý báu, vừa có thể đồng hành cùng các con, vừa có thể lắng nghe và gỡ rối giúp cho những gia đình khác thấu hiểu nhau hơn, yêu thương và hạnh phúc hơn. Và mẹ đã, đang và sẽ tiếp tục học hỏi, đón nhận những bài học mới từ các con. Yêu thương và biết ơn các con thật nhiều.
Con trai và con gái của chị Thúy bên người Thầy của mẹ.
Bức thư của bà mẹ trẻ bày tỏ cảm xúc trên quãng đường dài đồng hành cùng con đã khiến nhiều bậc phụ huynh cảm thấy chính bản thân mình trong đó. Họ chia sẻ những áp lực cuộc sống, công việc và gánh nặng tiền bạc khiến đôi khi họ mất kiểm soát và kiên nhẫn trong lời nói lẫn hành động với chính các con. Sự thay đổi có lẽ là vô cùng cần thiết bởi tuổi thơ của con không có lại lần thứ 2, nếu không đồng hành và ở bên con thì trong tương lai, tính cách của bé sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
Chia sẻ thêm về câu chuyện của mình, chị Nguyễn Thị Thúy (sinh năm 1980, sống tại Hà Nội) chia sẻ hiện chị đang sống cùng hai con là Đức Trí (sinh năm 2008) và Yên Chi (sinh năm 2011). "Mình hiện tại đang rất hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống của 3 mẹ con lúc này. Sự thay đổi không tự nhiên mà đến, có lẽ là từ lúc mình được biết đến người Thầy đã hướng dẫn và đồng hành cùng mình trên hành trình nuôi dạy các con.
Thầy mình là Dương Quang Minh (Cố vấn chuyên môn hệ thống trường xanh Tuệ Đức đồng thời là Người sáng lập Câu lập bộ Dạy con trong hạnh phúc). Từ khi biết đến và được nghe các bài giảng của Thầy, mọi thứ đã thật sự thay đổi. Và cũng t hầm cảm ơn các con vì cho mình biết mình vẫn còn cơ hội thay đổi và ở bên chúng", chị Thúy tâm sự.
Tái xuất sau 3 tháng ở ẩn, cuộc phỏng vấn của Lý Tử Thất giúp phụ huynh nhận ra 3 chân tướng nuôi dạy con cái đáng suy ngẫm Cha mẹ luôn mong muốn con cái mình được hạnh phúc. Vì vậy hãy dạy cho chúng những điều cơ bản ngay từ đầu. Sau 3 tháng ở ẩn, Lý Tử Thất đã xuất hiện trong một chương trình Talkshow của đài CCTV. Trong buổi nói chuyện, cô đã chia sẻ về cuộc hành trình đi đến công việc sáng tạo những đoạn...