Chồng và chiếc nhẫn cưới mỏng manh 20 năm chưa khi nào rời tay
Cứ mỗi ngày nhìn Sáng, nhìn thấy chiếc nhẫn cưới mỏng manh chồng đeo, Thu lại nhớ về những ngày tháng vợ chồng hạnh phúc.
20 năm trước, Thu đến với Sáng sau hơn 1 năm hẹn hò. Ngày ấy, cả Thu và Sáng đều là những sinh viên mới ra trường còn rất nghèo. Kết hôn khi 2 người chỉ có 2 bàn tay trắng, gia đình 2 bên cũng chẳng khá giả gì, vì thế, Sáng để dành tiền suốt 3 tháng đi làm thêm, mới mua được đôi nhẫn cưới giá gần như rẻ nhất của tiệm.
Ngày Sáng chính thức đeo nhẫn cưới cho Thu là ngày Thu không bao giờ quên được. Sáng ôm Thu vào lòng và nói rằng: “Anh đã rất cố gắng nhưng chỉ mua được đôi nhẫn cưới gần như rẻ nhất tiệm vàng này thôi. Em đừng chê nhé. Mai này anh sẽ bù đắp cho em một cuộc sống thật hạnh phúc”. Thu xúc động đến rớt nước mắt. Cô hoàn toàn tin tưởng những lời Sáng nói.
Ngày Sáng chính thức đeo nhẫn cưới cho Thu là ngày Thu không bao giờ quên được. Ảnh minh họa.
Rồi Sáng và Thu chính thức là một cặp vợ chồng. Ngày mới kết hôn, vợ chồng Thu nghèo lắm. Giữa Hà Nội, họ phải ở trọ trong căn phòng bé tí, phải lo chạy ăn từng bữa. Hay khi nhà có việc, cả hai đều phải chạy vạy, giật gấu vá vai.
Và vợ chồng trẻ cũng có lúc giận dỗi, cơm chẳng lành canh chẳng ngọt vì những mâu thuẫn cuộc sống, vì áp lực cơm áo gạo tiền. Thế nhưng vì yêu thương nhau, vì biết nhẫn nhịn mà sóng gió nào cũng qua hết. Ngược lại, họ còn nhận ra, cùng phải chung lưng đấu cật để làm lụng kinh tế, vun đắp hạnh phúc mỗi ngày.
Hạnh phúc ấy càng được nhân lên khi 2 con của Thu lần lượt chào đời. Tuy bận rộn, cơ cực hơn nhưng vợ chồng Thu cũng hạnh phúc hơn rất nhiều. Mỗi ngày với Thu là quãng thời gian vắt kiệt cả sức lực khi cô vừa phải đi làm ngày 8 tiếng, chiều về đến nhà, vừa phải chăm con, nấu ăn, giặt dũ và dọn dẹp nhà cửa. Sáng thì ngoài công việc bên ngoài, anh vẫn cặm cụi làm thêm và về nhà đúng 9h tối mỗi ngày để dạy các con học tới khuya.
Nhiều lúc nghĩ lại, Thu cũng không hiểu tại sao lại có nhiều nghị lực đến vậy, lại có thể đóng trọn nhiều vai như thế trong cùng 1 thời điểm. Nhưng trong lòng Thu luôn thấy, vợ chồng dù nghèo nhưng đó là khoảng thời gian Thu hạnh phúc nhất. Nhất là trong thâm tâm Thu thấy an lành và bình yên khi có bờ vai vững chắc để Thu dựa vào.
Từ hoàn cảnh nghèo, chật vật lo chạy ăn từng bữa, sau 20 năm cuộc sống của vợ chồng Thu đã khá hơn rất nhiều khi có của ăn của để. Vợ chồng nhiều lúc ngồi nhắc lại những kỷ niệm nghèo ngày xưa, Thu và Sáng càng thấy cuộc sống chung quý giá. Họ đã từng chẳng dễ gì để vượt qua những gian khổ để có được những ngày sung sướng thong dong như bây giờ. Nhớ lại những ngày này, cả hai đều thấy thương và yêu nhau nhiều hơn.
Đặc biệt, suốt 20 năm qua, Sáng luôn đeo chiếc nhẫn cưới trơn mỏng manh mà chưa một ngày anh tháo chúng ra. Trong khi nhẫn cưới của chồng còn đó thì nhẫn cưới của Thu đã bị mất từ bao giờ. Và mỗi tối trước khi đi ngủ, lúc nào Sáng cũng mắc màn cho vợ. Ngay cả những hôm không có một con muỗi nào, anh cũng mắc màn cho vợ con.
Mỗi đêm nằm ngủ, vợ chồng Sáng vẫn đan tay nhau nồng ấm như thời 2 người mới cưới. Đã 20 năm qua nhưng Sáng và Thu vẫn có thói quen như vậy. Cũng chưa bao giờ, Sáng vắng nhà mỗi tối. Vì thế, Thu và Sáng đều không thể ngủ được nếu hôm nào không có nửa kia nằm chung giường.
Cứ mỗi ngày nhìn Sáng, nhìn thấy chiếc nhẫn cưới mỏng manh chồng đeo, Thu lại nhớ về những ngày tháng vợ chồng hạnh phúc. Còn Sáng, nhìn thấy chiếc nhẫn ấy lại nhắc nhở Sáng về nghĩa vụ phải mang tới hạnh phúc và tiếng cười cho người đàn bà đã cùng anh vượt qua mọi chông gai.
Có lẽ vì thế, 20 năm nay, Thu luôn được sống trong tình yêu thương bao la của chồng. Những cực nhọc, bộn bề thời mưu sinh ngày trước giờ chỉ còn quá vãng. Giờ Thu và chồng bắt đầu an hưởng 1 cuộc sống an nhàn với những chuyến du lịch khám phá các địa danh trong nước và thế giới.
Video đang HOT
Còn Sáng, nhìn thấy chiếc nhẫn ấy lại nhắc nhở Sáng về nghĩa vụ phải mang tới hạnh phúc và tiếng cười cho người đàn bà đã cùng anh vượt qua mọi chông gai. Ảnh minh họa.
Nhiều lúc Thu tiếc tiền không dám đặt vé may bay để sang nước ngoài tận hưởng cùng chồng. Nhưng chồng Thu nói, miễn là địa danh vợ thích là được. Còn tiền bạc, chết cũng không mang được theo thì việc gì phải tiếc.
Thật sự nhiều lúc Thu bỗng thấy, cuộc đời người phụ nữ đâu cần xe 4 bánh, nhà 3 tầng, điện thoại xịn hay quần áo đẹp… Thu chỉ cần 1 câu nói quan tâm, một cái ôm tình cảm hay một bát cháo lúc ốm đau như Sáng vẫn đang làm với Thu là đã đủ rồi.
Giờ, sau hôn nhân 20 năm của chính mình, Thu chỉ mong vợ chồng có thật nhiều sức khỏe để có thể làm hết những điều vợ chồng còn đang dự định.
Theo Emdep
ĐÀN ÔNG, đừng tháo nhẫn cưới vì bất cứ lý do gì nếu vẫn còn yêu người phụ nữ của mình!
Hôn nhân không phải là màu hồng, nó bắt đầu từ việc không còn yêu nhau như trước, tình cảm dần dần lạnh nhạt từ khi người trong cuộc không còn muốn đeo chiếc nhẫn cưới trên tay.
Có một gia đình hạnh phúc, có một cuộc hôn nhân tốt đẹp là niềm mong ước của tất thảy mọi người. Chúng ta sẽ nhận ra rằng, cuộc sống hôn nhân, quan trọng nhất chính là sự ổn định. Một khi sự ổn định không còn, cuộc sống hôn nhân sẽ dễ rơi vào hồi kết.
Sự không ổn định có thể bắt đầu từ việc đơn giản nhất: không đeo nhẫn cưới khi kết hôn. Vậy sự thật nào đằng sau việc đàn ông không đeo nhẫn cưới sau khi kết hôn?
Đàn ông không thích đeo trang sức?
Tùy tính cách của mỗi người đàn ông mà việc đeo trang sức như dây chuyền, đồng hồ, nhẫn... có những thay đổi khác nhau. Có những người vẫn có thể đeo chúng bình thường, có những người lại không thích... Thậm chí thấy ghét.
Việc không đeo trang sức, có thể chấp nhận được, nhưng nhẫn cưới thì khác. Nhẫn cưới như một đánh dấu ngầm với người khác rằng, chúng ta đã lập gia đình, đã thành một người mang trên vai trọng trách lớn.
Phụ nữ coi nhẫn cưới như một bản cam kết an toàn. Ảnh minh họa
Dẫu thích hay không thích, đàn ông nên hiểu, phụ nữ thường để ý những điều nhỏ nhặt và đặc biệt không thích người đàn ông của mình tháo nhẫn cưới ra.
Đàn ông không đeo nhẫn cưới vì vướng víu?
Sự thật là có rất nhiều đàn ông lấy lý do đeo nhẫn cưới không quen, cảm thấy vướng víu, khó chịu để nói về lý do không đeo nhẫn cưới.
Nhưng thử hỏi, một chiếc nhẫn nhỏ bé lại có khả năng lớn đến như vậy hay sao? Ngoại trừ những việc lao động cần đến tay như: đầu bếp, làm bánh, phụ hồ, công trình... những trường hợp khác đều không được chấp nhận.
Tại sao đàn ông lại nói chiếc nhẫn cưới làm vướng víu tay họ, trong khi họ chỉ làm việc văn phòng? Tại sao phụ nữ cũng phải làm những công việc ấy mà họ không tháo chiếc nhẫn cưới trên tay?
Đừng tháo chiếc nhẫn cưới mà cô ấy đeo lên tay bạn. Ảnh minh họa
Là vì phụ nữ coi chiếc nhẫn cưới như một vật giao ước, luôn gìn giữ và nâng niu, giống như cách họ nâng niu gia đình, chăm sóc chồng con của họ.
Không còn yêu vợ trọn vẹn như ngày đầu?
Một trong những sự thật đau lòng đằng sau việc không đeo nhẫn cưới của đàn ông, chính là việc họ đã không còn yêu người phụ nữ của họ trọn vẹn như thuở ban đầu.
Khi bắt đầu bước vào tình yêu, người đàn ông bao giờ cũng xem trọng tất cả những thứ liên quan đến người phụ nữ của đời mình. Trong lòng họ thầm nghĩ, sẽ suốt đời này quan tâm, chăm sóc cho cô ấy như thế.
Hãy đối xử với người phụ nữ của mình như những ngày mới yêu. Ảnh minh họa
Cho tới khi họ bắt đầu bước vào cuộc sống hôn nhân, sau một khoảng thời gian nhất định, nhiều chuyện phát sinh, họ bắt đầu mệt mỏi bởi guồng quay của công việc và cuộc sống, áp lực từ người bạn đời. Họ bắt đầu không còn tha thiết với cuộc sống gia đình. Họ cần một khoảng bình yên phía sau cánh cổng ngôi nhà, và họ không còn cảm thấy yêu thương người phụ nữ của mình như thuở ban đầu nữa. Họ bắt đầu tháo nhẫn.
Khi chiếc nhẫn cưới tháo ra, đồng nghĩa với việc bản cam kết không còn hiện hữu, trách nhiệm của họ với gia đình cũng phần nào được trút bỏ. Người đàn ông lúc này sẽ cảm thấy nhẹ nhõm, còn người phụ nữ thì bắt đầu thấy buồn, thấy lo sợ. Đối với họ, việc tháo bỏ chiếc nhẫn cưới của người đàn ông là việc làm không còn bình thường nữa.
Khi đàn ông cãi nhau với vợ
Đây là việc làm thường thấy nhất khi cả hai vợ chồng cãi nhau. Trong lúc tức giận thường có xu hướng bỏ đi những thứ của hai người như ảnh, nhẫn cưới hay đồ đôi.
Cãi nhau cũng là lý do khiến đàn ông tháo nhẫn cưới. Ảnh minh họa
Khi bỏ nhẫn cưới, dù là tức giận nhất thời hay thế nào, người đàn ông cũng không nên trút giận vào chiếc nhẫn gắn kết mà cả hai đã lựa chọn.
Vì không còn hứng thú với cuộc sống hôn nhân
Cuộc sống hôn nhân không phải là một con đường trải đầy hoa diễm lệ. Nó là rất nhiều thử thách góp lại, chúng ta cần phải vượt qua.
Nhưng một khi người đàn ông chọn cách tháo bỏ chiếc nhẫn, khi họ không còn hứng thú với cuộc sống gia đình, họ tìm cách lẩn tránh và bỏ mặc lại tất cả.
Đàn ông không đeo nhẫn cưới vì muốn có cơ hội tán tỉnh người phụ nữ khác
Tất nhiên đây chỉ là những số ít những người đàn ông, vì sĩ diện hoặc một lý do bất kỳ nào đó. Họ không muốn cho những người phụ nữ khác biết mình đã lập gia đình. Và có cơ hội tán tỉnh những cô gái khác nếu họ thấy ưng mắt.
Khi không đeo nhẫn kết hôn, rất có thể đàn ông tìm cơ hội ngoại tình. Ảnh minh họa
Việc không mang chiếc nhẫn kết hôn đối với họ là chuyện hết sức bình thường, và cho dù sau đó bị phát hiện rằng có gia đình, họ vẫn có thể đổ thừa cho việc "hôn nhân của mình không hạnh phúc".
Nhẫn cưới là vật thiêng liêng, biểu tượng cho sự kết nối, đồng điệu giữa hai vợ chồng. Đó còn là vật có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống hôn nhân của cả hai.
Có muôn vàn những bí mật đằng sau việc người đàn ông không đeo nhẫn cưới sau kết hôn. Nhưng dù là bất kỳ lý do gì thì việc không đeo nhẫn kết hôn sau khi cưới là việc đàn ông không nên làm nếu còn yêu người phụ nữ của mình.
Theo Emdep
Đêm tân hôn nhầm phòng "Ơ... sao không thấy "ấy" giống như mọi khi nhỉ? Chết rồi, thằng điên này, mày tân hôn nhầm phòng rồi. Cứu...cứu với...!" Ơ... sao không thấy "ấy" giống như mọi khi nhỉ?? (ảnh minh họa) Sau 5 năm yêu nhau cuối cùng Hoàng và Linh cũng chịu kết hôn, thiệp mời phát đến tay đứa nào đứa đấy cũng mừng cho đôi...